sáng tạo
1.4.1. Quan điểm đổi mới hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông hướng trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông
Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm sáng tạo [2, tr.6].
phát triển phẩm chất nhân cách, các năng lực tâm lý - xã hội...; giúp học sinh tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình, làm tiền đề cho mỗi cá nhân tạo dựng đƣợc sự nghiệp và cuộc sống hạnh phúc sau này.
Mục tiêu của giai đoạn giáo dục cơ bản: Giai đoạn giáo dục cơ bản kéo dài từ lớp 1 đến lớp 9. Ở giai đoạn giáo dục cơ bản, chƣơng trình hoạt động trải nghiệm sáng tạo tập trung vào việc hình thành các phẩm chất nhân cách, những thói quen, kỹ năng sống cơ bản: tích cực tham gia, kiến thiết và tổ chức các hoạt động; biết cách sống tích cực, khám phá bản thân, điều chỉnh bản thân; biết cách tổ chức cuộc sống và biết làm việc có kế hoạch, có trách nhiệm. Đặc biệt, ở giai đoạn này, mỗi học sinh cũng bắt đầu xác định đƣợc năng lực, sở trƣờng, và chuẩn bị một số năng lực cơ bản cho ngƣời lao động tƣơng lai và ngƣời cơng dân có trách nhiệm.
Ở bậc THCS, Hoạt động giáo dục TNST nhằm hình thành lối sống tích cực, biết cách hồn thiện bản thân, biết tổ chức cuộc sống cá nhân biết làm việc có kế hoạch, tinh thần hợp tác, có trách nhiệm, có ý thức cơng dân… và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
Yêu cầu cần đạt về phẩm chất [2, tr.7]
Sống yêu thƣơng: thể hiện ở sự sẵn sàng tham gia các hoạt động giữ gìn, bảo vệ đất nƣớc, phát huy truyền thống gia đình Việt Nam, các giá trị di sản văn hố của q hƣơng, đất nƣớc; tơn trọng các nền văn hoá trên thế giới, yêu thƣơng con ngƣời, biết khoan dung và thể hiện yêu thiên nhiên, cuộc sống…
Sống tự chủ: là sống với lòng tự trọng, trung thực, ln tự lực, vƣợt khó khăn và biết hồn thiện bản thân.
Sống trách nhiệm: quan tâm đến sự phát triển hoàn thiện bản thân, tham gia hoạt động cộng đồng, đóng góp cho việc giữ gìn và phát triển của cộng đồng, đất nƣớc, nhân loại và môi trƣờng tự nhiên. Luôn biết tuân thủ, chấp hành kỷ cƣơng, quy định, hiến pháp và pháp luật và sống theo giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội.
Yêu cầu cần đạt về năng lực chung [2, tr.8]
Năng lực tự học: là khả năng xác định đƣợc nhiệm vụ học tập một cách chủ động; lập và thực hiện kế hoạch học tập nghiêm túc, nền nếp; thực hiện các phƣơng pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi thực hiện các nhiệm vụ học tập thông qua tự đánh giá hoặc lời góp ý của giáo viên, bạn bè,… trong học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: là khả năng nhận diện vấn đề, thiết lập không gian vấn đề, xác định đƣợc các phƣơng pháp khác nhau từ đó lựa chọn và đánh giá đƣợc cách giải quyết vấn đề làm cơ sở cho việc hiệu chỉnh cần thiết.
Năng lực thẩm mỹ: là năng lực nhận diện và cảm thụ cái đẹp, biết thể hiện đƣợc cái đẹp trong hành vi, trong lời nói, trong sản phẩm…và biết sáng tạo ra cái đẹp.
Năng lực thể chất: là khả năng sống thích ứng và hài hịa với mơi trƣờng; biết rèn luyện sức khoẻ thể lực và nâng cao sức khoẻ tinh thần.
Năng lực giao tiếp: là khả năng lựa chọn nội dung, cách thức, thái độ giao tiếp để đạt đƣợc mục đích giao tiếp và mang lại sự thỏa mãn cho các bên tham gia giao tiếp.
Năng lực hợp tác: là khả năng cùng làm việc giữa hai hay nhiều ngƣời để giải quyết những vấn đề nhằm mang lại lợi ích cho tất cả các bên.
Năng lực tính tốn: là khả năng sử dụng các phép tính và đo lƣờng, cơng cụ tốn học để giải quyết những vấn đề trong học tập và cuộc sống.
Năng lực công nghệ thông tin và truyền thông (ICT): là khả năng sử dụng thiết bị kỹ thuật số, máy tính, phần mềm… để tìm kiếm thơng tin phục vụ tích cực và hiệu quả cho học tập và cuộc sống; là khả năng sàng lọc và tham gia truyền thông trên môi trƣờng mạng một cách có văn hóa.
Bên cạnh những phẩm chất và năng lực chung, hoạt động TNST hƣớng tới mục tiêu là một số năng lực đặc thù sau: Năng lực tham gia và tổ chức
hoạt động; Năng lực tự quản lý và tổ chức cuộc sống cá nhân; Năng lực tự nhận thức và tích cực hóa bản thân; Năng lực tự định hƣớng nghề nghiệp; Năng lực khám phá và sáng tạo.
1.4.2. Đặc điểm của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động giáo dục NGLL theo hƣớng TNST đã có sự gắn kết hoạt động ngoài giờ lên lớp với hoạt động chính khóa, tăng cƣờng sự nhận thức của học sinh đƣợc thâm nhập vào thực tế để kiểm chứng.
Học sinh có nhiều cơ hội trải nghiệm để vận dụng những kiến thức học đƣợc vào thực tiễn từ đó hình thành năng lực thực tiễn cũng nhƣ phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Giúp ngƣời học khơng những có đƣợc năng lực thực hiện mà cịn có những trải nghiệm về cảm xúc ý chí và những trạng thái tâm lý khác.
Thể hiện qua các chủ đề đa dạng, phong phú vừa đảm bảo yêu cầu chung và vừa phù hợp với đặc điểm của từng trƣờng, từng địa phƣơng.
1.4.2.1. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo
Nội dung HĐGDNGLL theo hƣớng TNST luôn đa dạng và mang tính tích hợp, tổng hợp các kiến thức và kĩ năng của nhiều môn học, nhiều lĩnh vực học tập và giáo dục nhƣ: giáo dục đạo đức, trí tuệ, kĩ năng sống, giá trị sống… cho học sinh.
Nội dung giáo dục của HĐGDNGLL theo hƣớng TNST cần đảm bảo thiết thực và gần gũi với cuộc sống của các em, đáp ứng đƣợc nhu cầu, nguyện vọng khi các em tham gia hoạt động để từ đó giúp các em vận dụng những hiểu biết của mình vào trong thực tiễn của đời sống một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.
1.4.2.2. Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo
Hoạt động giáo dục NGLL theo hƣớng TNST đƣợc tổ chức dƣới nhiều hình thức [2, tr.28]:
- Hoạt động học tập thực tế - Các hội thi, tổ chức sự kiện
- Thể dục thể thao, hoạt động câu lạc bộ
- Tổ chức trò chơi, diễn đàn, sân khấu tƣơng tác (kịch, thơ, hát, múa rối, tiểu phẩm, kịch tham gia,…)
- Tham quan, dã ngoại, du lịch
- Hoạt động giao lƣu, sinh hoạt tập thể
- Hoạt động nhân đạo, hoạt động tình nguyện, hoạt động cộng đồng - Lao động cơng ích,…
Mỗi hình thức hoạt động trên đều mang ý nghĩa giáo dục nhất định. Hoạt động giáo dục NGLL theo hƣớng TNST coi trọng các hoạt động thực tiễn mang tính tự chủ của học sinh. Đây là những hoạt động giáo dục đƣợc tổ chức gắn liền với kinh nghiệm, cuộc sống để học sinh đƣợc trải nghiệm và sáng tạo.
1.4.2.3. Phương pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hướng trải nghiệm sáng tạo
Phƣơng pháp tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng TNST phải đa dạng, linh hoạt, học sinh tự hoạt động, trải nghiệm là chính [2]:
Phƣơng pháp giải quyết vấn đề: Nhằm phát triển năng lực tƣ duy, sáng tạo, GQVĐ của học sinh. Các em đƣợc đặt trong tình huống có vấn đề, thơng qua việc GQVĐ giúp học sinh lĩnh hội tri thức, kĩ năng và phƣơng pháp. Trong tổ chức HĐGDNGLL theo hƣớng TNST, phƣơng pháp GQVĐ thƣờng đƣợc vận dụng khi học sinh phân tích, xem xét và đề xuất những giải pháp trƣớc một hiện tƣợng, sự việc nảy sinh trong quá trình hoạt động.
Phƣơng pháp sắm vai: giúp học sinh thực hành cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tƣởng tƣợng và ý nghĩ sáng tạo của các em. Sắm vai thƣờng khơng có kịch bản cho trƣớc mà học sinh tự xây dựng trong quá trình hoạt động.
mang lại niềm vui, sự hứng khởi,… Đó là phƣơng tiện giáo dục và phát triển toàn diện học sinh, giúp các em nâng cao hiểu biết về thế giới hiện thực xung quanh, kích thích trí thơng minh, lòng ham hiểu biết, học cách giải quyết nhiệm vụ.
Phƣơng pháp làm việc nhóm: là phƣơng pháp tổ chức dạy học - giáo dục, trong đó, giáo viên sắp xếp học sinh thành những nhóm nhỏ theo hƣớng tạo ra sự tƣơng tác trực tiếp giữa các thành viên, từ đó học sinh trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm.
1.5. Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp theo hƣớng trải nghiệm sáng tạo
Theo luật giáo dục ban hành năm 2005 ở điều 54 mục 1 quy định “Hiệu trƣởng là ngƣời chịu trách nhiệm quản lý hoạt động của nhà trƣờng do cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền bổ nhiệm, cơng nhận”. Để nhà trƣờng thực hiện tốt mục tiêu giáo dục thì một phần quyết định sẽ phụ thuộc vào những năng lực và phẩm chất của hiệu trƣởng. Vai trò tổ chức, quản lý của hiệu trƣởng có ý nghĩa quan trọng trong mọi hoạt động của nhà trƣờng. Do đó ngƣời hiệu trƣởng cần hiểu rõ mục tiêu, am hiểu sâu sắc nội dung, nắm chắc các phƣơng pháp và những nguyên tắc giáo dục. Hiệu trƣởng phải có chức năng tổ chức, làm cho các chủ trƣơng, đƣờng lối, nội dung, phƣơng pháp giáo dục đƣợc thực hiện một cách có hiệu quả. Trong cơng tác tổ chức thực hiện phải có tri thức cần thiết về khoa học tổ chức, đặc biệt phải biết quản lý con ngƣời.