Giới thiệu về đặc điểm kinh tế, xã hội và giáo dục huyện Đan Phượng, thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện đan phượng thành phố hà nội theo hướng huy động cộng đồng (Trang 38 - 42)

Phượng, thành phố Hà Nội

2.1.1 Tình hình kinh tế, xã hội

Huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 72.6 km2, diện tích đất canh tác 4.250 ha. Dân số 124.900 người (theo thống kê UBND thành phố Hà Nội năm 2017), mật độ 1,994 người/km2. Cơ cấu hành chính gồm 15 xã và 1 thị trấn.

Huyện Đan Phượng giáp ranh với các huyện Từ Liêm, Hoài Đức, Phúc Thọ. Dân cư trong huyện phân bố thành ba vùng: vùng trong đồng bằng, vùng ngồi bãi có đê và vùng bãi bồi ven sơng. Tỷ lệ dân số hàng năm là 1,1%. Số người trong độ tuổi lao động là 94.301 chiếm 61% dân số.

Huyện Đan Phượng có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế và là huyện có nhiều ngành nghề nông nghiệp như: cấy lúa nước, làm đậu, nấu rượu và chăn nuôi gia súc, trồng hoa. Nhiều nơi trong huyện cũng đã áp dụng thành cơng nhiều mơ hình chăn ni lợn siêu nạc, bò thịt BBB và bò sữa; áp dụng công nghệ vào các khâu trong quy trình sản xuất. Đan Phượng còn nỗ lực phát triển công nghiệp. Huyện đã hình thành 5 cụm cơng nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với hơn 530 doanh nghiệp. Trong các năm gần đây, diện tích đất nơng nghiệp đang có xu hướng giảm nên các hộ nơng dân huyện Đan Phượng đã có những bước chuyển đổi nghề nghiệp mạnh mẽ.

Cuối năm 2015, huyện Đan Phượng là huyện đầu tiên của Thủ đô Hà Nội được Thủ tướng chính phủ công nhận đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2011- 2015 khi có 14/15 xã đạt chuẩn nơng thơn mới.

2.1.2 Tình hình phát triển giáo dục huyện Đan Phượng những năm qua

Đan Phượng là huyện có truyền thống văn hóa lâu đời. Các cấp lãnh đạo từ Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện Đan Phượng và các cấp, các ban ngành của huyện đều nhận thức rõ tầm quan trọng của việc phát triển sự nghiệp giáo dục của huyện nhà, từ đó tập trung chỉ đạo, lãnh đạo đầu tư đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục.

Huyện Đan Phượng là đơn vị dẫn đầu các ngành học, bậc học trong các huyện ngoại thành của TP Hà Nội. Quy mơ các ngành phát triển tồn diện và vững chắc trong tất cả các ngành học, bậc học. Chất lượng giáo dục các ngành học, bậc học cao và tương đối ổn định.

Về mạng lưới trường lớp: Tồn huyện Đan Phượng có 54 trường học trong đó 17 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 16 trường THCS, 3 trường THPT công lập, 1 trường dân lập và 1 trung tâm GDTX.

Số lượng giáo viên của 3 trường THPT công lập là 261 giáo viên.

Số lượng HS THPT năm 2016 là: 4120 HS, duy trì sĩ số đạt 98%. Thi tốt nghiệp năm 2016 – 2017 đạt 98%. Tuyển sinh vào 10 đạt 86% HS tốt nghiệp THCS.

Để có được những thành tựu trên là nhờ:

- Huyện Đan Phượng là huyện có truyền thống văn hóa hiếu học lâu đời. sự nghiệp giáo dục đào tạo của huyện đã được Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Hà Nội, các cơ quan ban ngành của thành phố thường xuyên quan tâm giúp đỡ. Đảng bộ, HĐND, UBND huyện và 15 xã, thị trấn luôn luôn xác định rõ nhiệm vụ, vị trí, vai trị của sự nghiệp giáo dục – đào tạo từ đó tập trung chỉ đạo, lãnh đạo đầu tư đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục địa phương phát triển.

- Nhân dân trong huyện cuộc sống cịn nhiều khó khăn nhưng có truyền thống hiếu học. Con em đi học ngày càng tăng, nhất là đối với bậc học THPT.

- Công tác chỉ đạo của Sở GD&ĐT thành phố Hà Nội và huyện Đan Phượng có nhiều định hướng đổi mới đúng đắn, đồng thời tổ chức có hiệu quả.

Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế địa phương chưa phát triển nên sự đầu tư cho giáo dục còn hạn chế. Số lượng HS tăng nhanh ở bậc học trung học cũng như các bậc khác mâu thuẫn với sự đáp ứng của tiềm năng cơ sở vật chất.

Tóm lại: Quan hơn 30 năm đổi mới, giáo dục huyện Đan Phượng giữ vững thế ổn định và có bước phát triển vững chắc. Thời gian qua, trong hoàn cảnh xã hội trong nước và quốc tế có nhiều biến động phức tạp song giáo dục đào tạo của huyện Đan Phượng vẫn đạt được nhiều thành tựu, được sở giáo dục đào tạo Hà Nội đánh giá là đơn vị đứng trong tốp đầu của thành phố về giáo dục và đào tạo.

Bảng 2. 1 Thống kê học lực của HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

trong 03 năm gần đây (từ năm 2014 đến năm 2017)

(Nguồn: Hệ thống thông tin quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Năm học Tổng số Học lực HS Giỏi Khá TB Yếu Kém Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 2014-2015 4090 506 12,4 2465 60,2 1006 24,6 101 2,5 13 0,3 2015-2016 4066 521 12,8 2648 65,2 847 20,9 36 0,9 6 0,1 2016-2017 4120 593 14,5 2639 64,1 829 20,1 54 1,3 5 0,1

Qua bảng số liệu 2.1 trên cho thấy sự nghiệp giáo dục của huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội đã và đang được các cấp ủy Đảng và chính quyền, nhân dân địa phương quan tâm. Vì vậy, nên số HS có học lực giỏi và khá những năm gần đây có sự tăng đáng kể, tạo ra một mơi trường đồng thuận cho giáo dục nói chung và cơng tác GDĐĐ giáo dục của huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội nói riêng cũng được chuyển biến sang trang sử mới.

Bảng 2.2 Thống kê hạnh kiểm của HS THPT huyện Đan Phượng trong 3 năm gần đây

(Nguồn: Hệ thống thông tin quản lý giáo dục – Bộ Giáo dục và Đào tạo)

Năm học Tổng số Học lực HS Tốt Khá TB Yếu Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 2014-2015 4090 3451 84,3 515 12,5 106 2,4 86 2,1 2015-2016 4066 3690 90,8 323 7,9 39 1,0 7 0,2 2016-2017 4120 3621 87,9 407 9,9 83 2,1 9 0,2

Nhìn chung, trong những năm gần đây số lượng HS trong các trường công lập THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội được đánh giá hạnh kiểm tốt có tăng rõ rệt.

2.1.3 Vài nét về các trường THPT huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội

Tính tới thời điểm hiện tại, có 03 trường THPT cơng lập được xây dựng trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, đó là: trường THPT Đan Phượng, trường THPT Tân Lập và trường THPT Hồng Thái. Trường THPT Đan Phượng là trường có bề dày lịch sử hơn 50 năm với nhiều thành tích đóng góp được Sở Giáo

dục và Đào tạo Hà Nội cũng như UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Đan Phượng ghi nhận. Hai trường THPT Tân Lập và THPT Hồng Thái tuy mới được thành lập cách đây 20 năm nhưng cũng đã có những đóng góp cho sự nghiệp chung của ngành giáo dục, nhận được nhiều bằng khen của UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện Đan Phượng và Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.

* Về quy mô:

- Trường THPT Đan Phượng: trong 03 năm gần đây (2014-2015 đến 2016- 2017) số HS nhà trường không ổn định, diễn biến theo chiều hướng giảm: năm học 2014-2015: 33 lớp với 1372 HS; năm 2015-2016: 33 lớp với 1351 HS; năm 2016- 2017: 33 lớp với 1320 HS.

- Trường THPT Hồng Thái: trong 03 năm học gần (2014-2015 đến 2016- 2017) đây số học sinh nhà trường được duy trì ổn định, trong năm học 2016-2017 nhà trường có 33 lớp học và 1356 HS (lớp 10 có 473 HS; lớp 11 có 448 HS; lớp 12 có 435 HS).

- Trường THPT Tân Lập: trong 03 năm gần đây (2014-2015 đến 2016-2017) số học sinh của nhà trường có chiều hướng tăng nhẹ, mỗi năm nhà trường có thêm 01 lớp. Số lớp duy trì trong khoảng từ 33 đến 35 lớp. Số học sinh trong năm học 2016-2017 của nhà trường là 1444 HS (trong đó lớp 10 có 519 HS; lớp 11 có 478 HS; lớp 12 có 447 HS).

* Về cơ sở vật chất:

Đến nay các trường đã trang bị đầy đủ theo hướng hiện đại. Các phịng học đều có hệ thống chiếu sáng đạt chuẩn, nhiều phòng học được trang bị máy chiếu. Các phịng học chun mơn được đầu tư nâng cấp với đầy đủ thiết bị thực hành, thí nghiệm. Bên cạnh đó, trường có nhà thi đấu đa năng, cảnh quan sư phạm xanh sạch, tạo nên môi trường giáo dục thân thiện.

* Về đội ngũ giáo viên:

- Trường THPT Đan Phượng: Đội ngũ cán bộ GV nhà trường với tổng số 91 đồng chí, trong đó 69 đồng chí đứng lớp và 100% GV đạt chuẩn và trên chuẩn, hàng năm đạt 60% lao động tiên tiến và có từ 10 đến 15 cán bộ đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. GV trường THPT Đan Phượng là những giáo viên có kiến thức cao, nhiệt tình với nghề, có khả năng vận dụng, khai thác hiệu quả thiết bị giáo dục

hiện đại, thường xuyên tự trau dồi kiến thức, mạnh dạn đổi mới phương pháp góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục thân thiện.

- Trường THPT Hồng Thái: Giáo viên của trường gồm 84 đồng chí, 100% có trình độ đại học và trên đại học, trong đó có 34% có trình độ thạc sĩ. Chất lượng dạy học của GV tốt, qua đánh giá hàng năm 100% GV đạt chiến sĩ thi đua cấp cơ sở. 100% GV của nhà trường có khả năng ứng dụng CNTT vào dạy học.

- Trường THPT Tân Lập: Nhà trường đã ổn định với 86 cán bộ, giáo viên và nhân viên. Trong đó 100% CBGV-CNV đạt chuẩn, trong đó 35 CBGV đạt trình độ thạc sĩ, độ tuổi từ 25-35 chiếm 70%, khơng có CBGV trên 50 tuổi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện đan phượng thành phố hà nội theo hướng huy động cộng đồng (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)