Kết quả thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện đan phượng thành phố hà nội theo hướng huy động cộng đồng (Trang 51 - 60)

2.3 Kết quả nghiên cứu thực trạng

2.3.2 Kết quả thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan

Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng

2.3.3.1 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong GDĐĐ cho HS

GDĐĐ cho HS THPT không phải chỉ là công việc của nhà trường mà nó cịn là trách nhiệm của gia đình và cộng đồng. Để tìm hiểu về thực trạng nhận thức về trách nhiệm và tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, tác giả tiến hành khảo sát về nhận thức của 275 người gồm: các CBQL, GV, phụ huynh HS và đại diện các cá nhân thuộc các tổ chức của cộng đồng, thu được kết quả bảng 2.7

Bảng 2.7 Nhận thức về vai trò, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng

trong GDĐĐ cho HS THPT

TT Đối tượng

GDĐĐ cho HS THPT là trách nhiệm của

Nhà trường Gia đình Cộng đồng Cả 3 lực lượng

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1. CBQL, GV 3 2,07 3 2,07 5 3,45 134 92,41 2. Phụ huynh HS 80 66,67 9 7,5 5 4,17 26 21,67 3. Đại diện các tổ chức cộng đồng 4 40,0 1 10,0 1 10,0 4 40,0 Qua việc khảo sát cho thấy nhận thức về trách nhiệm của các lực lượng giáo dục về vai trò và trách nhiệm trong GDĐĐ cho HS THPT có sự chênh lệch quá lớn giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng. Trong khi nhà trường có tới 92,41% số người được hỏi cho rằng GDĐĐ cho HS THPT là công việc cần sự phối hợp của cả 3 lực lượng thì tỉ lệ này về phía gia đình học sinh chỉ chiếm 21,67% và của cộng đồng chỉ chiếm 40%. Như vậy, gia đình và cộng đồng hiện đang nhận thức rằng việc GDĐĐ cho HS là trách nhiệm chính của các nhà trường, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng chính vì vậy chưa được quan tâm đúng mức. Điều

này cho thấy, muốn thực hiện tốt hoạt động GDĐĐ cho HS thì nhà trường khơng những phải làm tốt việc giáo dục học sinh mà còn phải chú ý tới việc nâng cao nhận thức cho CB-GV, phụ huynh HS và các đối tượng cộng đồng khác.

Qua thực trạng điều tra, tác giả còn nhận thấy ở các trường THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội đã có Hội đồng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Đứng đầu Hội đồng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS thường là Hiệu trưởng nhà trường, các thành viên là Bí thư Đồn trường, chủ tịch Cơng Đồn, Tổ trưởng tổ chun môn, Hội trưởng Hội cha mẹ HS, GVCN, GVBM và đại diện các lực lượng cộng đồng địa phương.

Để thấy rõ tầm ảnh hưởng của các LLGD đến việc GDĐĐ cho HS, tác giả tiến hành xin ý kiến đánh giá của các CBQL, GV, phụ huynh HS và đại diện các cá nhân thuộc các tổ chức của cộng đồng và thu được kết quả bảng 2.8

Bảng 2.8 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các LLGD đối với hoạt động GDĐĐ cho HS

TT Các LLGD Mức độ tác động Xếp bậc Rất quan trọng Quan trọng Bình thường Khơng quan trọng Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1. Đội ngũ GVCN 200 72,73 45 16,36 30 10,91 0 - 1 2. Gia đình 193 70,18 65 23,64 17 6,18 0 - 2 3. Tập thể HS 165 60,00 80 29,09 20 7,27 10 3,64 6 4. GVBM 178 64,73 65 23,64 27 9,82 5 1,82 4 5. Đoàn TNCS HCM 179 65,09 61 22,18 35 12,73 0 - 3 6. Cha mẹ HS 176 64,00 72 26,18 22 8,00 5 1,82 5 7. Chính quyền địa phương 158 57,45 80 29,09 29 10,55 8 2,91 9 8. Công an 156 56,73 70 25,45 35 12,73 14 5,09 10 9. Địa bàn dân cư 139 50,55 75 27,27 45 16,36 16 5,82 14 10. Bạn bè 163 59,27 64 23,27 33 12,00 15 5,45 7 11. Cơng đồn nhà trường 143 52,00 65 23,64 48 17,45 19 6,91 13 12. Tổ chức Đảng cơ sở 154 56,00 68 24,73 36 13,09 17 6,18 11 13. Cơ quan văn hóa thơng tin 151 54,91 77 28,00 29 10,55 18 6,55 12 14. Hội khuyến học 131 47,64 104 37,82 26 9,45 14 5,09 15 15. Hội cựu chiến binh 128 46,55 80 29,09 47 17,09 20 7,27 16 16. Hội phụ nữ 127 46,18 93 33,82 34 12,36 21 7,64 17 17. Mặt trận Tổ Quốc 115 41,82 94 34,18 45 16,36 21 7,64 18 18. Hội liên hiệp TNVN 162 58,91 88 32,00 10 3,64 15 5,45 8

Qua bảng 2.8 có thể rút ra nhận xét: trong số 18 LLGD có ảnh hưởng tới GDĐĐ cho HS THPT ta thấy các lực lượng có tầm quan trọng nhất là: đội ngũ GVCN và gia đình; đồn TNCS HCM; GVBM trực tiếp giảng dạy hàng ngày; hội cha mẹ HS; tập thể bạn bè HS; hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam; chính quyền địa phương. Kết quả này chứng tỏ gia đình và nhà trường có ảnh hưởng lớn đến việc GDĐĐ cho HS.

Những lực lượng tổ chức cộng đồng cũng được đánh giá có ảnh hưởng quan trọng đến GDĐĐ cho HS như công an. Đây là lực lượng giáo dục rất quan trọng, đến trường nói chuyện, tuyên truyền giáo dục HS sống và tuân theo pháp luật, phòng chống tội phạm học đường, phòng chống tệ nạn xã hội, chấp hành luật giao thông...; tổ chức Đảng cơ sở xếp thứ 11; các cơ quan văn hóa thơng tin xếp thứ 12; cơng đồn trường xếp thứ 13; hội khuyến học xếp thứ 14....Đây là những lực lượng mà nhà trường cần phải kết hợp chặt chẽ để GDĐĐ cho HS có như vậy hiệu quả GDĐĐ sẽ được nâng cao.

Những tổ chức ít ảnh hưởng đến GDĐĐ cho HS như: Hội cựu chiến binh, Mặt trận Tổ quốc. Đây là những tổ chức ít quan tâm hoặc có quan tâm nhưng thiếu cơ chế để khẳng định vai trị, vị trí tác động đến GDĐĐ cho HS, những tổ chức này chưa xác định được chức năng tham gia đánh giá quá trình giáo dục, rèn luyện của HS.

2.3.3.2 Thực trạng lập kế hoạch xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng là một việc làm vô cùng quan trọng. Tác giả đã tiến hành khảo sát bằng phiếu đối với 155 người gồm: CBQL, GV các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, các lực lượng cộng đồng và thu được kết quả bảng 2.9

Bảng 2.9 Kế hoạch hoạt động GDĐĐ cho HS TT Các loại kế hoạch Mức độ đánh giá Xếp bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Khơng có Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1. Kế hoạch GDĐĐ cả năm học 152 98,06 3 1,94 0 - 1 2.

Kế hoạch GDĐĐ cho HS vào những ngày lễ, kỉ niệm các đợt thi đua trọng điểm

150 96,77 5 3,23 0 - 2

3. Kế hoạch GDĐĐ cho từng học kỳ 135 87,10 18 11,61 2 1,29 3

4. Kế hoạch GDĐĐ cho từng tháng 101 65,16 37 23,87 17 10,97 4

5. Kế hoạch GDĐĐ cho từng tuần 77 49,68 41 26,45 37 23,87 5

Kết quả bảng 2.9 cho thấy có 98,06% ý kiến cho rằng các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS cả năm học; 96,77% ý kiến cho rằng GDĐĐ cho HS vào những ngày lễ, kỉ niệm các đợt thi đua trọng điểm; 87,10% ý kiến cho rằng các trường luôn chú trọng kế hoạch GDĐĐ cho từng học kỳ; 65,16% cho rằng các trường có GDĐĐ cho từng tháng và cuối cùng có 49,68% ý kiến các trường GDĐĐ cho từng tuần. Như vậy nhiều ý kiến cho thấy việc xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho học sinh theo từng tháng và từng tuần còn chưa được coi trọng đúng mức.

Với kết quả trên đã khẳng định các trường THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội chỉ chú trọng xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho cả năm học và kế hoạch GDĐĐ thông qua ngày lễ, kỉ niệm; các đợt thi đua theo chủ điểm với thời gian dài. Cịn kế hoạch GDĐĐ cho HS theo từng tuần ít được sử dụng. Trong bối cảnh xã hội hiện nay khi nền kinh tế thị trường có nhiều tác động tiêu cực là các nạn xã hội tác động xấu đến HS THPT, các trường trường cần chú trọng tăng cường kế hoạch công tác GDĐĐ cho HS THPT chi tiết, cụ thể hơn trong thời gian ngắn hạn như hàng tháng và hàng tuần. Các trường vừa GDĐĐ vừa kiểm tra sát sao, nhắc nhở, kỉ luật nghiêm, khen thưởng và động viên kịp thời nâng cao hiệu quả GDĐĐ cho HS THPT.

Thực trạng xây dựng kế hoạch phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc GDĐĐ cho HS đã được tác giả khảo sát 275 người gồm: CBQL, GV và phụ huynh học sinh, các lực lượng cộng đồng và kết quả thu được như sau:

Bảng 2.10 Tình hình trao đổi, phối hợp của nhà trường với phụ huynh học sinh

trong việc GDĐĐ cho HS

TT Hình thức trao đổi Mức độ đánh giá Xếp bậc Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa bao giờ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. Thông qua các buổi họp phụ

huynh HS 250 94,34 13 4,91 2 0,75 0 0 1 2. Trao đổi qua thư 0 0 0 0 67 25,28 198 74,72 8

3. Trao đổi qua điện thoại 37 13,96 89 33,58 89 33,58 50 18,87 3

4. Trao đổi qua Internet 5 1,89 11 4,15 42 15,85 207 78,11 7

5. Thông qua lớp trưởng 22 8,3 123 46,42 74 27,92 46 17,36 6

6. Trao đổi trực tiếp với phụ huynh 46 17,36 61 23,02 139 52,45 19 7,20 2

7. Thơng qua Chi Đồn trường 34 12,83 97 36,6 24 9,06 110 41,51 4

8. Thông qua bạn của HS 27 10,19 39 14,72 23 8,68 176 66,42 5

Kết quả Bảng 2.10 cho thấy thực trạng việc liên hệ, phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh còn rất nhiều bất cập. 94,34% ý kiến cho rằng chủ yếu sự liên hệ, phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh học sinh chỉ tập trung vào hình thức trao đổi thơng qua các buổi họp phụ huynh học sinh định kỳ. 17,36% ý kiến cho rằng nhà trường đã trao đổi trực tiếp với phụ huynh học sinh. Với tỉ lệ 13,96% trao đổi qua điện thoại, 12,83% trao đổi qua Chi Đồn trường, 10,19% thơng qua bạn của học sinh, 8,3% trao đổi thơng qua lớp trưởng và thậm chí chỉ có 1,89% trao đổi thơng qua internet đã cho thấy nhà trường chỉ mới dừng lại ở các hình thức trao đổi thơng tin với phụ huynh học sinh ở dạng truyền thống. Một phần do điều kiện khách quan vì trình độ dân trí và đời sống của các gia đình học sinh tại địa phương cịn chưa cao. Rất ít gia đình có mạng internet và cũng có rất ít các phụ huynh học sinh thường xuyên sử dụng tin nhắn điện thoại. Đây cũng là những thách thức đối với tập thể CBQL và GV nhà trường để tìm cách tiếp cận, liên hệ và phối hợp chặt chẽ hơn với phụ huynh học sinh.

Bảng 2.11 Tình hình trao đổi, phối hợp của nhà trường với cộng đồng trong việc

GDĐĐ cho HS

TT Hình thức phối hợp

Mức độ cần thiết phối hợp

Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1. Xây dựng kế hoạch và tiến trình thực hiện

các cơng việc phối hợp theo quý, năm 68 43,87 87 56,13 0 0

2.

Tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề có sự tham gia của các lực lượng cộng đồng tại nhà trường 1 tháng 1 lần

5 3,13 150 96,88 0 0

3.

Tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa dựa trên chủ đề theo từng tháng (uống nước nhớ nguồn, kỉ niệm các ngày lễ của dân tộc, tháng thanh niên Việt Nam….)

46 29,68 109 70,32 0 0

Kết quả ở bảng 2.11 cho thấy hiện nay mức độ phối hợp xây dựng kế hoạch và triển khai các công việc hỗ trợ hoạt động GDĐĐ cho HS giữa nhà trường và cộng đồng mới dừng ở mức thỉnh thoảng. 56,13% ý kiến cho rằng nhà trường và cộng đồng đã có ý thức xây dựng kế hoạch và tiến trình thực hiện các cơng việc phối hợp theo quý, năm. 96,88% ý kiến cho rằng hình thức tổ chức các buổi sinh hoạt theo chủ đề có sự tham gia của lực lượng cộng đồng tại nhà trường 1 tháng 1 lần cần tổ chức thường xuyên hơn nữa. 70,32% cho rằng cần tăng cường tổ chức các buổi hoạt động ngoại khóa dựa trên chủ đề từng tháng (kỉ niệm các ngày lễ của dân tộc, tháng thanh niên Việt Nam…). Việc xây dựng kế hoạch phối hợp của nhà trường với các tổ chức cộng đồng cũng gặp nhiều khó khăn về mặt thời gian. Theo phản ánh của cơng an huyện, hội phụ nữ huyện và đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh huyện, kế hoạch hoạt động của các tổ chức này được xây dựng vào quý I hàng năm trong khi nhà trường thường xây dựng kế hoạch GDĐĐ cho HS vào quý III hàng năm khi năm học mới bắt đầu. Mặc dù các đơn vị cộng đồng cũng đã có những dự kiến để phối hợp cùng nhà trường theo năm, tuy nhiên do đặc thù từng năm sẽ có những sai lệch về mặt thời gian, nội dung dẫn đến sự phối hợp giữa nhà trường và các tổ chức, đơn vị cộng đồng chưa thực sự chặt chẽ trong suốt năm học.

2.3.3.3 Thực trạng triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng trong GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Với kết quả ở Bảng 2.10 và Bảng 2.11 đã phản ảnh rõ thực trạng triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng của các trường THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Cơ bản nội dung các kế hoạch phối hợp đã được nhà trường chủ động xây dựng vào đầu các năm học, tuy nhiên về hình thức phối hợp cịn chưa được đổi mới, thời gian và tiến độ thực hiện kế hoạch chưa đúng với tiến độ đã đề ra. Nhà trường cần phát huy hơn nữa vai trò trung tâm để xây dựng các nội dung phối hợp mang tính linh hoạt, thu hút được sự tham gia của cộng đồng và các em học sinh. Cũng chính vì lý do các đơn vị lập kế hoạch vào các thời điểm khác nhau trong năm học nêu trên nên việc triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng trong việc GDĐĐ cho HS cịn gặp nhiều khó khăn do chưa thống nhất được về mặt thời gian phối hợp.

2.3.3.4 Thực trạng chỉ đạo các hoạt động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

Việc tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch phối hợp của các tổ chức trong các nhà trường chưa thực sự tốt, phối hợp chưa đồng bộ, chưa nhất quán. Để nắm được thực trạng việc các nhà trường tổ chức chỉ đạo các hoạt động GDĐĐ cho HS có sự phối hợp với gia đình và nhà trường như thế nào tác giả đã thực hiện khảo sát lấy ý kiến của 09 cán bộ quản lý thuộc 03 trường THPT công lập huyện Đan Phượng.

Khi được hỏi nhà trường đã chỉ đạo các hoạt động GDĐĐ cho HS THPT có sự tham gia phối hợp với gia đình và cộng đồng như thế nào, thì có cả 9/9 cán bộ quản lý của các trường chiếm 100% đều cho rằng nhà trường mới chủ động chỉ đạo được các hoạt động phối hợp giữa với gia đình học sinh thơng qua các buổi họp phụ huynh, hoặc trao đổi trực tiếp qua điện thoại về tình hình GDĐĐ cho HS.

Cơ chế quản lý các hoạt động phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng là một trong những tiền đề rất quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động phối hợp. Tuy nhiên, vẫn chưa có một cơ chế quản lý cụ thể để nhà trường có đủ chức năng, thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện đan phượng thành phố hà nội theo hướng huy động cộng đồng (Trang 51 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)