3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Mục tiêu giáo dục là cái đích của hoạt động giáo dục và hoạt động QLGD, vì vậy, khi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ theo hướng huy động cộng đồng cho HS THPT phải xuất phát và hướng đến mục tiêu giáo dục đã được quy định tại Luật giáo dục 2005 và cụ thể hóa đối với mục tiêu GDĐĐ là “Chú trọng
giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức công dân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lý dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”[50]
Các biện pháp đưa ra phải dựa trên những nghiên cứu lí luận về quản lý GDĐĐ, đồng thời kế thừa những biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ theo hướng huy động cộng đồng cho HS THPT đã được cơ sở giáo dục khác nghiên cứu và áp dụng. Từ đó, điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của các trường THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội.
3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa
Biện pháp đưa ra phải dựa trên cơ sở những nghiên cứu lý luận chung về QLGD và một số giải pháp quản lý của các trường THPT trong việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDĐĐ cho HS THPT đã được các cơ sở giáo dục khác nghiên cứu và áp dụng nhằm điều chỉnh và bổ sung sao cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nhà trường.
3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ và hệ thống
Biện pháp đưa ra phải đồng bộ, phải tác động vào các yếu tố của quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS. Quá trình quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS trong mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng chịu tác động của nhiều yếu tố, trong đó bao gồm các yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan. Vì vậy, việc đưa ra một số biện pháp quản lý của các trường THPT trong việc
phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng để GDĐĐ cho HS THPT phải đồng bộ nhằm phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của các yếu tố đó.
3.1.4 Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn và tính khả thi, hiệu quả
Ngun tắc này địi hỏi biện pháp đưa ra phải thiết thực, cụ thể phù hợp với điều kiện của nhà trường và sự đồng thuận của cấp ủy, chính quyền địa phương, của cha mẹ HS, GV, HS cả nhà trường.
Khi xây dựng các biện pháp quản lý GDĐĐ cho HS phải dựa trên thực tiễn giáo dục của nhà trường, của địa phương bởi mỗi nhà trường, địa phương đều có những đặc điểm, điều kiện riêng biệt. Tính khả thi được thể hiện ở chỗ: hệ thống các biện pháp đưa ra phải phát huy được vai trò và sự liên kết của các chủ thể tham gia vào các hoạt động GDĐĐ cho HS. Các giải pháp đưa ra phải phát huy tính tích cực, chủ động, tự giác phối hợp của đội ngũ CBQL, đội ngũ GV, phụ huynh HS, lực lượng cộng đồng và sự chủ động tích cực của người học.
Khi thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ phải đảm bảo tính hiệu quả. Hiệu quả của cơng tác quản lý GDĐĐ cho HS được xét trên quy chế đánh giá, xếp loại HS và các chuẩn mực đạo đức của XH. Thước đo hiệu quả chính là những HS tốt nghiệp có đầy đủ các phẩm chất, năng lực theo mục tiêu giáo dục phổ thông mà Luật giáo dục đã quy định.
3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi HS THPT HS THPT
Mục tiêu và nhiệm vụ của quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT theo hướng huy động cộng đồng là tạo nên sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng để hình thành cho HS những phẩm chất đạo đức phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, phát triển tồn diện con người. Do đó, các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi HS THPT.
3.2 Các biện pháp đề xuất trong quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng