Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS các trường THPT công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện đan phượng thành phố hà nội theo hướng huy động cộng đồng (Trang 42 - 44)

THPT công lập thuộc huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội theo hướng huy

động cộng đồng

2.2.1 Mục đích

Khảo sát thực trạng hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho học sinh THPT nhằm tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, xác định nguyên nhân của thành công cũng như chưa thành công trong quản lý hoạt động GDĐĐ theo hướng huy động cộng đồng.

2.2.2 Nội dung

2.2.2.1 Khảo sát thực trạng đạo đức của HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng

- Thực trạng về nhận thức, thái độ, hành vi đạo đức của HS.

2.2.2.2 Khảo sát thực trạng hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội

- Thực trạng về việc nhận thức của CBQL, GV, phụ huynh HS và cộng đồng về vai trò và ý nghĩa của hoạt động GDĐĐ cho HS.

- Thực trạng về nội dung GDĐĐ cho HS đang được thực hiện của các trường THPT - Thực trạng về các phương pháp, hình thức GDĐĐ cho HS đang được sử dụng tại các trường THPT.

- Thực trạng phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục trong hoạt động GDĐĐ cho HS.

2.2.2.3 Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.

- Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng.

- Thực trạng lập kế hoạch xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.

- Thực trạng triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường và cộng đồng.

- Thực trạng chỉ đạo các hoạt động phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hoạt động GDĐĐ cho HS

- Thực trạng việc giám sát và đánh giá các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình và cộng đồng.

- Thực trạng về sự tác động của các yếu tố bối cảnh đối với hoạt động GDĐĐ cho HS.

2.2.3 Phương pháp

Do điều kiện tiến hành khảo sát còn hạn chế do số lượng người khảo sát lớn, nên ngoài những phương pháp điều tra khảo sát bằng bộ phiếu hỏi là cơ sở để định lượng, tác giả luận văn còn sử dụng các phương pháp điều tra khác như: phỏng vấn, quan sát hành vi của học sinh.

2.2.3.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

Đối với phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, tác giả đã thiết kế các câu hỏi điều tra bám sát vào các vấn đề của đề tài đang cần giải quyết. Nội dung khảo sát tập trung vào những vấn đề sau:

- Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GDĐĐ cho HS THPT. - Nội dung, hình thức GDĐĐ cho HS THPT.

- Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và cộng đồng trong hoạt động GDĐĐ cho HS THPT.

- Các giải pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT.

2.2.3.2 Phương pháp phỏng vấn

Tác giả sử dụng phương pháp phỏng vấn, xin ý kiến tham khảo trực tiếp đối với các lực lượng cộng đồng, các nhà quản lý.

2.2.3.3 Phương pháp quan sát hành vi của học sinh

Do điều kiện thực hiện phương pháp này cịn hạn chế do tác giả khơng trực tiếp giảng dạy tại các nhà trường, tác giả chỉ tiến hành quan sát hành vi của học sinh trong một số khung thời gian nhất định.

2.2.4 Đối tượng

Tiến hành khảo sát trực tiếp hoặc gián tiếp những người tham gia quản lý giáo dục và GDĐĐ cho HS ở trường THPT huyện Đan phượng, thành phố Hà Nội, cụ thể như sau:

TT Đối tượng khảo sát Trường THPT Hồng Thái Trường THPT Tân Lập Trường THPT Đan Phượng 1. Cán bộ quản lý 3 3 3

2. Giáo viên, nhân viên 45 45 46

3. Học sinh 100 100 100

4. Phụ huynh học sinh 40 40 40

Ngoài ra, tác giả cũng tiến hành phỏng vấn, xin ý kiến của 10 người thuộc cộng đồng (công an huyện, đại diện Đồn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ,…). Tác giả đã tiến hành xử lý các số liệu bằng phương pháp thống kê toán học (chia theo tỷ lệ % và xếp thứ tự).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông huyện đan phượng thành phố hà nội theo hướng huy động cộng đồng (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)