3.4.1 Mục đích, nội dung, cách thức khảo nghiệm
3.4.1.1 Mục đích khảo nghiệm
Nhằm đánh giá tính cần thiết và khả thi các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng đã đề xuất.
3.4.1.2 Nội dung khảo nghiệm
Khảo nghiệm mức độ cần thiết, mức độ khả thi của biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội.
3.4.1.3 Cách thức khảo nghiệm
- Đối tượng khảo nghiệm:
+ Cán bộ quản lý và GV ở 3 trường THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội: 145 người (Cán bộ quản lý: 9 người; giáo viên, nhân viên: 136 người).
+ Cha mẹ HS THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội: 120 người. + Đại diện Đảng, chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn của nhà trường:10 người.
- Cách thức khảo nghiệm: Sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp trao đổi trực tiếp với các đối tượng khảo nghiệm về 5 biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng mà tác giả đã đề xuất.
3.4.2 Kết quả khảo nghiệm
Sau khi sử dụng phiếu thăm dò ý kiến và kết hợp hỏi phỏng vấn với đối tượng khảo nghiệm, tác giả thu được kết quả sau:
Bảng 3. 1 Kết quả thăm dị ý kiến về tính cấp thiết các biện pháp quản lý hoạt động
GDĐĐ cho HS
TT Biện pháp
Mức độ
Rất cấp thiết Cấp thiết Không cấp
thiết Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % 1. Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò vàt
trách nhiệm của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, tp. Hà Nội
152 55,27 123 44,73 0 0
2. Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
126 45,81 139 50,55 10 3,64
3. Cải tiến cách thức triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
129 46,91 133 48,36 13 4,73
4. Thành lập ban chỉ đạo các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
137 49,8 124 45,1 14 5,1
5. Đổi mới cơ chế giám sát mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng và đánh giá hiệu quả của việc phối hợp này trong việc GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Biểu đồ 3.1 Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS
Từ số liệu khảo sát trên, tác giả có thể rút ra một số kết luận sau:
- Số người đánh giá mức độ “rất cấp thiết” của 5 biện pháp có tỉ lệ trung bình là 51,56% , mức độ “cấp thiết” có tỉ lệ trung bình 45,02%. Tổng cộng cả hai mức đó có tỉ lệ 96,58%. Như vậy là ý kiến đồng thuận về tính cần thiết, phù hợp với các đối tượng về 5 biện pháp là sát thực với thực tiễn, có cơ sở khoa học để thực hiện mục đích của đề tài.
- Các biện pháp 1, 2, 3 có sự đồng thuận cao, điều này chứng tỏ CBQL, GV và cha mẹ HS đều cho rằng quản lý hoạt động giáo dục cho HS là cơng việc quan trọng, thiết thực và địi hỏi phải nâng cao nhận thức về vai trò và trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng; xây dựng một kế hoạch GDĐĐ phù hợp điều kiện thực tiễn để việc phối hợp đạt hiệu quả cao; phải cải tiến cách thức triển khai kế hoạch phối hợp để làm tốt hơn nữa công tác GDĐĐ cho HS.
- Các biện pháp 4, 5 cũng nhận được sự đồng thuận cao đó là phải thành lập Ban Chỉ đạo các hoạt động phối hợp, đổi mới cơ chế giám sát mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong các hoạt động GDĐĐ cho HS.
Về khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS
TT Biện pháp Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ % Rất khả thi Khả thi Không khả thi
1. Biện pháp 1 150 54,55 108 39,27 17 6,18 2. Biện pháp 2 137 49,82 118 42,91 20 7,27 3. Biện pháp 3 133 48,36 126 45,82 16 5,82 4. Biện pháp 4 127 46,18 134 48,73 14 5,09 5. Biện pháp 5 135 49,09 123 44,73 17 6,18
Biểu đồ 3.2 Tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS 0 10 20 30 40 50 60 Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 54.55 49.82 48.36 46.18 49.09 39.27 42.91 45.82 48.73 44.73 6.18 7.27 5.82 5.09 6.18 Rất khả thi Khả thi Không khả thi
Từ số liệu khảo sát, bảng số liệu và biểu đồ trên tác giả có thể rút ra một số kết luận sau:
- Số ý kiến đánh giá ở mức độ “rất khả thi” và “khả thi” của 5 biện pháp đạt tỷ lệ 94,15%. Như vậy, các ý kiến đánh giá đều cho rằng các biện pháp đều có thể thực hiện trong một thực tế.
- Trong 5 biện pháp thì có biện pháp 1, 2, 3 tương đối khớp về tỉ lệ đánh giá tính cần thiết. Như vậy, chứng tỏ cán bộ quản lý, GVCN, cha mẹ HS và các lực lượng quản lý xã hội đều cho rằng quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS là công việc quan trọng, thiết thực và đòi hỏi phải có nhận thức đúng đắn về vai trò và trách nhiệm của từng lực lượng, phải xây dựng một kế hoạch phối hợp và phát triển mối quan hệ giữa các lực lượng để GDĐĐ cho HS phù hợp với điều kiện thực tiễn, phải cải tiến cách thức phối hợp giữa các lực lượng để việc phối hợp đi vào thực chất, thu hút được sự quan tâm và tham gia đông đảo của các lực lượng.
Tóm lại, mặc dù ý kiến của các đối tượng về 5 biện pháp có tỷ lệ mức độ cần thiết, phù hợp và khả thi khác nhau, khơng hồn tồn tương thích theo tỉ lệ thuận nhưng cả 5 biện pháp đều có sự nhất trí cao về cả hai mục đích của biện pháp là cần thiết và khả thi, chứng tỏ các biện pháp được đề xuất là phù hợp, chặt chẽ, có cơ sở khoa học và có ý nghĩa thực tiễn.
Tiểu kết chương 3
Quản lý hoạt động giáo dục nói chung và hoạt động GDĐĐ cho HS là trách nhiệm của những người làm công tác giáo dục trong nhà trường kết hợp với gia đình và cộng đồng. Kết quả giáo dục tốt chứng tỏ người quản lý đó thành cơng trong công tác quản lý chỉ đạo của mình và ngược lại.
Để nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội có rất nhiều biện pháp khác nhau. Theo tác giả thực hiện đồng bộ và có hiệu quả 5 biện pháp nêu trên sẽ tạo ra sự chuyển biến tích cực, hiệu quả trong trong cơng tác quản lý GDĐĐ cho HS của các trường THPT. Năm biện pháp trên có mối quan hệ qua lại với nhau, tác động hỗ trợ nhau cùng tồn tại và phát triển.
Để có cơ sở khách quan nhằm áp dụng các biện pháp trên vào thực tiễn, tác giả chưng cầu ý kiến của 275 đối tượng bao gồm: CBQL, GV, phụ huynh HS của từng trường THPT huyện Đan Phượng và , đại diện các lực lượng cộng đồng trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Kết quả khảo sát trên cho thấy các biện pháp đó đưa ra có tính chất cần thiết và khả thi, có thể thực hiện đóng góp phần nâng cao chất lượng GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Đề tài đã làm rõ một số khái niệm cơng cụ, trình bày được tầm quan trọng của việc GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT: lý luận về GDĐĐ và quản lý hoạt động GDĐĐ theo hướng huy động công đồng, các yếu tố ảnh hưởng đến việc GDĐĐ hoạt động GDĐĐ cho HS THPT.
Đề tài đã tiến hành nghiên cứu, điều tra, đánh giá được thực trạng công tác quản lý GDĐĐ cho HS THPT ở huyện Đan Phượng thành Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng, xác định được các nguyên nhân ảnh hưởng đến kết quả GDĐĐ và công tác quản lý GDĐĐ cho HS THPT ở huyện Đan Phượng thành Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng.
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn đó, tác giả đã mạnh dạn đề xuất năm biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT ở huyện Đan Phượng thành Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng như sau:
Biện pháp 1: Tổ chức nâng cao nhận thức về vai trò vàt trách nhiệm của việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Biện pháp 2: Tổ chức xây dựng kế hoạch phối hợp và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Biện pháp 3: Cải tiến cách thức triển khai kế hoạch xây dựng và phát triển mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
Biện pháp 4: Thành lập ban chỉ đạo các hoạt động phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng trong việc GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Biện pháp 5: Đổi mới cơ chế giám sát mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng và đánh giá hiệu quả của việc phối hợp này trong việc GDĐĐ cho HS THPT huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội.
Đề tài làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa các biện pháp, khảo nghiệm được sự cần thiết trong tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động GDĐĐ cho HS THPT ở huyện Đan Phượng thành Hà Nội theo hướng huy động cộng đồng.
2. Khuyến nghị
2.1 Đối với Bộ giáo dục và Đào tạo
- Cần có quy định về tiêu chuẩn đánh giá, xếp loại đạo đức cho HS theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
- Cần tổ chức mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý cấp cơ sở. - Cần biên soạn, xuất bản sách, tài liệu tham khảo cho cán bộ quản lý, GVCN, phụ huynh về nội dung, biện pháp GDĐĐ cho HS phù hợp với giai đoạn hiện nay.
- Tham mưu với Thủ tướng Chính phủ về việc ký thơng tư liên tịch giữa các bộ, ban, ngành có liên quan trong việc GDĐĐ cho HS.
2.2 Với sở Giáo dục và đào tạo thành phố Hà Nội
- Nghiên cứu tổ chức nhiều hội thảo khoa học về công tác GDĐĐ cho HS, triển khai tập huấn cho đội ngũ giáo viên tích cực đổi mới hình thức, phương pháp GDĐĐ theo hướng tăng cường phối hợp với gia đình và cộng đồng.
- Thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra công tác GDĐĐ cho HS ở một số trường tiêu biểu, từ đó rút kinh nghiệm, phổ biến và nhân rộng ở các trường THPT khác.
- Tham mưu lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có những chỉ đạo, hướng dẫn bằng văn bản để các sở, ban ngành trong thành phố Hà Nội phối hợp chặt chẽ với nhau hơn nữa trong việc GDĐĐ và tạo môi trường GDĐĐ cho HS.
2.3 Với các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội
- Kiện toàn bộ máy chỉ đạo GDĐĐ cho HS; xây dựng kế hoạch, quy chế phối hợp và phát triển các mối quan hệ với gia đình và cộng đồng tại địa phương để GDĐĐ cho HS.
- Huy động mọi nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chật, kinh phí cho hoạt động GDĐĐ; thường xuyên giám sát, đánh giá hiệu quả phối hợp với gia đình và cộng đồng theo chu kỳ về cơng tác GDĐĐ cho HS, từ đó rút ra kinh nghiệm và có những điều chỉnh kịp thời để nâng cao hiệu quả công tác này.
2.4 Đối với các cấp chính quyền
- Các tổ chức chính trị - xã hội cần phải phát huy hết vai trị, trách nhiệm của mình trong việc xây dựng mơ hình giáo dục trong sạch, lành mạnh; góp phần cùng các nhà trường và gia đình HS thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; xây dựng được môi trường sinh sống lành mạnh cho mọi người.
- Tích cực phối hợp với các trường, tạo điều kiện tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp để tăng cường cơng tác GDĐĐ cho HS.
2.5 Đối với phụ huynh HS
- Ban đại diện cha mẹ HS hoạt động theo đúng Điều lệ, chủ động tích cực liên hệ với nhà trường trong các hoạt động giáo dục; đặc biệt xây dựng kế hoạch giáo dục GDĐĐ cho con em.
- Cha mẹ HS chủ động, thường xuyên liên hệ với nhà trường, với GVCN để nắm bắt được tình hình học tập, rèn luyện của con em, để có biện pháp phối hợp với nhà trường giáo dục HS.
- Tham dự đầy đủ các cuộc họp cha mẹ HS do nhà trường tổ chức.
- Nên trao đổi hoặc nhờ người khác tư vấn để có biện pháp giáo dục con cái thích hợp với tâm lí lứa tuổi.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Quy hoạch phát triển xã hội hoá giáo dục
giai đoạn 2005 – 2010. Nxb Lao động, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học, Hà Nội.
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Giải pháp nâng cao hiệu quả cơng tác GDĐĐ, lối sống phịng chống tội phạm, bạo lực trong HS phổ thông. Kỷ yếu hội
thảo khoa học, Hà Nội.
5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Quy chế đánh giá, xếp loại HS trường THCS và THPT (Ban hành kèm theo thông tư số 58/2011/TT-BGD ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ GD&ĐT)
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thơng báo kết quả Hội thảo tồn quốc về
công tác GDĐĐ, lối sống cho HS, sinh viên ngày 11/04/2014, Hà Nội.
7. Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2001), Chiến lược
phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010. Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh (2004). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. C.Mác và Ph.Ăng-ghen tồn tập 20 (2014). Nxb Chính trị quốc gia
10. Chính Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005),
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện NQ số 37/2004/QH11 khoá 11, kỳ họp thứ 6 của Quốc hội về giáo dục. Nxb Lao động, Hà Nội.
11. Chính phủ nước Cộng hồ xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2005), NQ số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ về đẩy mạnh xã hội hố giáo dục, y tế, văn hoá và thể dục thể thao. Nxb Lao động, Hà Nội.
12. Đặng Quốc Bảo, Đặng Bá Lâm, Nguyễn Lộc, Phạm Quang Sáng, Bùi Đức Thiệp (2010), Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục Việt Nam.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
13. Đặng Quốc Bảo (1997), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường
14. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2013), Một góc nhìn về phát triển và quản
lý giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường,
Nxb Chính trị Quốc gia