Cơ sở pháp lý của các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông lý tự trọng, huyện nam trực, tỉnh nam định theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 76 - 77)

3.1. Cơ sở của các biện pháp

3.1.2. Cơ sở pháp lý của các biện pháp

Tại Điều 27 của Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 sửa đổi 2009 có xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp HS phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹvà các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con ngƣời Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tƣ cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

Theo thông tƣ số: 12/2011/TT-BGDĐT về Ban hành điều lệ trƣờng THCS; THPT và Trƣờng phổ thơng có nhiều cấp học tại “Điều 26. Các hoạt động giáo dục:

1. Các HĐGD bao gồm hoạt động trong giờ lên lớp và HĐGD NGLL nhằm giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, xây dựng tƣ cách và trách

nhiệm công dân; chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. 3. HĐGD NGLL bao gồm các hoạt động ngoại khoá về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an tồn giao thơng, phịng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật, giáo dục hƣớng nghiệp, giáo dục kỹ năng sống nhằm phát triển toàn diện và bồi dƣỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lƣu văn hoá, giáo dục môi trƣờng; hoạt động từ thiện và các hoạt động xã hội khác phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi HS”

Ngày 13 tháng 6 năm 2012, Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định số 711/QĐ- TTg về việc phê duyệt "Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011-2020. Trong đó xác định mục tiêu tổng quát của chiến lƣợc phát triển giáo dục năm 2011 - 2020 là: “Đến năm 2020, nền giáo dục nƣớc ta đƣợc đổi mới căn bản và tồn diện theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lƣợng giáo dục đƣợc nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi ngƣời dân, từng bƣớc hình thành xã hội học tập”.

Căn cứ vào NQ số 29/TW khóa XI ngày 4/11/2013 về Đổi mới căn bản tồn diện giáo dục đào tạo trong đó chỉ rõ: „Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” và “Đối với giáo dục phổ thơng, tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực cơng dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho HS. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tƣởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Căn cứ vào NQ số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 về việc Đổi mới chƣơng trình và sách giáo khoa trong đó có đề cập nội dung “Thực hiện một chƣơng trình giáo dục phổ thơng thống nhất nhƣng mềm dẻo, linh hoạt. Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng, thẩm định và ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thơng, quy định những yêu cầu về phẩm chất và năng lực của HS cần đạt đƣợc sau mỗi cấp học, những lĩnh vực và nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả HS trên phạm vi toàn quốc; Ủy ban nhân dân tỉnh và thành phố trực thuộc trung ƣơngtổ chức biên soạn bổ sung những nội dung về đặc điểm lịch sử, văn hóa và kinh tế - xã h ội của địa phƣơng; đồng thời dành thời lƣợng cho cơ sở giáo dục chủ động vận dụng để xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch giáo dục phù hợp với điều kiện cụ thể của nhà trƣờng”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông lý tự trọng, huyện nam trực, tỉnh nam định theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)