Thực trạng quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mơn Tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán đối với các trường THCS quận hoàng mai, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 80 - 83)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại các trường trung học cơ sở

2.4.4. Thực trạng quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mơn Tốn

Điều tra thăm dò ý kiến của các đối tượng khảo sát của các trường THCS đối với thực trạng quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV mơn Tốn sử dụng cách tính điểm như sau:

Bảng 2.15. Kết quả thực trạng quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên mơn Tốn

ST

T Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện

X Xếp

bậc

yếu

1

Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng GV môn Tốn theo chu kì thường xuyên. 13.64 48.18 29.09 9.09 0 2.67 3 2 Nhà trường có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ (tuyển chọn GV, bồi dưỡng GV trẻ, GV dạy đội tuyển HSV)

10.91 48.18 30.91 10 0 2.60 5

3

Có kế hoạch chỉ đạo để GV tự học, tự bồi dưỡng có thu hoạch, kiểm tra.

10 54.55 20 15.45 0 2.59 6

4

Tổ chức cho GV tham gia giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các trường khác trong, ngoài quận Hoàng Mai.

9.09 35.45 36.37 19.09 0 2.35 7

5

Tuyển dụng GV bộ môn căn cứ trên nhu cầu thực tế của các trường. 11.82 48.18 30.91 9.09 0 2.63 4 6 Có chính sách ưu đãi ngành động viên GV đi học nâng cao trình độ.

7

Chỉ đạo các trường báo cáo công tác xây dựng, phát triển đội ngũ hàng năm.

13.64 55.45 28.18 2.73 0.00 2.80 1

Điểm TB chung: 2.57

Qua điều tra cho thấy, hầu hết CBQL và GV đều quan tâm đến vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, các nội dung đều được đánh giá thực hiện đạt từ khá trở lên. Mức độ thực hiện tốt đạt từ 9.09 đến 16.36%, khá từ 48.18 đến 54.55%. Chỉ còn một nội dung có 2.73% đến 19.09% số người hỏi đánh giá thực hiện yếu do việc triển khai thực hiện tại các đơn vị cịn gặp nhiều khó khăn về thời gian, kinh phí tổ chức. Khơng có nội dung nào bị đánh giá là quá yếu.

Kết quả của bảng 2.16 cũng chỉ rõ nội dung chỉ đạo các trường THCS trên địa bàn quận báo cáo công tác xây dựng, phát triển đội ngũ hàng năm được Phòng GD&ĐT thực hiện tốt nhất với điểm TB = 2,57. Trên cơ sở nhu cầu thực tế, Phòng GD&ĐT sẽ xây dựng kế hoạch tuyển dụng GV mơn Tốn sát với nhu cầu thực tế: Thay thế đội ngũ GV nghỉ hưu, dự báo phát triển đội ngũ cho các năm tiếp theo và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho GV đạt chuẩn đào tạo. Nhận thức rõ đội ngũ là nòng cốt nâng cao chất lượng giáo dục, bởi vậy chăm lo phát triển đội ngũ, động viên đội ngũ đi học nâng cao trình độ là giải pháp then chốt. Ngồi những chính sách quy định chung, Phịng GD&ĐT đã tham mưu, đề xuất các chính sách của địa phương cho nhà giáo và CBQL.

Hàng năm, Phòng GD&ĐT tổ chức kiểm tra chuẩn kiến thức GV và có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng; triển khai kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên GV mơn Tốn các cấp học, trên cơ sở đó triệu tập các lớp tập huấn cốt cán về đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra-đánh giá và tổ chức các hoạt động chuyên môn và hướng dẫn tổ chức tập huấn đại trà. Sau mỗi đợt bồi dưỡng tại Phòng GD&ĐT, các trường THCS triển khai bồi dưỡng cho tồn bộ GV ở đơn vị mình; báo cáo kế hoạch và kết quả triển khai bồi dưỡng về Phòng GD&ĐT.

Tuy nhiên, cơng tác này cịn bộc lộ một số mặt hạn chế: Các lớp tập huấn, bồi dưỡng theo chương trình của Bộ hầu hết theo hình thức bồi dưỡng đại trà, số học viên

đơng nên việc quản lý lớp là rất khó khăn, chưa thật sự hiệu quả. Một số GV được Bộ tập huấn khi về không phải ai cũng truyền đạt được đầy đủ nội dung chương trình được bồi dưỡng. Có những thắc mắc của GV trong quá trình bồi dưỡng mà giảng viên khơng giải thích được ngay tại lớp học. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến việc nắm bắt kiến thức mới của các GV tham gia bồi dưỡng. Chương trình bồi dưỡng của Phịng GD&ĐT được đánh giá là sâu sát và thiết thực với hoạt động dạy học của GV, đối tượng học viên ít, việc kiểm tra-đánh giá dễ dàng hơn. Song, do ý thức tự giác của mỗi cá nhân khác nhau, có GV tích cực tìm thơng tin để tự bồi dưỡng, nhưng có một bộ phận GV cho rằng chỉ cần thế là đủ, nên hiệu quả bồi dưỡng có phần hạn chế.

Các kiến thức được bồi dưỡng, tập huấn của GV không được áp dụng thường xuyên do việc kiểm tra, giám sát của CBQL chỉ mang tính nhất thời, chưa sâu sát, cụ thể đến từng GV. Các nội dung quản lý: Tuyển dụng GV bộ môn căn cứ trên nhu cầu thực tế của các trường và dự báo quy mô phát triển đội ngũ; Chỉ đạo xây dựng mỗi nhà trường là một trung tâm bồi dưỡng GV; Có kế hoạch chỉ đạo để GV tự học, tự bồi dưỡng có thu hoạch. Thực tế là mặc dù hàng năm Phịng GD&ĐT có thống kê nhu cầu đội ngũ của các trường, song việc đáp ứng được nhu cầu này một cách thoả đáng thì cịn nhiều điều bất cập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán đối với các trường THCS quận hoàng mai, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(141 trang)