Thực trạng quản lý việc sử dụng các phương tiện dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán đối với các trường THCS quận hoàng mai, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 83)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại các trường trung học cơ sở

2.4.5. Thực trạng quản lý việc sử dụng các phương tiện dạy học

Theo tinh thần Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã và sẽ tăng cường đầu tư cho các trường học, bởi lẽ những yêu cầu cấp bách về chất lượng GD&ĐT khơng cho phép kéo dài tình trạng trường lớp nghèo nàn, thiếu những thiết bị dạy học tối thiểu mà phải bằng mọi cách xây dựng và tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học thành một hệ thống hữu hiệu, một yếu tố chủ yếu nhằm đổi mới phương pháp, đưa việc dạy học đến một tầm chất lượng mới, đáp ứng đòi hỏi trước mắt và lâu dài của sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục đích đã nêu, ngồi yếu tố khách quan (tăng đầu tư, sự mở cửa, giao lưu về GD&ĐT), công tác quản lý cũng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Kết quả khảo sát được tổng hợp trong bảng sau:

ST

T Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện X Xếp bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu 1 Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tăng cường, củng cố, bổ sung mua sắm trang thiết bị và đồ dùng dạy học. 10.91 48.18 30.91 10.00 0 2.60 5 2 Xây dựng quy định sử dụng phương tiện dạy học và chỉ đạo các trường thực hiện. 13.64 54.55 22.72 9.09 0 2.67 3 3 Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học. 11.82 48.18 30.91 9.09 0 2.63 4 4

Theo dõi, đánh giá xếp loại các trường trong việc sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học.

10.00 54.55 20.00 15.45 0 2.59 6

5

Có kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cho từng bài của bộ mơn Tốn. 13.64 55.45 28.18 2.73 0 2.80 1 6 Tổ chức các cuộc thi làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học vào giảng dạy môn Toán.

Điểm TB chung: 2.62

Bảng 2.17 chỉ rõ về cơ bản các nội dung về quản lý phương tiện dạy học được quan tâm chỉ đạo với số điểm TB lớn hơn 2.62. Tuy nhiên mức độ thực hiện được đánh giá chủ yếu rơi vào mức khá. Có hai nội dung vẫn còn một số nội dung quản lý ở mức yếu khá lớn là: “Chỉ đạo xây dựng kế hoạch tăng cường, củng cố, bổ

sung mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học” và “Theo dõi, đánh giá xếp loại các trường trong việc sử dụng trang thiết bị và đồ dùng dạy học”. Hai nội dung này vì

vậy được đánh giá là kém hiệu quả hơn cả, xếp thứ 5 và thứ 6.

Thực tế, Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các nhà trường chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ và hiện đại. Công tác bảo quản, sử dụng, khai thác các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ dạy học luôn được đề cao coi trọng. Hàng năm các nhà trường xây dựng kế hoạch đề xuất bổ sung mua sắm. GV ln có ý thức học tập, nghiên cứu nâng cao năng lực và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học hiện đại. Công tác quản lý được tiến hành khoa học và chặt chẽ, có kế hoạch sử dụng thiết bị, đồ dùng dạy học cho từng bài của bộ mơn Tốn với nội quy sử dụng rõ ràng, hầu hết CBQL đánh giá cao việc thực hiện nội dung này (xếp thứ 1).

Ngoài việc chú trọng triển khai kế hoạch hướng dẫn sử dụng thiết bị dạy học cho từng bài của bộ mơn Tốn. Tổ chức các cuộc thi làm và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học vào giảng dạy mơn Tốn, cơng tác xây dựng quy định sử dụng trang thiết bị, đồ dùng dạy học và chỉ đạo các trường thực hiện, bồi dưỡng kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học được quan tâm. Song, việc tổ chức cho GV tự làm đồ dùng dạy học trên thực tế chưa hiệu quả, GV bộ môn phụ thuộc nhiều vào phần mềm trình chiếu powerpoint và quan niệm cho rằng đó chính là phương tiện dạy học hiện đại.

Công tác xây dựng kế hoạch trang bị cơ sở vật chất của Phòng GD&ĐT còn bộc lộ một số hạn chế, do những khó khăn vướng mắc về tài chính, về khả năng chủ động và độc lập của các trường trong việc thực hiện kế hoạch đặt ra. cơ sở vật chất, trang thiết bị, các phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho hoạt động đổi mới phương pháp đạt hiệu quả chưa cao, do áp lực công việc cũng như khả năng nắm bắt các kiến thức, kỹ năng về CNTT của khơng ít GV cịn hạn chế. Vì vậy, các nhà trường cần tận dụng năng lực của lớp trẻ, đặc biệt là các GV được đào tạo cơ bản,

hiện đại về kiến thức tin học, GV có kinh nghiệm trong sử dụng phương tiện dạy học hiện đại, tổ chức trao đổi, hướng dẫn kĩ năng sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học.

2.4.6. Thực trạng quản lý kiểm tra-đánh giá và kết quả dạy học bộ mơn Tốn

Đánh giá là một trong những khâu quan trọng của quá trình dạy học. Đánh giá giúp GV thấy được khả năng nhận thức, khả năng tiếp thu kiến thức của HS, phát hiện những điểm yếu, điểm mạnh, những chỗ hổng trong q trình nhận thức, những kỹ năng giải Tốn của HS từ đó điều chỉnh lại kế hoạch và phương pháp dạy học. Không những thể, đánh giá giúp cho HS biết được vị trí của mình, thấy được những ưu, nhược điểm của mình trong học tập để tiếp tục vươn lên. Đánh giá chính là động lực thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo con người theo mục tiêu giáo dục.

Hiện nay, việc đổi mới dạy và học phải gắn liền đồng bộ việc đổi mới phương pháp dạy học gắn liền với đổi mới kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của HS. Các nhà trường luôn xác định đánh giá là một cơ sở để điều chỉnh và định hướng đúng cho việc dạy học; đánh giá phải bám sát mục tiêu, nội dung và phương pháp. Trên cơ sở đó chỉ đạo thực hiện đầy đủ các loại hình kiểm tra theo quy định trong kế hoạch dạy học. Chú trọng khâu bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi mới phương pháp ra đề, hình thức kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của HS. Luôn quan tâm chỉ đạo việc đánh giá, xếp loại kết quả học tập bộ mơn một cách chính xác, tồn diện và đúng quy chế.

Bảng 2.17. Kết quả thực trạng quản lý kiểm tra-đánh giá và kết quả dạy học bộ mơn Tốn

ST

T Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện X Xếp bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu 1 Tổ chức tập huấn đổi mới kiểm tra-đánh giá

các cấp Phòng,

trường

2

Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra-đánh giá HS theo tinh thần đổi mới.

13.64 54.55 22.72 9.09 0.00 2.67 3.5

3

Thanh tra, kiểm tra việc kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của HS (ra đề, chấm, chữa bài đúng quy định). 13.64 55.45 28.18 2.73 0.00 2.80 1 4 Quản lý chặt chẽ điểm, sổ điểm và học bạ của HS 16.36 54.55 20.00 9.09 0.00 2.78 2 5

Thu thập thông tin qua kiểm tra-đánh giá để điều chỉnh quản lý hoạt động dạy học

10.00 54.55 20.00 15.45 0.00 2.59 6

6

Sử dụng kết quả thực hiện đổi mới kiểm tra-đánh giá trong xếp loại GV. 10.91 48.18 30.91 10.00 0.00 2.60 5 7 Thống kê, đánh giá chất lượng dạy học bộ mơn hàng năm để có kế hoạch điều chỉnh nâng cao chất lượng dạy học.

9.09 35.45 36.37 19.09 0.00 2.35 7

Điểm TB chung: 2.63

đánh giá và kết quả học tập bộ mơn. Các khâu quản lý có thể sắp thứ tự theo nhóm như sau:

Thứ nhất, nhận thấy các cấp quản lý đều đánh giá các nhà trường đã quản lý tốt các khâu: Thanh tra, kiểm tra việc kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của HS (ra đề, chấm, chữa bài đúng quy định) và Quản lý chặt chẽ điểm, sổ điểm và học bạ của HS.

Thứ hai, là nhóm các khâu: Tổ chức tập huấn đổi mới kiểm tra-đánh giá các cấp Phòng, trường; Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra-đánh giá HS theo tinh thần đổi mới.

Thứ ba, nhóm các khâu còn lại: Sử dụng kết quả thực hiện đổi mới kiểm tra-đánh giá trong xếp loại GV; Thu thập thông tin qua kiểm tra-đánh giá để điều chỉnh quản lý hoạt động dạy học; Thống kê, đánh giá chất lượng dạy học bộ mơn hàng năm để có kế hoạch điều chỉnh nâng cao chất lượng dạy học.

Qua tổng hợp khảo sát và phỏng vấn trực tiếp CBQL cho thấy quan điểm việc xác định các khâu quản lý, khâu nào là khâu trọng tâm cần được quan tâm nhất giữa BGH và Tổ trưởng chuyên môn trong các nhà trường chưa thống nhất. Nhóm các khâu Tổ chức tập huấn các cấp Phòng, trường; Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra-đánh giá HS theo tinh thần đổi mới được đánh giá ở mức thứ hai và thậm chí vẫn có ý kiến cho rằng hai nội dung này ở mức yếu mà lẽ ra đây phải là nhóm ưu tiên hàng đầu phải thực hiện trước. Điều này cho thấy thực tế việc tổ chức tập huấn cho GV thực hiện đổi mối kiểm tra-đánh giá chưa thật hiệu quả, GV, tổ/nhóm cịn lúng túng chưa biết cách thực hiện đây là trách nhiệm của cấp Phòng GD&ĐT. Thứ nữa là việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra-đánh giá theo tinh thần đổi mới ở một số nhà trường còn lơ là, chỉ đạo chỉ mang tính phố biến có các nội dung đó cần thực hiện mà chưa có hình thức đơn đốc kiểm tra-đánh giá hoạt động này. Một nguyên nhân dẫn đến các nhà trường chú trọng hai nội dung này nhất là việc quản lý chặt chẽ điểm, sổ điểm và học bạ của HS là một trong những hồ sơ quan trọng khi thanh tra toàn diện chuyên môn nhà trường và xét trường đạt chuẩn Quốc gia.

Công tác tổ chức tập huấn đổi mới kiểm tra-đánh giá các cấp Phòng GD&ĐT, trường; Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra-đánh giá HS theo tinh thần đổi mới được đánh giá ở mức thứ hai nhưng vẫn tồn tại đơn vị cho là khâu này thực hiện cịn yếu. Như nói ở trên việc tổ chức tập huấn cho GV thực hiện đổi mới kiểm tra-đánh giá còn nhiều bất cập, lý do thơng thường Phịng GD&ĐT cũng như Sở GD&ĐT và Bộ

GD&ĐT không thể triển khai tập huấn tập trung tại quận cho toàn bộ GV mơn Tốn THCS mà chỉ tập huấn cho GV cốt cán các nhà trường sau đó về tập huấn cho GV ở tổ. Điều này dẫn đến việc triển khai đến các GV trong mỗi nhà trường đúng theo tinh thần đổi mới là rất khó khăn. Hơn nữa nếu BGH các nhà trường lại khơng quan tâm sát sao thì việc đổi mới trong kiểm tra-đánh giá chỉ là dậm chân tại chỗ. Vấn đề này đặt ra cho Phịng GD&ĐT cần có biện pháp phù hợp hơn nữa trong việc tổ chức tập huấn và chỉ đạo các nhà trường triển khai cho hiệu quả nhất.

Mặc dù trong quản lý, một số nhà trường đã đưa tiêu chí căn cứ xếp loại kết quả kiểm tra của HS sau các kì kiểm tra, thi vào làm tiêu chí đánh giá xếp loại GV nhưng đây chưa phải là động lực chính để tác động GV đổi mới kiểm tra-đánh giá.

Công tác thu thập thông tin qua kiểm tra-đánh giá để điều chỉnh quản lý hoạt động dạy học cũng được chú trọng thông qua các báo cáo, các cuộc hội thảo chuyên môn hàng năm và hội nghị Hiệu trưởng, CBQL các cấp. Các hoạt động quản lý khác về công tác kiểm tra-đánh giá kết quả học tập như Chỉ đạo GV thực hiện nghiêm túc quy chế kiểm tra-đánh giá theo tinh thần đổi mới; Bồi dưỡng nâng cao năng lực đổi mới phương pháp ra đề, hình thức kiểm tra-đánh giá; Với việc chú ý đổi mới công cụ kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của HS, hàng năm Phòng GD&ĐT chỉ đạo các nhà trường nộp đề thi, đề kiểm tra để tích lũy xây dựng một ngân hàng đề thi tự luận, trắc nghiệm cho bộ môn. Việc biên soạn các đề thi này đã giúp cho GV thường xuyên có ý thức tự bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ và nâng cao năng lực trình độ của mình. Bên cạnh đó HS được rèn luyện, kiểm tra kiến thức tồn diện và làm quen với các hình thức thi.

Tuy nhiên công tác này còn bộc lộ một số tồn tại: Do nhận thức chưa thật đầy đủ các chức năng, đánh giá theo tinh thần đổi mới nên việc kiểm tra-đánh giá cịn mang tính hình thức, thường tập trung vào việc đánh giá khả năng ghi nhớ máy móc của HS mà ít chú ý đến việc phát hiện các thiếu sót của HS trong việc nắm kiến thức và kỹ năng để điều chỉnh nội dung và hoạt động dạy học, cũng như hướng dẫn HS học tập hiệu quả hơn. Công việc này diễn ra chưa thật sự hiệu quả.

Có thể thấy rằng, việc đổi mới kiểm tra-đánh giá kết quả học tập của HS đòi hỏi sự nhận thức sâu sắc của đội ngũ GV, cũng như ý thức trách nhiệm trong dạy học nhằm đảm bảo sự cơng bằng, chính xác, tránh những tiêu cực trong kiểm tra- đánh giá và bệnh thành tích trong giáo dục.

2.5. Đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại các trƣờng trung học cơ sở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội trƣờng trung học cơ sở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội

2.5.1. Điểm mạnh

Phịng GD&ĐT đã làm tốt cơng tác xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL các cấp. Chỉ đạo các nhà trường đặt vấn đề chăm lo xây dựng đội ngũ, khuyến khích học tập nâng chuẩn, nâng cao năng lực chuyên môn, năng lực quản lý cho CB, GV lên hàng đầu. Phân cơng giảng dạy hợp lý, có các hình thức khuyến khích, động viên GV n tâm cơng tác. Đồng thời, chỉ đạo các nhà trường xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm

là thực hiện nhiệm vụ dạy và học, bồi dưỡng và phát triển nhân cách cho HS mà

trong đó phải thực hiện tốt việc quản lý hoạt động dạy học. Hầu hết các nhà trường đều có biện pháp quản lý hoạt động dạy học và triển khai các biện pháp quản lý đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học, nêu cao tinh thần tự giác, ý thức trách nhiệm trong công tác quản lý và công tác giảng dạy của GV.

Đối với công tác dạy học và quản lý mơn Tốn ở các trường THCS trong quận Hoàng Mai cho thấy trong hoạt động dạy học mơn Tốn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo của BGH, tổ trưởng thông qua việc hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện nội dung, chương trình, đổi mới phương pháp dạy học, hỗ trợ trang thiết bị trong hoạt động dạy học, từ việc làm này nó tác động tích cực đến cơng tác quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn. Hầu hết đội ngũ CBQL ở các trường THCS quận Hồng Mai, thành phố Hà Nội đảm bảo trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nhờ đó mà nó tác động tích cực đối với việc quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn trong nhà trường. Một số Hiệu trưởng, tổ trưởng cho biết hiện nay GV dạy tốn ở các trường đều có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn. Điều này trở thành yếu tố thuận lợi cho CBQL trong việc quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn và giúp GV dạy học mơn Tốn đạt hiệu quả hơn. Cơ sở vật chất ở một số trường đã được đầu tư, quan tâm tối đa đảm bảo tốt cho việc quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn đảm bảo tốt cho việc đổi mới phương pháp dạy học, ứng dụng CNTT trong dạy học mơn Tốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán đối với các trường THCS quận hoàng mai, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 83)