2.2.1. Mục tiêu khảo sát
Qua việc khảo sát ý kiến của CBQL, GV các trường THCS trên địa bàn quận Hồng Mai, có thể biết được thực trạng dạy học mơn Tốn và quản lý dạy học mơn Tốn tại các nhà trường này trong thời gian gần đây.
2.2.2. Đối tượng khảo sát
Đề tài tiến hành chọn mẫu khảo sát đó là trên các đối tượng gồm có: CBQL cấp Phịng GD&ĐT; CBQL cấp trường (từ Tổ trưởng, nhóm trưởng chun mơn trở lên), đội ngũ GV trực tiếp dạy học bộ mơn Tốn ở 07 trường THCS trên địa bàn quận Hoàng Mai với tổng số 110 cá nhân, đại diện cho tình hình chung của ngành giáo dục THCS quận Hoàng Mai, cụ thể như sau:
Bảng 2.7. Đối tượng khảo sát
TT Trƣờng Đối tƣợng (người) CBQL GV 1 Phòng GD&ĐT 12 0 2 THCS Tân Định 4 10 3 THCS Thịnh Liệt 4 10 4 THCS Định Công 4 10 5 THCS Hoàng Liệt 4 10 6 THCS Lĩnh Nam 4 10 7 THCS Đại Kim 4 10 8 THCS Giáp Bát 4 10 Tổng 40 70
2.2.3. Nội dung khảo sát
Đề tài tập trung khảo sát và đánh giá thực trạng về dạy học mơn Tốn và quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS quận Hoàng Mai trên các nội dung, như sau:
* Thực trạng dạy học mơn Tốn ở các trường THCS quận Hoàng Mai:
- Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Toán; - Thực trạng thực hiện phương pháp dạy học mơn Tốn;
- Thực trạng sử dụng phương tiện dạy học mơn Tốn; - Thực trạng kiểm tra-đánh giá kết quả dạy học mơn Tốn;
* Thực trạng về quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS quận Hoàng Mai:
- Thực trạng quản lý thực hiện mục tiêu, chương trình và nội dung dạy học mơn Tốn;
- Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn; - Thực trạng quản lý đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV mơn Tốn - Thực trạng quản lý việc sử dụng các phương tiện dạy học;
- Thực trạng quản lý kiểm tra-đánh giá và kết quả dạy học bộ mơn Tốn
Đồng thời, đưa ra những đánh giá chung về thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường THCS quận Hoàng Mai với các mặt mạnh, mặt hạn chế tồn tại và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng đó.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp khảo sát: Thiết kế và sử dụng 02 bảng hỏi cho các đối tượng khảo sát ở trên; Tiến hành phỏng vấn sâu một số đối tượng khảo sát, quan sát …
- Công cụ Toán học được sử dụng: Số TB gia quyền (X ):
n 1 i Xi.ni n 1 X Trong đó: X : Là số TB cộng các mức độ trả lời.
Xi: Là điểm ở mức độ xi.
ni Là tần số xuất hiện các câu trả lời.
- Cách cho đểm các tiêu chí về mức độ thực hiện nội dung như sau:
+ Mức độ thực hiện tốt: 4 điểm;
+ Mức độ thực hiện khá: 3 điểm;
+ Mức độ thực hiện TB: 2 điểm;
+ Mức độ thực hiện yếu: 1 điểm;
+ Mức độ thực hiện rất yếu: 0 điểm.
- Từ cách cho điểm như trên, chúng tôi xác định mức độ kết quả thực hiện nằm trong khoảng điểm từ 0 đến 4 điểm với mức độ cụ thể như sau:
+ Kết quả thực hiện ở mức độ rất yếu: 0 X 0.8
+ Kết quả thực hiện ở mức độ TB: 1.6 X 2.4
+ Kết quả thực hiện ở mức độ khá 2.4 X 3.2
+ Kết quả thực hiện ở mức độ Tốt: 3.2X 4
2.3. Thực trạng hoạt động dạy học mơn Tốn tại các trƣờng trung học cơ sở quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội
2.3.1. Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn
Chương trình dạy học mơn Tốn phải thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung, phương pháp, phương tiện dạy học, tiến trình giờ học (tổ chức giờ học) và cách thức đánh giá kết quả học tập của HS. Nội dung dạy học cần dựa trên cơ sở một chương trình chuẩn, đảm bảo tính phổ thơng, tồn diện, hướng nghiệp. Đồng thời nội dung dạy học mơn Tốn ở trường THCS phải cơ bản, tinh giản, thiết thực và cập nhật với sự phát triển của khoa học - công nghệ, kĩ thuật - xã hội.
Bảng 2.8. Kết quả thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn
ST T
Nội dung, chƣơng trình Mức độ thực hiện (%) X Xếp bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu 1 Lập kế hoạch bài
dạy mơn Tốn 10.91 27.27 52.73 9.09 0.00 2.40 5
2
Đảm bảo việc dạy đúng và đủ phân phối chương trình
11.82 47.27 31.82 9.09 0.00 2.62 4
3 Dạy học bám sát
mục tiêu bài dạy 11.82 48.18 30.91 9.09 0.00 2.63 3
4
Đảm bảo nội dung kiến thức, kỹ năng trọng tâm cơ bản của bài học
13.64 47.27 30.00 9.09 0.00 2.65 2
thống của nội dung bài dạy
6
Cập nhật những thành tựu mới trong Toán học
10.00 29.09 50.00 10.91 0.00 2.38 6
Điểm TB chung: 2.56
Thực trạng thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn được thể hiện qua bảng 2.8 cho thấy hầu hết các mức độ thực hiện nội dung, chương trình dạy học là thường xuyên và kết quả thực hiện các nội dung này ở mức khá với mức điểm TB = 2.56. GV cũng cho rằng việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học là thường xuyên. Cụ thể như sau:
Nội dung “Lập kế hoạch bài dạy mơn Tốn” theo đánh giá của đa số CBQL và GV đánh giá việc lập kế hoạch bài dạy mơn Tốn ở các trường là khơng thường xun và kết quả thực hiện ở mức TB, cụ thể điểm TB = 2.40. Qua đó chứng tỏ GV Tốn ở các trường trong hoạt động dạy học mơn Tốn chưa thực sự làm tốt việc lập kế hoạch bài dạy mơn Tốn. Ngồi ra, khi quan sát cũng như hỏi một số GV phụ trách chun mơn mơn Tốn ở các trường THCS của quận Hồng Mai đều cho rằng có yêu cầu GV lập kế hoạch bài dạy mơn Tốn, nhưng GV khơng thường xuyên thực hiện và kết quả đạt được chưa cao, việc lập kế hoạch cịn mang tính hình thức, chất lượng và hiệu quả cịn thấp.
Nội dung “Đảm bảo việc dạy đúng và đủ phân phối chương trình mơn Tốn” theo đánh giá của CBQL và GV về việc đảm bảo dạy đúng và đủ phân phối chương trình ở mức thường xuyên và kết quả thực hiện là khá tốt, cụ thể điểm TB = 2.62. Điều đó, chứng tỏ các trường đều đảm bảo việc dạy đúng và đủ phân phối chương trình. Vì đặc điểm của mơn Tốn là địi hỏi tính chính xác cao, tính khoa học, suy luận chặt chẽ hợp logic nên việc dạy mơn Tốn cần phải đảm bảo dạy đúng và đầy đủ kiến thức cơ bản phổ thơng trong phân phối chương trình. Theo quan sát, hỏi ý kiến của một số CBQL cũng cho rằng các trường đều thường xuyên đảm bảo việc dạy đúng và đủ phân phối chương trình, kết quả thực hiện là khá tốt.
Nội dung “Dạy học bám sát mục tiêu bài dạy mơn Tốn” Hầu hết CBQL và GV đều cho rằng đây là việc làm thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức khá,
điểm TB = 2.63. Qua khảo sát cho ta thấy việc thực hiện nội dung, chương trình dạy học mơn Tốn ở các trường đều bám sát mục tiêu bài dạy. Theo định hướng đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn ở trường THCS cũng nêu rõ là cần phải bám sát mục tiêu giáo dục phổ thông, cụ thể là bám sát mục tiêu bài dạy. Cũng qua việc hỏi ý kiến của một số GV mơn Tốn ở các trường THCS khẳng định rằng thường xuyên thực hiện nghiêm túc việc dạy học bám sát với mục tiêu bài dạy.
Kết quả khảo sát nội dung “Đảm bảo nội dung kiến thức, kỹ năng trọng tâm
cơ bản của bài học” cho thấy việc đảm bảo nội dung tri thức, kỹ năng trọng tâm cơ
bản của bài học theo đánh giá của CBQL và GV ở mức thường xuyên và kết quả là khá tốt, cụ thể điểm TB = 2.65. Từ đó chứng tỏ hoạt động dạy học mơn Toán ở các trường được điều tra đều đảm bảo nội dung tri thức, kỹ năng trọng tâm cơ bản của bài học, khơng có tình trạng dạy những kiến thức ngồi chương trình, dạy tràn lan. Qua tìm hiểu thực tế, quan sát một số GV, tác giả thấy nội dung dạy học được đảm bảo đầy đủ, cơ bản.
Nội dung “Đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài dạy mơn Tốn” cho thấy các ý kiến đánh giá về việc đảm bảo tính hệ thống của nội dung bài dạy là thường xuyên và kết quả thực hiện ở mức khá tốt, cụ thể điểm TB = 2.68. Qua đó cho ta thấy trong hoạt động dạy học, các GV ln đảm bảo tính hệ thống, nội dung bài dạy, kiến thức mới dựa trên nền tảng kiến thức của bài dạy trước đó, có tính khoa học, hợp logic. Theo quan sát, tìm hiểu ở một số bài dạy của GV dạy Toán, tác giả nhận thấy nội dung bài dạy có tính hệ thống, khoa học, hợp lý.
Với các nội dung “Cập nhật những thành tựu mới trong Toán học”. Việc cập nhật những thành tựu mới trong Toán học của GV được CBQL và GV nhận định là không thường xuyên và kết quả ở mức TB, cụ thể điểm TB = 2.38. Điều đó, chứng tỏ trong hoạt động dạy học mơn Tốn ở các trường được khảo sát GV không thường xuyên cập nhật những thành tựu mới trong Tốn học thơng qua sách, báo, internet. Theo quan sát, tham khảo ý kiến của một số GV có nhiều kinh nghiệm đều cho rằng, GV dạy tốn ít khi cập nhật những thành tựu, cơng trình khoa học mơn Tốn để phục vụ cho công tác dạy học.
2.3.2. Thực trạng thực hiện phương pháp dạy học mơn Tốn
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn là một trong những nhiệm vụ quan trọng của GV dạy toán ở cấp THCS trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong thời đại mà CNTT hầu như chiếm lĩnh các lĩnh vực trong đời sống. Qua báo cáo tổng kết các năm học 2011 - 2012 đến 2015 - 2016, quan sát trường lớp, các phiếu khảo sát và trao đổi với CBQL và GV các trường THCS trong quận Hoàng Mai cho thấy việc vận dụng đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn đã làm cho HS thích thú, dễ tiếp thu, khắc sâu kiến thức được học; HS phát huy được tính năng động, sáng tạo và hình thành thói quen tự học, tự bổ sung kiến thức. Tuy nhiên, việc vận dụng đổi mới của một số GV còn chậm, chưa nhuần nhuyễn, chưa bao quát hết các đối tượng HS. Khi áp dụng các phương pháp dạy học tích cực thì hầu như chỉ có HS khá giỏi tham gia hoạt động tích cực cịn HS yếu kém vẫn chưa phát huy được năng lực của mình. Thực trạng sử dụng phương pháp dạy học mơn Tốn được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.9. Kết quả thực trạng thực hiện phương pháp dạy học mơn Tốn
STT Phƣơng pháp Mức độ thực hiện X Xếp bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu
1 Thuyết trình giảng giải 13.64 55.45 28.18 2.73 0.00 2.80 1
2 Thuyết trình kết hợp với
nêu vấn đề, đàm thoại 16.36 54.55 20.00 9.09 0.00 2.78 2
3 HS đóng vai theo tình
huống, thảo luận 11.82 48.18 30.91 9.09 0.00 2.63 4
4 Dạy học theo nhóm, quan
tâm tới từng đối tượng HS 9.09 38.18 36.36 16.37 0.00 2.40 5
5 Tổ chức cho HS thực hiện
các kế hoạch học tập 9.09 35.45 36.37 19.09 0.00 2.35 6
6 Một số phương pháp dạy
Điểm TB chung: 2.61
Kết quả khảo sát ở bảng 2.9 cho thấy: phương pháp được sử dụng nhiều nhất trong dạy tốn vẫn là “Thuyết trình giảng giải” rồi đến “Thuyết trình kết hợp với
nêu vấn đề, đàm thoại”. Trong mơn Tốn, lời nói thường dùng để lập luận, dẫn dắt,
tìm tịi, giải thích chứng minh. Ngồi ra hai phương pháp dạy học này, qua trị chuyện thì GV cịn sử dụng nhiều là phương pháp vấn đáp và phương pháp luyện tập và thực hành. Riêng vấn đề luyện tập và thực hành chính là đặc trưng của mơn Tốn. Phương pháp trực quan thì khơng phải trong tình huống nào cũng sử dụng.
Riêng ba phương pháp như: “Cho HS đóng vai theo tình huống, thảo luận”, “Dạy học theo nhóm, quan tâm tới từng đối tượng HS” và “Tổ chức cho HS thực
hiện các kế hoạch học tập” thì cịn ít được sử dụng thường xuyên và có GV chưa sử
dụng bao giờ. Sở dĩ có điều này cũng vì để sử dụng ba phương pháp này rất cần sự chủ động linh hoạt và hợp tác của HS, mà đối với HS đại trà thì khơng phải đối với lớp nào cũng có thể áp dụng được. Ngồi ra, muốn sử dụng được ba phương pháp đó cũng yêu cầu người GV phải có kĩ năng tổ chức phối hợp và xử lý linh hoạt các tình huống trên lớp, quan trọng hơn là nhận thức được vai trò tác dụng của từng phương pháp để thực hiện. Giải thích tình trạng này, côBùi Thị Minh Vân là GV Tốn ở trường THCS Giáp Bát có ý kiến trả lời: “Kiến thức nhiều, thời gian có hạn, đề kiểm tra-đánh giá yêu cầu cao… GV giảng cũng chẳng đủ thời gian, nếu thảo luận nhóm để HS trình bày, sau đó GV lại định hướng thì khơng thể đi hết nội dung bài học. Hơn nữa lớp học đơng, có lớp đến 50 HS thì tổ chức hoạt động nhóm là khơng hiệu quả. Vì trong một tiết học khơng đủ thời gian để tất cả các nhóm trình bày và GV cũng không thể định hướng được phần trả lời của các nhóm. Ngồi ra để hoạt động nhóm thực sự thì bản thân HS cần hết sức tích cực, mỗi cá nhân đều phải hoạt động và hợp tác làm việc, song thực tế thì những HS học yếu hơn lại chỉ “trông chờ” vào bạn giỏi hơn, nên hoạt động nhóm đối với HS thuộc diện TB và yếu là ít hiệu quả thậm chí phản tác dụng. Nguyên nhân do nội dung và thời lượng chương trình cũng như quy mơ lớp học dẫn đến việc học nhóm chưa được áp dụng nhiều”.
Đối với phương pháp đóng vai theo tình huống địi hỏi GV phải có sự chuẩn bị kĩ càng, HS phải có khả năng nhập vai tốt. Phương pháp tổ chức cho HS thực hiện các kế hoạch học tập địi hỏi HS phải có ý thức học tập cao, gia đình quan tâm
sâu sát việc học tập của con em thì mới áp dụng được. Trong khi đó, ở quận Hồng Mai là quận có tỉ lệ gia tăng dân số chủ yếu là do dịch chuyển cơ học lớn, chủ yếu từ vùng nông thôn chuyển lên, tỷ lệ cha mẹ HS quan tâm sâu sát đến việc học tập của con em chưa nhiều.
Tuy nhiên theo khảo sát bổ sung, đa số những GV có tuổi thường sử dụng nhóm phương pháp thuyết trình giảng giải và rất ít áp dụng các phương pháp dạy học tích cực. Cịn những GV trẻ hơn lại hào hứng với các phương pháp dạy học này, có 89,5% GV được hỏi đôi khi sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực khác và có 10,5% GV được hỏi chưa bao giờ sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực khác. Thậm chí có GV khi được hỏi tên một số phương pháp dạy học tích cực cịn chưa nêu được, khi được gợi ý thì vẫn chưa nêu được phương pháp đó sử dụng như thế nào. Như vậy bản thân GV còn ngại học hỏi, ngại áp dụng cũng là một nguyên nhân lớn khiến các phương pháp dạy học tích cực cịn ít được phổ biến trong giờ học Toán.