3.2. Biện pháp quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại các trường trung học cơ sở
3.2.3. Quản lý đổi mới sinh hoạt chuyên môn nhằm đẩy mạnh đổi mới phương pháp
pháp dạy học định hướng phát triển năng lực học sinh
3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong những năm học tới đó là đổi mới phương pháp dạy học với chủ chương: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp
dạy và học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS; tăng cường kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Đa dạng hóa các hình thức học tập, chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu khoa học của HS. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT và truyền thông trong dạy và học”. Việc chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học đối với đặc thù bộ môn là hết
sức quan trọng. Chỉ có đổi mới phương pháp dạy học, giúp GV có cách nhìn nhận quan điểm, phương pháp tiếp cận, lĩnh hội và truyền thụ kiến thức theo hướng phát huy được tính tích cực, chủ động của HS mới có thể tạo được sự đổi mới đích thực trong giáo dục, nhằm tạo dựng những thế hệ năng động, trí tuệ. Vì vậy, từ góc độ quản lí Phịng GD&ĐT cần đặc biệt quan tâm và đặt vấn đề chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học ở đúng tầm của nó trong sự phối hợp chỉ đạo các hoạt động toàn diện của các nhà trường. Mục tiêu của biện pháp là nhằm:
- Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn của các tổ/nhóm chun mơn trong các nhà trường hiện nay tập trung vào sinh hoạt chuyên môn sâu. Tập hợp được những sáng kiến, kinh nghiệm của nhiều GV theo các cụm trường và quận Hoàng Mai.
- Xây dựng nền nếp chuyên môn trong các nhà trường nhằm nâng cao chất
sinh hoạt chun mơn từ đó lượng giảng dạy bộ mơn.
- Triển khai thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của GV, hướng hoạt động dạy vào người học, nâng cao tính độc lập, khả năng tư duy, sáng tạo của HS. Đổi mới cách học giúp cho HS tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo, bồi
dưỡng phương pháp tự học, biết vận dụng kiến thức vào giải quyết các tình huống trong thực tiễn qua đó phát triển năng người học.
- Bên cạnh đó trong quản lý dạy học bộ mơn Tốn thì Phịng GD&ĐT cần động lực cho đội ngũ GV tự học, tự bồi dưỡng về kiến thức, phương pháp và kỹ thuật dạy học, cách tổ chức các hoạt động dạy học phát huy tính tích cực chủ động của HS.
3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp
Phịng GD&ĐT tiến hành tập huấn tồn quận nội dung “Đổi mới sinh hoạt
chuyên môn” cho đối tượng là BGH và Tổ trưởng chuyên môn của các nhà trường
qua đó yêu cầu các trường THCS trong mỗi cụm quận, thành phố khuyến khích các tổ/nhóm chun mơn thực hiện sinh hoạt chun mơn theo cụm trường, thông báo các thành viên trong Hội đồng chun mơn là người có trách nhiệm phụ trách hoạt động chun mơn của cụm trường đó.
GV trong Hội đồng chun mơn có trách nhiệm căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của bộ môn, kế hoạch thực hiện vụ của các nhà trường trong cụm xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên mơn cho cụm mình và thực hiện chủ trì điều hành các buổi sinh hoạt chuyên môn của cụm trường, khu vực trường. Kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của cụm trường phải được các nhà trường trong cụm đưa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của mỗi nhà trường đó.
Chuyên viên phụ trách mơn Tốn của Phịng GD&ĐT có trách nhiệm tập hợp kế hoạch sinh hoạt chuyên môn của các cụm từ đó lập kế hoạch đi kiểm tra hoặc tổ chức giao lưu GV giữa các cụm nhằm mục đích tư vấn hỗ trợ, bổ sung, phổ biến những kết quả đạt được của các qua các buổi sinh hoạt.
Đối với các nhà trường yêu cầu kế hoạch hoạt động của tổ/nhóm mơn Tốn phải phù hợp với kế hoạch hoạt động chung của nhà trường và được Hiệu trưởng nhà trường duyệt cho phép thực hiện. Khuyến khích các đơn vị tổ chức dạy học theo chủ đề vì vậy nội dung trọng tâm được xác định là: Tổ chức thảo luận xây dựng các chủ đề dạy học phù hợp với đối tượng, điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường, đội ngũ GV; Nghiên cứu lựa chọn các phương pháp, kỹ thuật, cách thức tổ
chức dạy từng chủ đề. Ví dụ: Đầu năm học thường lựa chọn các chuyên đề sinh hoạt với nội dung nghiên cứu chương trình, thảo luận về việc thực hiện các chỉ đạo của ngành, các chuyên đề về dạy học các bài dài, khó, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học… Giữa kì có thể chọn các chuyên đề về đổi mới kiểm tra-đánh giá theo định hướng phát triển năng lực.
Phòng GD&ĐT cần nghiên cứu quản lý việc sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đẩy mạnh việc đổi mới phương pháp dạy học. Đây là hình thức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học thực hiện thí điểm trong các trường học của tỉnh Bắc Giang đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Tuy nhiên hình thức sinh hoạt này mới được Bộ GD&ĐT giới thiệu qua các đợt tập huấn chưa đẩy mạnh áp dụng sâu rộng. Phịng GD&ĐT Hồng Mai cần tiếp thu và tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường như sau:
- Xác định mục đích của sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: Tạo cơ hội cho các GV được học tập lẫn nhau thông qua hoạt động cùng hợp tác thiết kế kế hoạch bài dạy, cùng dự giờ phân tích hài học. Sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học không đánh giá xếp loại GV. Phát triển năng lực chuyên mơn và hồn thiện kỹ năng giảng dạy cho từng GV. Phát huy khả năng khả năng sáng tạo, kết nối lý thuyết với thực hành, giữa ý định và thực tế trong dạy học của mỗi GV. Cải thiện văn hóa ứng xử trong nhà trường như mối quan hệ giữa cán bộ quản lí nhà trường với GV, GV với GV, GV với học sinh, CBQL/GV/học sinh với nhân viên trong nhà trường; tạo môi trường thân thiện, hợp tác giữa các thành viên trong nhà trường. Tăng cường sự tham gia của phụ huynh học sinh vào quá trình giáo dục con em họ như sự quan tâm, động viên, tạo điều kiện thời gian, vật chất, hỗ trợ học sinh học tập ở nhà, chuẩn bị đến trường… Đảm bảo cho tất cả HS có cơ hội tham gia vào q trình học tập và khơng có học sinh bị bỏ rơi, đồng thời nâng cao chất lượng học tập cho từng HS.
- Để sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học hiệu quả, phát triển năng lực chuyên môn, mang lại nhiều ý nghĩa cho đội ngũ GV, các tổ/nhóm chun mơn thực hiện tốt các bước sau: Tổ chức chuẩn bị bài dạy, cho GV tự đăng ký hoặc phân
công dạy minh họa. GV dạy minh họa cần được luân phiên để mọi GV đều được trải nghiệm; Tổ chức dạy minh họa - dự giờ, GV không được dạy trước khi dạy minh họa, lớp học để dạy minh họa cần có đủ khơng gian, bàn ghế được sắp xếp thuận tiện cho người dự dễ dàng quan sát các hoạt động học tập của HS. Thời lượng một tiết dạy minh họa không kéo dài ảnh hưởng đến tâm lý HS. Tổ chức thảo luận sau dự giờ, sử dụng những ghi chép, phim, ảnh, băng ghi âm của bài học để phân tích bài dạy. Trong sinh hoạt chun mơn theo nghiên cứu bài học, người chủ trì khơng tổng kết, khơng chốt lại, nhưng có thể tóm tắt các vấn đề cần lưu ý, các giải pháp để mỗi GV tự suy nghĩ rút kinh nghiệm áp dụng trong các giờ học thực tế và các buổi sinh hoạt chun mơn tiếp theo
Bên cạnh đó, Phịng GD&ĐT đẩy mạnh quản lý nền nếp sinh hoạt chuyên môn trong các nhà trường. Chỉ đạo các nhà trường thành lập Ban chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học, lấy đội ngũ GV cốt cán làm nịng cốt, căn cứ tình hình nhà trường, địa phương, đội ngũ GV, học tập của HS và nguồn lực vật chất của nhà trường để xây dựng kế hoạch thực hiện và xác định các mục tiêu đổi mới. Triển khai một cách cụ thể theo từng tuần, từng tháng, trong từng tổ, nhóm chun mơn và đối với từng cá nhân trong nhà trường. Thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất kết quả học tập, nghiên cứu và ứng dụng đổi mới phương pháp dạy học của GV thông qua các hoạt động thanh, kiểm tra và chỉ đạo các nhà trường quản lý hồ sơ chuyên môn như sổ sinh hoạt chuyên môn, sổ bồi dưỡng, giáo án, dự giờ thăm lớp, trao đổi, rút kinh nghiệm của các tổ, nhóm chun mơn. Chỉ đạo BGH các nhà trường quy định việc thực hiện nền nếp sinh hoạt: hàng tháng tổ/nhóm mơn Tốn phải dành riêng một buổi sinh hoạt chỉ tập trung vào việc thảo luận, trao đổi về đổi mới phương pháp dạy học bộ môn. Hết năm học, các trường phải xây dựng được những chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học. Tổ chức tổng kết hàng năm, chọn các chuyên đề hay đăng trên tập san giáo dục của Phịng GD&ĐT Giáo dục và lấy đó làm căn cứ đánh giá, xếp loại thi đua các nhà trường hàng kì và cả năm học.
Việc đổi mới phương pháp dạy học bao gồm nhiều nội dung, được thực hiện ở nhiều cơng đoạn, trong đó cần nhấn mạnh đến khâu đổi mới cách thiết kế bài học.
Trên lộ trình đổi mới giáo dục mà cụ thể là đổi mới phương pháp dạy học, soạn giáo án đòi hỏi cũng phải thay đổi. Thay vì quan niệm trước kia, giáo án được coi như một kịch bản về những hoạt động của GV trên lớp thì nay, giáo án được coi như một kịch bản về những hoạt động tổ chức cho HS học dưới sự điều khiển của GV. Chỉ đạo các nhà trường triển khai trong tổ, nhóm chun mơn tổ chức cho GV căn cứ vào nội dung chương trình, chuẩn kiến thức, kỹ năng và hướng dẫn điều chỉnh chương trình SGK xây dựng các chủ đề dạy học. Đối với mỗi chủ đề cần xác định rõ các mức độ, yêu cầu cần đạt và hệ thống câu hỏi kiểm tra-đánh giá tương ứng. Tổ chức dạy thực nghiệm để tổ dự và đóng góp ý kiến thống nhất đưa ra kế hoạch dạy học chung, thống nhất về nội dung, phương pháp, phương tiện sử dụng trong mỗi tiết học của mỗi chủ đề đó. Những tiết dạy mẫu mực, phát huy trí lực HS - Đó chính là sự cụ thể hố việc đổi mới phương pháp.
Chỉ đạo các nhà trường u cầu tổ/nhóm Tốn tổng hợp, phân tích kết quả kiểm tra chất lượng giữa kì (nếu có) và cuối mỗi học kì để thấy những thiếu sót trong cơng tác dạy học để từ đó có sự điều chỉnh trở lại hoạt động dạy và đồng thời qua kết quả đó đánh giá được mức độ nhận thức, phân hóa trình độ HS để tổ chức dạy học theo đối tượng.
Chỉ đạo xây dựng đơn vị có tổ/nhóm mơn Tốn tích cực đổi mới phương pháp dạy học điển hình, giúp các đơn vị khác học tập. Chỉ định chọn một số trường THCS trong địa bàn quận lập kế hoạch tổ chức sinh hoạt chuyên môn cho cả quận đối với bộ mơn Tốn định kì mỗi học kì tổ chức ít nhất 2 lần, các năm học tiếp theo tổ chức luân phiên trong các nhà trường với nhau. Nội dung sinh hoạt chuyên môn tập trung các vấn đề: Thống nhất các chủ đề dạy học về nội dung kiến thức, xác định các mức độ yêu cầu cần đạt đối với mỗi đơn vị kiến thức trong chủ đề, hệ thống bài tập/câu hỏi đánh giá, phân phối thời gian và thời điểm tổ chức dạy. Đi liền với nó nghiên cứu đề xuất các phương pháp kỹ thuật dạy học, phương tiện, phần mềm ứng dụng hỗ trợ dạy học; cách thức tổ chức các hoạt động trên lớp. Tổ chức dạy thực nghiệm và rút kinh nghiệm bổ sung, chỉnh sửa hoàn thiện và trở thành các chủ đề dùng chung trong toàn quận. Tổ chức thảo luận xây dựng các ma
trận kiểm tra định kì và kiểm tra cuối kì, cuối năm. Tổ chức giao lưu học hỏi kinh nghiệm dạy học thông qua mạng Internet tại website: Trường học kết nối.
Chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch và mục tiêu phấn đấu thực hiện chủ trương đổi mới, biến thành hành động cụ thể qua việc tổ chức các hoạt động nghiên cứu, các hoạt động chuyên môn trong các nhà trường: phát động thi đua theo chủ điểm, đăng ký nhiều giờ dạy tốt, bài giảng hay theo tinh thần đổi mới. Quy định và xây dựng các tiêu chí đánh giá giờ dạy thực hiện đổi mới phương pháp và giao chỉ tiêu phấn đấu tăng giờ dạy khá tốt cho các nhà trường. Căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, xây dựng chuẩn, đánh giá tiết dạy một cách chi tiết theo yêu cầu đổi mới. Để thực hiện hiệu quả hoạt động đổi mới, công tác thanh, kiểm tra của Phòng GD&ĐT được coi là một mắt xích vơ cùng quan trọng vì quản lý mà khơng kiểm tra thì quản lý là hình thức và xa rời thực tế. Chính vì vậy, việc chỉ đạo các nhà trường giám sát chặt chẽ các khâu soạn, giảng, chấm, chữa bài, dự giờ đột xuất là những công việc quan trọng không thể thiếu trong lịch hoạt động của BGH, đồng thời hàng năm Phịng GD&ĐT có kế hoạch thanh tra định kì và thanh tra đột xuất các nhà trường. Nhất là trong thời điểm hiện nay, luồng sinh khí của cuộc vận động
“Hai khơng” trong tồn ngành đang là điểm tựa để thúc đẩy công tác kiểm tra của
các nhà trường. kiểm tra-đánh giá đúng cốt lõi mọi hoạt động sẽ đưa chất lượng của các nhà trường ngày một nâng lên và bệnh thành tích cũng khơng có điều kiện nảy sinh. Thường xuyên rút kinh nghiệm việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đặc biệt coi trọng khâu tổng kết, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học cấp Phòng GD&ĐT Giáo dục, đưa ra những bài học ý nghĩa, thiết thực để điều chỉnh và định hướng phát triển trong từng học kì, từng năm học.
3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cung cấp đầy đủ văn bản, quy định, các tài liệu của Bộ, Ngành phục vụ công tác đổi mới phương pháp dạy học của GV.
Chỉ đạo BGH các trường tạo điều kiện về thời gian, kinh phí cho việc xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện đổi mới phương pháp dạy học.
có điều kiện phát huy tối đa khả năng chuyên môn.
Có quy chế khen thưởng, động viên kịp thời, tạo môi trường thuận lợi cho công tác giảng dạy và làm việc của GV.