Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán đối với các trường THCS quận hoàng mai, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 77 - 80)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn tại các trường trung học cơ sở

2.4.3. Thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn

Thực hiện chủ trương của Bộ GD&ĐT trong những năm học qua Phịng GD&ĐT quận Hồng Mai đã tổ chức các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra-đánh giá trên cơ sở đã được tập huấn do Bộ GD&ĐT tổ chức. Trong thời gian gần đây, các trường học trên cả nước sôi nổi thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Đổi mới phương pháp dạy học giờ đây khơng cịn là bài Tốn khó mà đã gắn liền với mọi hoạt động của người thầy trên lớp học. Đổi mới phương pháp dạy học phải đảm bảo tính kế thừa và sử dụng sáng tạo, có chọn lọc hệ thống phương pháp dạy học truyền thống hiện có nhằm hình thành tri thức, rèn luyện kỹ năng, kinh nghiệm và phát triển giá trị tích cực đối với đời sống, chiếm lĩnh các giá trị xã hội.

Vấn đề này được các cấp quản lý hết sức quan tâm chỉ đạo các nhà trường tổ chức thực hiện một cách có hệ thống, khoa học, đồng bộ phù hợp với đối tượng HS và với đặc thù của đơn vị. Hình thức tổ chức được các nhà trường thực hiện như: Tổ chức cho GV trao đổi thảo luận các vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học, bàn bạc xây dựng các giáo án chuẩn, các tiết học mẫu mực; Tổ chức thao giảng, dự các tiết dạy đổi mới phương pháp, rút kinh nghiệm, phân tích những vấn đề khó trong từng bài, từng chương; Tổ chức cho GV tham gia các lớp bồi dưỡng định kì, bồi dưỡng thường xuyên, dự các lớp tập huấn bồi dưỡng kĩ năng sử dụng thiết bị, phương tiện kĩ thuật hiện đại phục vụ đổi mới phương pháp.

Bảng 2.14. Kết quả thực trạng quản lý đổi mới phương pháp dạy học mơn Tốn

ST

T Nội dung quản lý

Mức độ thực hiện X Xếp bậc Tốt Khá TB Yếu Rất yếu 1 Tổ chức tập huấn bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực.

13.64 55.45 28.18 2.73 0.00 2.80 1

2

Chỉ đạo nâng cao ý thức trách nhiệm của GV trong công tác đổi mới phương pháp dạy học.

11.82 48.18 30.91 9.09 0.00 2.63 3

3

Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng CNTT, khai thác sử dụng các phần mềm ứng dụng trong dạy học Toán. 16.36 54.55 20.00 9.09 0.00 2.78 2 4 Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học. 9.09 35.45 36.37 19.09 0.00 2.35 4 5 Có hình thức khuyến khích, ưu tiên cho GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học.

Điểm TB chung: 2.51

Năm nội dung quản lý đều được các CBQL của các nhà trường đều đánh giá từ mức độ trên điểm TB chung là 2.51, với số điểm TB đạt từ 2.35 điểm đến 2.8 điểm. Tuy nhiên, các nội dung quản lý này được đánh giá còn nhiều vấn đề phải quan tâm hơn nữa khi tỷ lệ xếp tốt, khá còn thấp (9.09-55.45%), trong khi tỷ lệ xếp yếu và rất yếu còn khá cao (0 đến 19.09%).

Nội dung “Tổ chức tập huấn bồi dưỡng đổi mới phương pháp dạy học, kỹ

thuật dạy học tích cực” cho biết hàng năm cơng tác tổ chức tập huấn bồi dưỡng đổi

mới phương pháp dạy học, kỹ thuật dạy học tích cực cho GV theo tinh thần đổi mới được thực hiện qua các đợt bồi dưỡng thường xuyên và định kì. Song hiệu quả áp dụng vào thực tế còn chưa đáp ứng được yêu cầu giảng dạy bộ môn hiện nay và công tác kiểm tra sau bồi dưỡng còn chưa được chú trọng, bởi vậy có tới 2.73% đánh giá nội dung này còn ở mức yếu và rất yếu.

Các nội dung “Chỉ đạo nâng cao ý thức trách nhiệm của GV trong công tác đổi

mới phương pháp dạy học”; “Có hình thức khuyến khích ưu tiên cho GV tích cực đổi mới phương pháp dạy học”; “Chỉ đạo tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học” chưa có nhiều hiệu quả, mức độ thực hiện chưa cao. Vì vậy, có tới 19.09 % trở

xuống được hỏi đánh giá thực hiện ở mức yếu và điểm bình quân của các biện pháp này chỉ đạt dưới 2.63 điểm trở xuống.

Qua thực tế tìm hiểu, chúng tơi nhận thấy rằng công tác quản lý việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học còn một số mặt tồn tại: Việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học chưa có hiệu quả. Thực tế hầu hết việc sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn trong các nhà trường hiện nay cịn diễn ra rất hình thức, ít nội dung; các cuộc họp mang tính hành chính, sự vụ thơng báo hoặc triển khai kế hoạch của nhà trường hoặc của tổ nhóm thời gian dành cho mỗi buổi họp rất ngắn. Chưa đi sâu vào nghiên cứu phương pháp dạy học, các kỹ thuật dạy học hiện đại phát huy tính tích cực của HS hoặc triển khai các chuyên đề về phương pháp dạy học… Việc tổ chức dự giờ, đánh giá rút kinh nghiệm thường lồng ghép với các đợt hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn như ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hoặc

ngày thành lập Đoàn 26/3. Vậy nên các tiết dạy hàng năm chỉ quanh đi quẩn lại trong một số tiết gây nhàm chán và không khai thác hết các nội dung trong chương trình mơn học. Ngồi ra, nhiều GV (nhất là các GV có tuổi) với tâm lý ngại thay đổi, ngại mất thời gian, công sức đầu tư soạn lại giáo án dẫn đến phương pháp dạy học lạc hậu, chưa phát huy được thế mạnh kinh nghiệm trong giảng dạy của mình cũng như không phát huy được năng lực tự học của HS. Hơn nữa quan điểm, nhận thức về sự đổi mới phương pháp của một số GV còn phiến diện, họ cho rằng: Đổi mới phương pháp đơn thuần chỉ là việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật hiện đại, ứng dụng CNTT, mà không chú trọng đến việc đầu tư phương pháp tổ chức các hoạt động học tập, sử dụng các kỹ thuật dạy học hiện đại, hướng dẫn HS tiếp thu, lĩnh hội kiến thức một cách tích cực, chủ động, có sáng tạo. Vì vậy ở nội dung này các mức độ yếu hoặc rất yếu được đánh giá là 14%, đây là tỷ lệ khá cao, các CBQL ở các nhà trường cần có cách nhìn, cách thay đổi trong cơng tác chỉ đạo thực hiện sinh hoạt tổ/nhóm chun mơn nói chung và tổ/nhóm mơn Tốn nói riêng.

Một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả đổi mới phương pháp đó là việc tổng kết, tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học cấp Phòng GD&ĐT chưa được chú trọng. Phòng GD&ĐT và các nhà trường THCS quận Hoàng Mai chưa có những hình thức khuyến khích GV tích cực thực hiện nhiệm vụ đổi mới phương pháp. Đó chính là những hạn chế, tồn tại trong quản lý hoạt động dạy học mơn Tốn của Phòng GD&ĐT và các nhà trường đòi hỏi cần khắc phục giải quyết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động dạy học môn toán đối với các trường THCS quận hoàng mai, thành phố hà nội đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay (Trang 77 - 80)