* Câu hỏi định hướng:
- Khi điện phân dung dịch KI, có những ion nào ở bên điện cực catot, ion nào ở điện cực anot?
- Sau một thời gian điện phân, thấy dung dịch ban đầu đã đổi màu, chứng tỏ điều gì?
- Khi thử quỳ tím vào dung dịch sau phản ứng, quỳ tím chuyển thành màu gì, dung dịch sau phản ứng là dung dịch nào?
- Dự đoán sản phẩm và viết phương trình phản ứng.
- Phản ứng trên có ứng dụng gì trong cuộc sống thực tiễn? * Biểu hiện của năng lực tự học:
- Theo tiêu chí đọc và hiểu tài liệu hóa học của năng lực tự học có thể dễ dàng nhận thấy những biểu hiện của năng lực tự học như: tóm tắt được cách tiến hành thí nghiệm hóa học; quan sát hiện tượng và mô tả hiện tượng hóa học, giải thích các hiện tượng thí nghiệm xảy ra.
Mức độ 1:
+ HS chưa biết mơ tả rõ ràng thí nghiệm và vai trị của các dụng cụ, hóa chất trong thí nghiệm, tại sao lại sử dụng quỳ để thử dung dịch sau phản ứng.
Mức độ 2:
+ Sau khi quan sát thí nghiệm thấy dung dịch sau phản ứng đổi màu, HS đã biết có phản ứng tạo ra, nhưng chưa biết giải thích.
+ HS biết dung dịch sau phản ứng có chứa dung dịch bazo KOH, nhưng chưa giải thích được tại sao ra tạo ra dung dịch bazo.
Mức độ 3:
+ HS đã biết tóm tắt cách tiến hành thí nghiệm điện phân dung dịch KI. + HS đã dự đoán được hiện tượng của phản ứng xảy ra, và giải thích được tại sao phản ứng lại tạo ra dung dịch kiềm KOH. Do kali là kim loại mạnh, không tham gia điện phân nên nước điện phân thay( điện cực catot).
- Theo tiêu chí vận dụng các dữ kiện từ tài liệu của năng lực tự học như: Viết
phương trình hóa học, dự đốn sản phẩm, làm các bài tập hóa học dưa vào kiến thức hóa học và vận dụng kiến thức hóa học liên hệ với các tình huống trong đời sống thực tiễn.
Mức độ 1:
+ HS biết sau một khoảng thời gian, dung dịch KI ban đầu không màu. Sau phản ứng chuyển thành màu tím. Chứng tỏ dung dịch KI đã bị điện phân, nhưng chưa biết sản phẩm tạo ra là gì.
+ HS chưa làm được các bài tập điện phân KI dựa vào kiến thức hóa học tự học được.
+ HS chưa biết vận dụng để viết được phương trình điện phân của các muối kiềm tương tự.
+ HS chưa biết vận dụng kiến thức hóa học tự học được để làm bài tập liên quan đến điện phân dung dịch muối kiềm.
Mức độ 2:
+ HS đã biết được sản phẩm của phản ứng và viết được phương trình hóa học, nhưng chưa giải thích được ngun nhân rõ ràng tạo ra KOH, I2 và H2.
Phương trình hóa học:
+ HS đã có thể viết được phương trình hóa học điện phân các muối của kim loại kiềm khác.
+ HS có thể làm được một số bài tập cơ bản về điện phân dung dịch muối của các kim loại kiềm nhưng còn chậm.
Mức độ 3:
+ HS đã nêu được hiện tượng của phản ứng, khi nhúng quỳ tím vào dung dịch, dung dịch chuyển thành màu xanh, chứng tỏ dung dịch sau phản ứng là bazo, và đó là KOH, các sản phẩm khác gồm có I2 và H2.
+ HS viết được phương trình điện phân dung dịch KI và giải thích được các sản phẩm tạo ra.
Ở điện cực catot: K+ là kim loại có tính khử mạnh nên khơng điện phân, nước điện phân thay. H2O + 2e → H2 + 2OH-
Ở điện cực anot: 2 I- → I2 + 2e.
Sau đó OH- kết hợp với K+ tạo thành KOH. Nên sản phẩm gồm có KOH, I2 và H2.
+ HS đẫ vận dụng được làm được các bài tập liên quan đến điện phân dung dịch KI nói riêng và điện phân dung dịch của muối kiềm nói chung.
+ HS đã vận dụng vào đời sống thực tiễn để ứng dụng phản ứng điện phân KI này vào sản xuất KOH, I2 hoặc H2 trong công nghiệp.
2.3.1.9. Phản ứng NH4Cl tác dụng KOH
* Mục đích thí nghiệm:
Chứng minh phản ứng của muối, và bazo tạo khí. * Hóa chất, dụng cụ:
Dụng cụ và hóa chất trong mơ hình thí nghiệm được thực hiện như sau: Vào parts library sau đó chọn các dụng cụ và hóa chất được để trong các kho chứa.
Glassware → Standard→ Test tube
Chemicals → Alkalis → Potassium hydroxide