Hiện tượng phản ứng nhiệt phân natri nitrat

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tự học hóa học cho học sinh thông qua sử dụng phần mềm dạy học thí nghiệm chương kim loại kiềm - kim loại kiềm thổ - nhôm (Trang 80 - 83)

* Biểu hiện của NLTH:

- Theo tiêu chí đọc và hiểu tài liệu hóa học của năng lực tự học có thể dễ dàng nhận thấy những biểu hiện của năng lực tự học như: tóm tắt được cách tiến hành thí nghiệm hóa học; quan sát hiện tượng và mơ tả hiện tượng hóa học, giải thích các hiện tượng thí nghiệm xảy ra.

Mức độ 1:

+ HS biết sau khi quan sat nung nóng NaNO3 và đưa tàn đóm đỏ vào, thấy tàn đóm bùng cháy, mới biết có hiện tượng xảy ra. Nhưng chưa biết các sản phẩm của phương trình.

+ HS chưa biết mơ tả cách tiến hành thí nghiệm

+ HS đã nêu được hiện tượng thí nghiệm nhưng chưa giải thích được tại sao liti lại tác dụng mãnh liệt với nước và tạo ra dung dịch làm đổi màu quỳ tím.

Mức độ 2:

+ HS biết được NaNO3 bị phân hủy trên ngọn lửa và tạo ra khí oxi. Đã biết cách viết PTHH: 2NaNO3 → 2NaNO2 + O2↑. Nhưng chưa giải thích được nguyên nhân của phản ứng.

Mức độ 3:

+ HS đã mô tả được đầy đủ, chính xác các bước tiến hành thí nghiệm.

+ HS giải thích được các muối nitrat của kim loại kiềm kém bền nhiệt, rất dễ bị nhiệt phân. Khi nhiệt phân sẽ tạo sản phẩm là muối nitrit và khí oxi. Và thử sản phẩm bằng tàn đóm, thấy tàm đóm bốc cháy chứng tỏ có khí oxi.

+ HS có thể viết đúng được phương trình hóa học của phản ứng này: 2NaNO3 → 2NaNO2

- Theo tiêu chí vận dụng các dữ kiện từ tài liệu của năng lực tự học như: Viết phương trình hóa học, dự đốn sản phẩm, làm các bài tập hóa học dựa vào kiến thức hóa học; tổng hợp kiến thức trọng tâm và vận dụng kiến thức hóa học liên hệ với các tình huống trong đời sống thực tiễn.

Mức độ 1:

+ HS chưa xác định được vai trò các chất trong phản ứng. + HS chưa biết vận dụng làm những bài tập cơ bản.

+ HS chưa biết vận dụng phản ứng này dùng để điều chế khí oxi. Mức độ 2:

+ HS biết đây là loại phản ứng oxi hóa- khử, vì đã có sự thay đổi số oxi hóa các chất trước và sau phản ứng.

Số oxi hóa của nito trong hợp chất trước phản ứng là +5, sau phản ứng số oxi hóa của nito trong hợp chất là +3.

Số oxi hóa của oxi trong hợp chất trước phản ứng là -2, sau phản ứng là 0. Trong phản ứng này NaNO3 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.

+ Nhưng HS đã biết vận dụng vào giải các bài tập cơ bản, nhưng còn chậm hoặc cần sự giúp đỡ của GV.

+ HS chưa biết vận dụng tính chất này có thể điều chế được oxi. Mức độ 3:

+ HS xác định được số oxi hóa của các chất, xác định chất oxi hóa và chất khử + HS có thể thực hiện các phản ứng khác của muối nitrat của kim loại kiềm. + HS có thể làm được các bài tập nhiệt phân muối nitrat tương tự của các kim loại kiềm khác và sử dụng nhiều phương pháp giải khác nhau.

+ HS có thể vận dụng tính chất này để điều chế khí oxi trong phịng thí nghiệm vì các muối nitrat của kim loại kiềm kém bền nhiệt và giàu oxi.

2.3.2. Các thí nghiệm của kim loại kiềm thổ và hợp chất của kim loại kiềm thổ

2.3.2.1. Thí nghiệm magie tác dụng với cacbon đioxit

* Mục đích thí nghiệm:

Chứng minh tính khử mạnh của kim loại magie, có thể tác dụng được với CO2. * Dụng cụ, hóa chất:

Dụng cụ và hóa chất trong mơ hình thí nghiệm được thực hiện như sau: Vào parts library sau đó chọn các dụng cụ và hóa chất được để trong các kho chứa.

Glassware → Standard → Erlenmeyer Flask Equipment → Apparatus → Electric heater Equipment → Stoppers → Large → Solid

Chemicals → Metals → Lumps → Magnesium ribbon Chemicals → Gases → Carbon dioxide

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát triển năng lực tự học hóa học cho học sinh thông qua sử dụng phần mềm dạy học thí nghiệm chương kim loại kiềm - kim loại kiềm thổ - nhôm (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)