* Biểu hiện của NLTH:
- Theo tiêu chí vận dụng các dữ kiện từ tài liệu của năng lực tự học như: Viết phương trình hóa học, dự đốn sản phẩm, làm các bài tập hóa học dựa vào kiến thức hóa học; tổng hợp kiến thức trọng tâm và vận dụng kiến thức hóa học liên hệ với các tình huống trong đời sống thực tiễn.
Mức độ 1:
+ HS chưa biết cách dự đoán sản phẩm và viết đúng PTHH.
+ HS chưa tổng hợp được kiến thức trọng tâm là do nhôm là kim loại mạnh nên tác dụng được với nhiều chất.
+ HS cịn lúng túng khi làm các bài tập có liên quan đến nhôm tác dụng với phi kim.
Mức độ 2:
+ HS đã biết viết PTHH: 4Al + 3O2 → 2Al2O3
+ HS đã biết nhôm là kim loại mạnh có thể tác dụng được dễ dàng với oxi tạo ra nhôm oxit.
+ HS chưa liên hệ được kiến thức thực tế khi nhôm rất hoạt động mà người ta vẫn sử dụng nồi nhôm, chậu nhôm trong sinh hoạt.
Mức độ 3:
+ HS đã biết nhôm là kim loại mạnh, ngoải oxi có thể tác dụng được với nhiều phi kim khác.
+ HS đã giải thích được nhơm là một kim loại có tính khử mạnh, nhưng trong cuộc sống người ta vẫn sử dụng những đồ vật bằng nhôm là do bên ngoài những đồ vật này nhôm tác dụng một phần nhỏ với oxi, tạo ra lớp màng nhôm oxit rất bền ngăn cho nhôm tác dụng với các chất khác. Nên chúng ta rất yên tâm sử dụng những đồ vật bằng nhôm này.
2.3.3.2. Thí nghiệm nhiệt nhơm
* Mục tiêu:
Chứng minh tính khử mạnh của kim loại nhơm, có thể khử được các oxit kim loại. - HS hiểu nhôm là một kim loại mạnh.
- HS biết ứng dụng của phản ứng nhiệt nhôm
- HS vận dụng giải thích một vài tình huống gặp trong thực tiễn. * Dụng cụ, hóa chất:
Equipment→ Apparatus → Bunsen bumer Equipment→ Apparatus → Stand
Equipment → Stoppers → Large → Solid
Chemilcals→ Oxides → Iron(III) oxide
Chemilcals→ Metals → Powder & Liquids→ Aluminium