Điều tra thực trạng trong dạyhọc hóa học việc sử dụng bài tập hóa học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 28 - 31)

huyện Thường Tín, Ứng Hịa.

1.5.1.1. Mục đích điều tra, đánh giá

Làm rõ thực trạng việc sử dụng BTHH thực tiễn trong DHHH ở trường THPT, việc phát triển NLVDKT cho HS trong q trình DH mơn Hố học.

1.5.1.2 Nội dung và phương pháp điều tra:

Xây dựng phiếu điều tra: Chúng tôi đã xây dựng 2 phiếu hỏi dùng điều tra cho 2 đối

tượng GV và HS. Nội dung các phiếu hỏi được trình bày ở phần phụ lục số 1 và 2

Tiến hành điều tra: Chúng tôi đã tiến hành điều tra 25 GV ở 4 trường THPT của

huyện Thường Tín: trường THPT Lý Tử Tấn, Thường Tín, Vân Tảo, Nguyễn Trãi và THPT Ứng Hịa B với 230 HS thuộc 2 trường THPT Lý Tử Tấn và Ứng Hòa B. Ngồi việc điều tra qua phiếu chúng tơi còn quan sát, trao đổi về các vấn đề:

- Tìm hiểu tình hình chung, cơ sở vật chất, phịng thí nghiệm và các phương tiện dùng cho giảng dạy và học tập của nhà trường và chất lượng HS đầu năm học. - Tìm hiểu và đàm thoại với các GV hóa học để nắm được thực trạng học tập của HS và PPDH được GV sử dụng,những thuận lợi và khó khăn của GV và HS trong quá trình xây dựng và sử dụng BT thực tiễn.

- Tiếp xúc và trò chuyện với HS, nghiên cứu vở ghi chép và các bài làm của HS để nắm được điều kiện học tập, tâm tư tình cảm, nhu cầu học tập bộ môn của HS, đặc điểm tư duy và PP học tập hóa học của HS.

1.5.1.3.Kết quả điều tra:

*Đối với học sinh

Chúng tôi đã gửi phiếu điều tra HS ( phụ lục 1) tới 230 HS 11A1 (38 HS), 11A2 (38 HS), 11A3 ( 38 HS),11 A4( 38 HS) thuộc trường THPT Lý Tử Tấn và 11 B1 (39 HS) và 11B2 (39 HS) thuộc trường THPT Ứng Hòa B và cho kết quả như sau: - Thái độ của HS đối với mơn Hóa học: khoảng gần 40,2 % HS cảm thấy hứng thú với giờ học của mơn Hóa học).

- Về sự chuẩn bị cho giờ BTHH: 47.45 % HS hoàn thành bài tập ở nhà, 18.91 % HS đọc trước bài và ghi lại những phần chưa hiểu và sau nêu thắc mắc của mình với GV trong giờ học

- Về thời gian dành cho việc giải bài 14,2 % dành trên 60 phút để làm BT.

-Thái độ của HS khi gặp phải vấn đề, mâu thuẫn trong học tập và làm bài tập: 69,88% HS chưa hứng thú tìm hiểu khám phá những vấn đề, mâu thuẫn trong học tập và làm BT.

- Có 30,12 % HS cảm thấy hứng thú và muốn tìm hiểu những mâu thuẫn, vấn đề trong học hóa học.

- Đánh giá về việc hình thành và rèn luyện NLVDKT 15,24% HS cho là rất cần thiết, 67,39 % HS cho là cần thiết,và 13,47% HS cho là bình thường, khơng cần thiết là 3,9%.

- Mức độ liên hệ, VDKT hóa học vào thực tiễn : HS chưa thường xuyên so sánh kiến thức hóa học với các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống hàng ngày chỉ có 51,75 % thỉnh thoảng mới có sự so sánh hoặc VDKT hóa học với thực tiễn.

b) Kết quả điều tra GV:

Chúng tôi đã gửi phiếu điều tra GV (phụ lục 2) tới 25 GV hóa học thuộc 4 trường thuộc địa bàn huyện Thường Tín và GV Hóa trường THPT Ứng Hịa B và có kết quả như sau:

*Về thực trạng sử dụng các PPDH trong DHHH ở trường phổ thông:

- Các GV chủ yếu sử dụng PPDH thuyết trình, đàm thoại. Chỉ có 20% GV sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề thường xuyên, nhiều PPDH khác như nghiên cứu, dạy học dự án… ít được quan tâm sử dụng trong DH.

- Những khó khăn gặp phải khi sử dụng BTHH nhằm phát triển NLVDKT cho HS: Mất nhiều thời gian ( 76%), trình độ HS cịn hạn chế nên khó giải quyết (60%) , GV chưa nắm rõ dạng BT gắn với thực tiễn (40%) và ý kiến khác ( 20 %)

*Về xây dựng BTHH

- Nguồn BT thường sử dụng: 80% GV chủ yếu trong SGK, sách BT , 20% GV sử dụng các nguồn BT khác như: sách tham khảo, mạng internet, đề thi đại học- cao đẳng .

- Tiêu chí xây để xây dựng BT: 80 % các GV dựa vào nội dung kiến thức trong SGK, theo từng dạng BT và theo trình độ của HS để xây dựng BT trong DH. Tuy nhiên 60 % GV khi xây dựng BT chưa quan tâm đến việc phát triển NL cá nhân của HS và VDKT hóa học vào thực tiễn.

*Về thực trạng sử dụng bài tập trong DHHH

- Mục đích sử dụng BTHH: 60 % chủ yếu là củng cố kiến thức, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của HS ; Việc sử dụng BT để tạo nguồn kiến thức nghiên cứu kiến thức mới, rèn luyện NLVDKT và kích thích sự tạo hứng thú của HS ít được chú ý đúng mức chỉ chiếm khoảng 40 %.

- BT tái hiện kiến thức được sử dụng thường xuyên chiếm 60 %

- Sử dụng BT phát triển NLVDKT vào giải quyết các tình huống thực tiễn, BT thí nghiệm hóa học, mơ hình, sơ đồít được chú trọng chiếm 16%.

- 100% GV cho rằng việc phát triển NLVDKT cho HS là rất cần thiết.

- Việc sử dụng BT để hình thành và phát triển NLVDKT cho HS: Dùng BTHH có bối cảnh thực tiễn (20%). Sử dụng BT có tình huống thực tiễn của cuộc sống yêu cầu HS sử dụng kiến thức đã học để giải quyết (12%), Thiết kế các BTTN, BT có bối cảnh (12%), Yêu cầu HS giải BT bằng nhiều cách khác nhau (12%), sử dụng BT có nhiều lựa chọn, yêu cầu HS phân tích và lựa chọn đáp án đúng nhất (8%).

- Mức độ sử dụng BTHH có nội dung thực tiễn, thí nghiệm hóa học, mơ hình, sơ đồ trong dạy học hóa học: Thường xuyên (0%), chưa thường xuyên (92%), chưa bao giờ (8%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 28 - 31)