Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua bài tập tự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 69 - 71)

2.1.3 .Đặc điểm nội dung và phương pháp dạyhọc chương Nitơ photpho

2.3 .Sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học

2.3.5 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua bài tập tự

học ( bài tập về nhà)

Khi kết thúc mỗi bài học thì việc đưa ra một HTBT là vơ cùng quan trọng. Quá trình làm BT trước tiên sẽ giúp các em củng cố và khắc sâu kiến thức một cách vững chắc, nhờ đó các em sẽ nhớ bài học được lâu và sâu sắc hơn. Sau đó, nó giúp các em vận dụng nhưng gì đã học để giải quyết các vấn đề, các tình huống thực tế mà thơng qua đó, các em sẽ hình thành được các năng lực cần thiết. Thời gian học trên lớp không thể coi là đủ để các em học giỏi, học tốt các mơn học.

Do đó cần phải có q trình tự học, tự đào tạo. Tự học, tự đào tạo là một con đường phát triển suốt đời của mỗi con người trong điều kiện kinh tế, xã hội nước ta hiện nay và cả mai sau, đó cúng là GD được nâng cao khi tạo ra được năng lực sáng tạo của người học, khi biến được quá trình GD thành q trình tự GD. Quy mơ GD được mở rộng khi có phong trào tồn dân tự học. Để HS có thể tự học hiệu quả cần sự trợ giúp tích cực từ GV mà HTBT về nhà được coi là một công cụ định hướng cho quá trình tự học. BT về nhà có thể ở nhiều mức độ, nhiều hình thức, từ vận dụng thấp đến vận dụng cao tùy thuộc vào từng đối tượng HS. Với các BT mới, có thể hướng dẫn cách làm với HS trung bình, với HS khá giỏi nên coi đó là một thách thức để các em tự tìm hướng giải quyết. GV cần thường xuyên kiểm tra, đánh giá khả năng của các em và tác dụng của HTBT đã giao, đồng thời có những điều chỉnh phù hợp.

Ví dụ GV có thể sử dụng BTTT để yêu cầu HS tìm hiểu, giải quyết khi học bài ở nhà.

Ví dụ 1: Trong q trình chế biến thịt hun khói, xúc xích, lạp sườn người ta có sử

dụng muối NaNO3 hoặc KNO3 (diêm tiêu). Hãy quan sát thành phần của 1 số loại xúc xích cho biết:

- Hàm lượng diêm tiêu dược sử dụng trong chế biến, bảo quản đúng là bao nhiêu? - Vì sao khi sử dụng xúc xích chỉ nên hấp hoặc rán qua ở nhiệt độ không quá cao? - Có nên sử dụng thường xuyên và liên tục các sản phẩm ăn nhanh chế biến từ thịt khơng? Vì sao?

Gợi ý trả lời:

- Tiêu chuẩn của Việt Nam về nitrat của Việt Nam là 50ppm.Trong ngành công nghệ thực phẩm, chỉ cho phép sử dụng muối nitrat (KNO3, NaNO3) từ 50mg – 500mg/kg tùy loại sản phẩm.

- Nitrat tự nó khơng phải là chất gây ung thư, nhưng là nghi phạm gián tiếp gây ra ung thư khi nó biến thành nitrit, rồi chất này kết hớp với gốc amin tự do trong thịt tạo thành phức chất nitrosamines trong quá trình xử lý nhiệt độ cao (đối với đồ hộp, lạp xưởng, xúc xích, cá xơng khói……).

- Theo Tổ chức Y tế thế giới thì liều nitrat chấp nhận hàng ngày của người trưởng thành là 3,7mg/kg thể trọng (không áp dụng cho trẻ em dưới 1 tuổi).

Ví dụ 2:

Câu 1: Hãy quan sát thành phần các chất có trên bao bì của loại nước coca cola và

cho biết?

a.Có H3PO4 trong thành phần khơng? Vai trị của H3PO4 và hàm lượng của nó? b.Việc sử dụng thường xuyên coca cola gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe con người?

Câu 2:Vì sao photpho được gọi là nguyên tố của sự sống và tư duy? Những loại

thực phẩm nào cần được sử dụng hàng ngày để bổ sung lượng photpho cho cơ thể?

Gợi ý trả lời:

Câu 1:a.Trong coca cola có axit phophoric, axit H3PO4 được sử dụng là chất axit hóa và tạo vị chua cho coca cola. Axit này kết hợp với một lượng lớn HFCS – một loại xiro ngô đã xử lý enzym để tạo độ ngọt mong muốn – tạo cân bằng axit trong đồ uống có ga.

b.Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ đã cung cấp các bằng chứng về mối quan hệ giữa sử dụng Coca – Cola và chứng loãng xương. Một vài nghiên cứu khẳng định rằng axit phosphoric làm giảm hàm lượng

Can – xi. Ngồi ra, nhóm các nhà khoa học của Viện nghiên cứu Y tế của Hoa Kỳ cũng phát hiện việc uống nhiều hơn 2 cốc Cola một ngày làm tăng gấp đôi nguy cơ sỏi thận.

Câu 2:

- Photpho vô cơ trong dạng photphat PO43- đóng một vai trị quan trọng trong các phân tử sinh học như ADN và ARN trong đó nó tạo thành một phần của phần cấu trúc cốt tủy của các phân tử này.

- Cơ thể chúng ta trung bình chứa 1 kg photpho. Sự phân bố P trong cơ thể chúng ta khơng đều. Tính rắn của bộ xương là do canxi photphat, một chất kết tinh rắn duy nhất trong số hàng nghìn chất cấu tạo nên cơ thể con người. P tập trung nhiều nhất ở trong xương, khoảng 100g tập trung ở bắp thịt và gần 10g ở tổ chức thần kinh.Nếu P trong xương mất đi thì thân thể chúng ta trở thành một khối khơng có hình dáng, nếu P trong bắp thịt mất đi thì cúng ta sẽ mất khả năng cử động, và nếu P trong tổ chức thần kinh mất đi thì chúng ta sẽ ngừng suy nghĩ. Khơng có P sẽ khơng có tư tưởng.

Khi giải quyết các dạng BT này HS tìm hiểu thực tế và VDKT hóa học, sinh học về các mơn KH khác để GQVĐ. Từ đó HS sẽ thấy được vai trị và ý nghĩa của mơn học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 69 - 71)