Yêu cầu chung về việc sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 63 - 67)

2.1.3 .Đặc điểm nội dung và phương pháp dạyhọc chương Nitơ photpho

2.3 .Sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học

2.3.1 Yêu cầu chung về việc sử dụng bài tập hóa học để phát triển năng lực cho HS

Trong học tập hoá học, một trong những hoạt động chủ yếu để phát triển NLVDKT cho HS là hoạt động giải BT. Vì vậy, GV cần phải tạo điều kiện để thông qua hoạt động này các NL của HS được phát triển, HS sẽ có những phẩm chất tư duy mới, thể hiện ở:

- NL phát hiện vấn đề mới. - Tìm ra hướng mới.

- Tạo ra kết quả học tập mới.

Để có được những kết quả trên, người GV cần ý thức được mục đích của hoạt động giải BTHH, khơng phải chỉ là tìm ra đáp số đúng mà cịn là phương tiện khá hiệu quả để rèn luyện tư duy hoá học cho HS. BTHH phong phú và đa dạng, để

giải được BTHH cần phải vận dụng nhiều kiến thức cơ bản, sử dụng các thao tác tư duy so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hố, ... Qua đó HS thường xuyên được rèn luyện ý thức tự giác trong học tập, nâng cao khả năng hiểu biết của bản thân.

Thông qua hoạt động giải BT sẽ giúp cho tư duy được rèn luyện và phát triển thường xuyên, đúng hướng, thấy được giá trị lao động, nâng khả năng hiểu biết thế giới của HS lên một tầm cao mới, góp phần cho quá trình hình thành nhân cách tồn diện của HS.

Khi sử dụng BTHH để phát triển năng lực cho HS cần đảm bảo các yêu cầu chung như sau:

- Hình thành cho HS hệ thống kiến thức hóa học cơ bản để dựa vào bản chất hóa học để tìm ra cách giải quyết mới ngắn gọn hơn.

- Rèn luyện tư duy vận dụng, giải thích, suy luận logic trong giải BTHH. - Rèn luyện NL độc lập suy nghĩ cho HS.

- Tăng cường cho HS giải BT có VDKT thực tiễn, kiến thức gắn với mơi trường. - Phát triển NLVDKT cho HS thông qua việc hướng dẫn HS tự tìm hiểu các hiện tượng có bản chất hóa học, giải thích, vận dụng để giải quyết các vấn đề đó.

- Nội dung kiến thức hóa học phải gắn liền với thực tiễn đời sống, xã hội cộng đồng.

- Nội dung kiến thức phải gắn với thực hành, thí nghiệm hóa học và tăng cường thí nghiệm hóa học trong nội dung học tập.

- BTHH phải đa dạng, phải có nội dung hóa học thiết thực.

2.3.2 Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho HS thông qua sử dụng trong bài dạy nghiên cứu kiến thức mới.

Việc sử dụng BT trong khi dạy bài mới tạo điều kiện cho GVsử dụng BTHH phối hợp với các PPDH tích cực như đàm thoại tìm tịi, GQVĐ, PPDH theo góc,PP trực quan,...để tổ chức các hoạt động tìm tịi thu nhận kiến thức mới cho HS. Với những kiến thức mới mà HS có thể tự đọc SGK được thì GV sẽ đưa ra câu hỏi BT vào với yêu cầu HS vận dụng kiến thức thu được qua đọc SGK để giải quyết. Làm như vậy bài học sẽ trở nên sinh động hơn và cuốn hút hơn.

Như vậy, khi GV lập kế hoạch bài dạy cần chú ý chuẩn bị chi tiết cho tiết dạy thông qua các hoạt động sau:

Đối với GV cần chuẩn bị kĩ các công việc như hướng dẫn HS chuẩn bị nội dung bài mới ở nhà, dự định lượng BT sẽ đưa vào, mức độ khó, cách sử dụng, chuẩn bị phiếu học tập có nội dung BT phù hợp với từng đối tượng HS, chia HS thành nhóm. Xác định những nội dung HS có thể tự đọc sách được thì GV có thể chuẩn bị; sắp xếp các hoạt động học tập của HS một cách logic hợp lí. Những BT để tổ chức cho HS VDKT phần đó vào giải quyết.

Thứ hai: Thực hiện các kế hoạch đã đề ra thật chu đáo.

Đối với HS cần chuẩn bị tốt các nội dung mà GV yêu cầu gồm có: Nắm kiến thức cũ, hồn thành tốt BT được giao và chuẩn bị kĩ bài mới.

BT thực tiễn được sử dụng trong bài dạy nghiên cứu tài liệu mới thường là những BT sử dụng các tình huống có vấn đề. Với những kiến thức đã có, người học thường chưa giải được hoặc mới chỉ giải được một phần của BT.

Một thí nghiệm có thể được sử dụng như một BT thực tiễn để HS nghiên cứu, tìm hiểu kiến thức mới, đặc biệt là kiến thức, khái niệm mới về mơi trường, sản xuất hóa học,…

GV sử dụng BT để nêu vấn đề cần nghiên cứu trong bài học để kích thích hoạt động tư duy của HS và tổ chức, hướng dẫn HS hoặc nhóm HS vận dụng KT đã có, KT đã thu nhận được trong bài học để GQVĐ. Giờ học được tổ chức với những hoạt động trả lời các câu hỏi nêu vấn đề, giải BT VDKT để hiểu rõ nội dung bài học và giải quyết các vấn đề thực tiễn có liên quan.

Ví dụ 1: Khi nghiên cứu tính chất của NH3. GV có thể sử dụng BT sau:(Bài 25- Hệ thống bài tập) Quan sát hình vẽ

mơ tả thí nghiệm hịa tan một chất khí tan trong nước. Giải thích tại sao nước lại phun mạnh vào bình chứa ? Tại sao nước ở trong cốc thì khơng màu cịn khi phun vào bình lại có màu hồng? Theo em chất khí được

dùng trong bình A là khí gì? Hiện tượng sẽ xảy ra trong bình A như thế nào? Giải thích hiện tượng đó?

Hướng dẫn giải:

HS phát hiện vấn đề: Nguyên nhân gây ra sự thay đổi áp suất trong bình bởi khí

Avà mơi trường của dung dịch do khí A tác dụng với nước khi amoniac tác dụng với nước.

A

Hình 2.3. Thí nghiệm về tính tan của khí A trong nước

Hướng giải quyết vấn đề: Khí A tan nhiều trong nước. Khi tan vào nước áp suất

trong bình đựng NH3 giảm mạnh, thấp hơn áp suất khí quyển làm cho nước phun mạnh vào trong bình.

- Khí A đã tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ làm hồng phenolphtlein. A nhận H+ của nước làm cho [OH-] trong dung dịch tăng lên.

Kết luận:A là một chất khí, tan nhiều trong nước, dung dịch sau PƯHH có tính

bazơ. Vậy A là NH3

Ví dụ 2:Sau khi HS đọc SGK nắm được tính chất vật lí của HNO3. GV sử dụng BT sau:(Bài 9 - Hệ thống bài tập).Biết tính chất vật lí, axit nitric là chất lỏng không màu. Nhưng trong các phịng thí nghiệm, dung dịch axit nitric dù rất lỗng đều có màu vàng nhạt. Em hãy giải thích hiện tượng này và vì sao HNO3 lại được sử dụng trong bộ thủy tinh sẫm màu?

Hướng dẫn giải:

PHVĐ: Lọ đựng axit nitric thường sẫm màu, nếu để sang lọ thủy tinh màu trắng sẽ

thấy màu vàng nhạt.

KT HS đã có: Tính chất vật lý của axit HNO3, chất lỏng không màu, kém bền dễ bị phân hủy ở điều kiện thường, ánh sáng.

KT mâu thuẫn: Màu thực tế màu vàng.

KT vận dụng GQVĐ: HNO3 kém bền, ngay ở nhiệt độ thường khi có ánh ánh sáng 4 HNO3 4 NO2 + O2 + 2 H2O

Khí NO2 màu nâu đỏ tan vào dung dịch axit làm cho dung dịch này có màu vàng. HNO3 đựng trong lọ sẫm màu để hạn chế sự phân hủy HNO3 do tác dụng của ánh sáng.

Ví dụ 3: Có ý kiến cho rằng khi trời mưa giơng có sấm sét thì trong nước mưa có

axit HNO3 và pH của nước nhỏ hơn 7. Theo em nhận xét này đúng hay sai? Vì sao?

Hướng dẫn giải:

PHVĐ Nước mưa trong một số trận mưa đặc biệt là có sấm sét thường có tính axit,

một số người đi trong mưa đó thường có cảm giác bị ngứa hoặc dị ứng.

KTHS đã có: Thành phần của khơng khí chứa gần 80% N2 và gần 20 % O2, và tính

chất hóa học của N2

KT mâu thuẫn: Mưa là hiện tượng nước ở sơng ngịi bốc hơn lên gặp lạnh tích tụ

thành các đám mây, khi gặp nhiệt độ cao thì các đám mây tan ra tạo ra mưa, mà axit bốc hơi ít.

KT VD GQVĐ: Phản ứng của N2 với O2 khi có sấm sét N2 + O2 2 NO

2NO + O2 2NO2

4 NO2 + O2 + H2O 4 HNO3

2.3.3. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua sử dụng bài tập thực tiễn trong các giờ ôn tập, luyện tập.

BTHH thực tiễn được sử dụng cho kiểu bài này không giới hạn mức độ nhận thức của HS. Các BTHH thực tiễn không chỉ nhằm tái hiện kiến thức cho HS mà quan trọng hơn là cần giúp cho HS biết sử dụng linh hoạt, phối hợp các kiến thức cả của các môn học khác với nhau để giải quyết vấn đề một BTHH thực tiễn đặt ra. Từ việc giải các BTHH thực tiễn, HS sẽ nhớ, hiểu các kiến thức đã học và bước đầu biết vận dụng kiến thức được học để giải quyết tình huống thực tiễn.

BTHH thực tiễn rất thích hợp cho kiểu bài này nhất là khi tổ chức cho HS làm BT ở nhà. HS có nhiều thời gian để suy ngẫm, trao đổi với nhau hoặc với người có kinh nghiệm thực tiễn về vấn đề được nêu trong BT. BTHH thực tiễn không phải là q khó nhưng địi hỏi sử dụng kiến thức hố học và cả KT các mơn học khác để xử lý một vấn đề trong thực tiễn. Vì vậy GV cần đưa dần các BT thực tiễn vào trong dạyhọc đặc biệt là trong giờ luyện tập theo sự tăng dần cả về số lượng BT, mức độ khó của BT và sự đa dạng của nội dung BT.

Để thực hiện được những yêu cầu đó, bên cạnh những câu hỏi, BT yêu cầu HS vận dụng kiến thức hoá học để giải quyết các vấn đề học tập trong chương, nhằm củng cố, mở rộng, phát triển kiến thức, rèn luyện kĩ năng; người GV có thể sử dụng những câu hỏi và BT thực tiễn liên quan đến đời sống hằng ngày giúp HS biết cách vận dụng kiến thức đã học giải quyết các vấn đề thực tiễn xảy ra trong cuộc sống hằng ngày.

2.3.4. Phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh thông qua sử dụng bài tập thực tiễn trong dạy học theo dự án ( ví dụ theo giáo án minh họa)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 63 - 67)