Mục tiêu cơ bảncủa chương nitơ photpho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 33 - 34)

2.1. Phân tích nội dung cấu trúc chương trình chương nitơ photpho

2.1.1. Mục tiêu cơ bảncủa chương nitơ photpho

Chương Nitơ – photpho được nghiên cứu sau chương sự điện li, mục tiêu cơ bản của chương gồm:

a. Kiến thức

- Nêu được vị trí, TCVL và TCHH , ứng dụng chính, điều chế trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp của nitơ, photpho

- Nêu được TCVL và TCHH các hợp chất của nitơ (NH3, muối amoni, axit nitric, muối nitrat ) và hợp chất của photpho (axit photphoric và muối photphat) và những ứng dụng, điều chế chúng.

- Trình bày được khái niệm và phân loại phân bón hóa học. Nêu được tính chất, ứng dụng, PP điều chế phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón khác (phân bón phức hợp và vi lượng).

- Giải thích được tại sao nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao và tính oxi hóa của muối nitrat.

- Dự đốn, giải thích TCHH đặc trưng của nitơ, photpho và tính chất của các hợp chất của chúng ( tính bazơ và khử của NH3): tính oxi hóa của HNO3, muối NO3-

- Biết vận dụng kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng để giải thích các hiện tượng vấn đề thực tiễn cuộc sống có liên quan.

b. Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về TCHH của nitơ, photpho, amoniac và axit nitric dựa vào cấu tạo phân tử, số oxi hóa của nguyên tử nitơ, photpho trong các chất.

- Tiến hành hoặc quan sát TN, hình ảnh, video,… rút ra nhận xét về TCVL và TCHH của nitơ – photpho và các hợp chất của chúng. Viết được các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn để minh họa TCHH.

- Giải được các dạng BT liên quan đến phản ứng tổng hợp amoniac theo hiệu suất hoặc hằng số cân bằng hóa học.

- Tính % khối lượng muối photphat, hàm lượng dinh dưỡng của phân bón và các nội dung khác có liên quan.

c. Thái độ

- Biết làm việc hợp tác có thái độ tích cực trong học tập: độc lập, tự giác và hợp tác trong nhóm để xây dựng kiến thức mới về nitơ, photpho và các hợp chất của chúng - Hứng thú và say mê học tập, PP tư duy và nghiên cứu khoa học.

-Thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ mơi trường khơng khí, đất, nước.

-Ý thức VDKT học được vào cuộc sống.

d.Về phát triển năng lực

Phát triển NL chung và các NL đặc thù mơn Hóa học. Cụ thể:

- NL sử dụng ngơn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học, NL tính tốn, NL giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học.

- NLVDKT hóa học vào cuộc sống:

+ Tìm hiểu và làm rõ vấn đề thực tiễn cần giải quyết.

+ Hệ thống hóa kiến thức; phân loại kiến thức; hiểu các đặc điểm, nội dung và thuộc tính của loại kiến thức; lựa chọn kiến thức hóa học tương ứng với mỗi hiện tượng, tình huống xảy ra cụ thể trong học tập, trong thực tiễn.

+ Định hướng một cách tổng hợp các kiến thức/ kĩ năng hóa học cần được vận dụng vào tình huống/ vấn đề cụ thể trong học tập, trong thực tiễn.

+ Phát hiện và tìm mối liên hệ giữa kiến thức hóa học/ các mơn học khác với các tình huống/ vấn đề trong thực tiễn.

+ Thu thập và xử lí thơng tin liên quan đến tình huống/vấn đề cần giải quyết; phương hướng, việc thực hiện và kết quả vấn đề cần giải quyết.

+ Chủ động và sáng tạo trong việc lựa chọn PP, cách thức giải quyết vấn đề.

+ Sự hiểu biết và tham gia thảo luận các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học đề giải quyết các vấn đề đó (Biết VDKT trong các tình huống tương tự và tình huống mới)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 33 - 34)