Đánh giá kết quả điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 31)

1.5.2.1. Đánh giá kết quả điều tra giáo viên

Qua kết quả điều tra trên cho thấy trong quá trình dạy học các GV thường chỉ tập trung vào các kiến thức và kỹ năng cần nắm trong bài để phục vụ cho kiểm tra, thi cử mà chưa thực sự quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng VDKT học cho HS. Cụ thể là trong quá trình hình thành kiến thức mới, GV chưa thường xuyên đưa ra các câu hỏi, các tình huống có vấn đề gắn liền với thực tiễn để HS liên tưởng và áp dụng (chỉ 20% thầy cô thường xuyên sử dụng). Để chuẩn bị cho bài mới, thầy/cô chỉ yêu cầu HS về nhà làm các BT trong SGK và sách BT (80%) mà chưa chú ý vào việc giao nhiệm vụ cho các em về nhà tìm hiểu cuộc sống, mơi trường xung quanh về các vấn đề có liên quan đến kiến thức trong bài giảng kế tiếp, để HS có tâm thế vào bài mới một cách hứng thú hơn (chỉ có 12% các thầy cơ thường xun làm điều này). Và cũng theo đó các GV chưa chú ý dành thời gian cho các em đưa ra những khúc mắc để giải đáp cho các em về những hiện tượng các em quan sát được trong đời sống (chỉ có 12% các thầy cơ thường xun làm điều này). Việc không sử dụng cũng như sử dụng không hiệu quả để phát huy được tác dụng của BTHH khiến cho việc dạy và học trở nên nặng nề, HS ít hứng thú. Đa phần các em HS ở các lớp A1, A2, A3, A4 đều là các HS có điểm thi đầu vào cao, có năng khiếu tự nhiên, tư duy hóa học tốt. Nếu khơng chú trọng rèn luyện và phát triển các NL học tập cho các em, trong đó có NLVDKT sẽ là rất thiệt thòi cho các em.

1.5.2.2. Về đánh giá kết quả điều tra học sinh

Kết quả điều tra một số ý kiến của HS cho thấy: Đa phần các em là HS ngoan, chăm chỉ, thông minh và trung thực khi trả lời phiếu điều tra. Ý kiến của các em đã phản ánh một thực trạng: Các em có nhu cầu và hứng thú với kiến thức nếu

kiến thức đó được vận dụng để các em giải quyết các vấn đề trong học tập của bản thân và trong cuộc sống xung quanh các em (89% các em có thói quen liên hệ kiến thức đã học vào các tình huống gặp phải trong học tập cũng như trong cuộc sống ). Tuy nhiên vì trường học ở nơng thơn, khơng cho phép các em có nhiều điều kiện tìm kiếm tài liệu qua các kênh thông tin mà chủ yếu dựa vào BT ở SGK, sách BT và BT do thầy cô cung cấp (81,75%) nên đã hạn chế rất nhiều việc phát triển NLVDKT của các em. Các thầy cô giáo cũng chưa chú trọng vào việc giao yêu cầu liên hệ thực tiễn và giải đáp thắc mắc cho các em. Quá trình tìm hiểu thực tế ở đây, cũng cho chúng tôi thấy tinh thần ham học hỏi, cầu tiến và chăm chỉ của các HS ở một vùng quê có truyền thống hiếu học và khoa bảng.

Tiểu kết chƣơng 1

Trong chương này chúng tơi đã tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài đó là: NL và sự phát triển NL cho HS THPT và đi sâu vào đóng góp NLVDKT về khái niệm, cấu trúc, biểu hiện và biện pháp phát triển NL này cho HS, BTHH thực tiễn: khái niệm, ý nghĩa tác dụng trong DH tích cực và BT định hướng NL ( khái niệm, đặc điểm và các bậc trình độ. Chú trọng đến vai trò của BT thực tiễn trong việc phát triển NLVDKT cho HS. Đánh giá thực trạng sử dụng BTHH thực tiễn và việc phát triển NLVDKT cho HS trong q trình DH hóa học THPT thơng qua phiếu điều tra 25 GV và 230 HS lớp l1 của 5 trường THPT thuộc Thành phố Hà Nội.

Tất cả những vấn đề trên được nghiên cứu theo đường lối chỉ đạo đổi mới căn bản toàn diện nền GD Việt Nam của Đảng, Nhà nước, Bộ GD và Đào Tạo, đó là nền tảng cần thiết giúp chúng tơi thực hiện các nhiệm vụ của đề tài.

CHƢƠNG 2. PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬN DỤNG KIẾN THỨC THÔNG QUA HỆ THỐNG BÀI TẬP THỰC TIỄN CHƢƠNG NITƠ- PHOTPHO

HÓA HỌC 11 TRUNG HỌC PHỔ THƠNG.

2.1. Phân tích nội dung cấu trúc chƣơng trình chƣơng nitơ- photpho

2.1.1. Mục tiêu cơ bản của chương nitơ- photpho

Chương Nitơ – photpho được nghiên cứu sau chương sự điện li, mục tiêu cơ bản của chương gồm:

a. Kiến thức

- Nêu được vị trí, TCVL và TCHH , ứng dụng chính, điều chế trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp của nitơ, photpho

- Nêu được TCVL và TCHH các hợp chất của nitơ (NH3, muối amoni, axit nitric, muối nitrat ) và hợp chất của photpho (axit photphoric và muối photphat) và những ứng dụng, điều chế chúng.

- Trình bày được khái niệm và phân loại phân bón hóa học. Nêu được tính chất, ứng dụng, PP điều chế phân đạm, phân lân, phân kali và một số loại phân bón khác (phân bón phức hợp và vi lượng).

- Giải thích được tại sao nitơ khá trơ ở nhiệt độ thường, nhưng hoạt động hơn ở nhiệt độ cao và tính oxi hóa của muối nitrat.

- Dự đốn, giải thích TCHH đặc trưng của nitơ, photpho và tính chất của các hợp chất của chúng ( tính bazơ và khử của NH3): tính oxi hóa của HNO3, muối NO3-

- Biết vận dụng kiến thức về nitơ, photpho và hợp chất của chúng để giải thích các hiện tượng vấn đề thực tiễn cuộc sống có liên quan.

b. Kĩ năng:

- Dự đoán, kiểm tra dự đoán và kết luận về TCHH của nitơ, photpho, amoniac và axit nitric dựa vào cấu tạo phân tử, số oxi hóa của nguyên tử nitơ, photpho trong các chất.

- Tiến hành hoặc quan sát TN, hình ảnh, video,… rút ra nhận xét về TCVL và TCHH của nitơ – photpho và các hợp chất của chúng. Viết được các PTHH dạng phân tử và ion thu gọn để minh họa TCHH.

- Giải được các dạng BT liên quan đến phản ứng tổng hợp amoniac theo hiệu suất hoặc hằng số cân bằng hóa học.

- Tính % khối lượng muối photphat, hàm lượng dinh dưỡng của phân bón và các nội dung khác có liên quan.

c. Thái độ

- Biết làm việc hợp tác có thái độ tích cực trong học tập: độc lập, tự giác và hợp tác trong nhóm để xây dựng kiến thức mới về nitơ, photpho và các hợp chất của chúng - Hứng thú và say mê học tập, PP tư duy và nghiên cứu khoa học.

-Thái độ đúng đắn với các nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, ý thức bảo vệ mơi trường khơng khí, đất, nước.

-Ý thức VDKT học được vào cuộc sống.

d.Về phát triển năng lực

Phát triển NL chung và các NL đặc thù mơn Hóa học. Cụ thể:

- NL sử dụng ngơn ngữ hóa học, NL thực hành hóa học, NL tính tốn, NL giải quyết vấn đề thơng qua mơn hóa học.

- NLVDKT hóa học vào cuộc sống:

+ Tìm hiểu và làm rõ vấn đề thực tiễn cần giải quyết.

+ Hệ thống hóa kiến thức; phân loại kiến thức; hiểu các đặc điểm, nội dung và thuộc tính của loại kiến thức; lựa chọn kiến thức hóa học tương ứng với mỗi hiện tượng, tình huống xảy ra cụ thể trong học tập, trong thực tiễn.

+ Định hướng một cách tổng hợp các kiến thức/ kĩ năng hóa học cần được vận dụng vào tình huống/ vấn đề cụ thể trong học tập, trong thực tiễn.

+ Phát hiện và tìm mối liên hệ giữa kiến thức hóa học/ các mơn học khác với các tình huống/ vấn đề trong thực tiễn.

+ Thu thập và xử lí thơng tin liên quan đến tình huống/vấn đề cần giải quyết; phương hướng, việc thực hiện và kết quả vấn đề cần giải quyết.

+ Chủ động và sáng tạo trong việc lựa chọn PP, cách thức giải quyết vấn đề.

+ Sự hiểu biết và tham gia thảo luận các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc sống thực tiễn và bước đầu tham gia nghiên cứu khoa học đề giải quyết các vấn đề đó (Biết VDKT trong các tình huống tương tự và tình huống mới)

2.1.2.Cấu trúc nội dung chương nitơ- photpho

Cấu trúc nội dung chương nitơ- photpho

Chương Nitơ – photpho nghiên cứu trong 12 tiết bao gồm: 8 tiết lý thuyết, 2 tiết luyện tập, 1 tiết thực hành và 1 tiết kiểm tra cuối chương.

Hình 2.1 Sơ đồ các bài học chương Nitơ- photpho

2.1.3.Đặc điểm nội dung và phương pháp dạy học chương Nitơ - photpho.

Các nguyên tố Nitơ-photpho được nghiên cứu sau khi HS đã học xong kiến thức lí thuyết về sự điện li nên có vai trị quan trọng trong việc hình thành hồn thiện và phát triển các kiến thức kĩ năng về hóa học. Cụ thể là:

Trong chương Nitơ - photpho chỉ xét hai nguyên tố Nitơ và photpho nên cần làm rõ sự giống và khác nhau của các đơn chất và các hợp chất của hai nguyên tố đó. Đây là những kiến thức mới đối với HS. Do HS đã được học đầy đủ cơ sở lý thuyết như cấu tạo nguyên tử, bảng tuần hồn, liên kết hóa học, khái niệm về axit bazơ, lý thuyết về sự điện li. Vì vậy GV cần phải dẫn dắt HS biết vận dụng những kiến thức lý thuyết chủ đạo để dự đốn tính chất của đơn chất cũng như các hợp chất của nitơ và photpho. GV cần kết hợp với các phương tiện trực quan như thí nghiệm, hình ảnh minh họa để HS quan sát và từ đó nhận xét rút ra kiến thức mới

Chương 2: Nitơ- Photpho

Bài 7: Nitơ Hợp chất

photpho

Hợp chất nitơ Bài 10: Photpho

Bài 13: Luyện tập N2 và hợp chất Bài 8: NH3 Muối amoni Bài 11: H3PO4 Muối photphat Bài 13: Luyện tập P và hợp chất Bài 9: HNO3. Muối NO3-

Bài 12: Phân bón hóa học

Bài 14:Thực hành tính chất của 1 số hợp chất nitơ- photpho

hay xác định tính đúng đắn của những dự đoán. Về nội dung cần chú ý đến một số vấn đề sau:

- Sự khác nhau về cấu tạo và độ bền liên kết trong phân tử nitơ và photpho để giải thích sự kém hoạt động của Nitơ ở điều kiện nhiệt độ thường.

- Nghiên cứu trong quá trình điều chế nitơ bằng PP chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng nhất thiết khơng được để lẫn khí oxi. Để có thể loại bỏ hết oxi lẫn trong khí nitơ bằng cách cho hỗn hợp khí điều chế được đi qua hệ thống chứa đồng kim loại, nung nóng, oxi sẽ chuyển hóa đồng tạo oxit đồng (II).

- So sánh tính chất của NH3 và PH3 chủ yếu dựa vào sự phân cực trong hai phân tử này (Liên kết trong phân tử NH3 là phân cực, có thể tạo thành liên kết hidro với nhau và với nước, liên kết trong phân tử PH3 không phân cực ).

- Tính bazơ của NH3 do khả năng nhận H+ của nước.

- Cần làm rõ sự giống và khác nhau giữa muối amoni, và muối của kim loại kiềm(giống nhau các muối amoni tan nhiều trong nước, phân li hồn tồn và ion NH4+ khơng màu; khác nhau dung dịch muối amoni thì có mơi trường axit do ion NH4+ có khả năng cho proton).

- Cần làm rõ phản ứng nhiệt phân của muối amoni muối nitrat vì tùy theo điều kiện, và gốc axit trong muối mà sản phẩm phản ứng là khác nhau.

- Với axit HNO3 và H3PO4 để đơn giản với học sinh yếu kém thì chỉ đề cập đến tính axit mạnh và tính oxi hóa mạnh của dung dịch HNO3; tính axit của dung dịch H3PO4.

- Với photpho: không đi sâu vào sự biến đổi qua lại giữa các dạng thù hình mà chỉ giúp học sinh nhớ được photpho có hai dạng thù hình chính là photpho đỏ và photpho trắng và sự khác nhau của 2 dạng thù hình này..

- Trong DH, chú trọng hướng dẫn HS vận dụng kiến thức lí thuyết chủ đạo để dự đốn, tìm hiểu và giải thích bản chất, ngun nhân của các biến đổi hóa học, tính chất của các đơn chất, hợp chất của nitơ- photpho và so sánh tính chất của nitơ- photpho trong cùng chu kì.

- Thơng qua hoạt động của HS hình thành, phát triển cácNL như NL sử dụng ngơn ngữ hóa học, NLVDKT (giải thích thực tế, sử dụng phân bón) NLGQVĐ....

Khi nghiên cứu các nội dung trong chủ đề này GV cần hướng dẫn HS phân tích về đặc điểm cấu tạo nguyên tử, phân tử, số oxi hóa của nguyên tử trung tâm trong phân tử và những kiến thức đã biết về tính chất axit- bazơ, phản ứng oxi hóa-

khử để giúp HS dự đốn tính chất vật lí, tính chất hóa học (tính axit- bazơ, tính oxi hóa- khử...) của các chất. GV biểu diễn hoặc hướng dẫn HS tiến hành TN nghiên cứu hoặc kiểm chứng dự đoán và kết luận. Hướng dẫn HS dự đoán và nêu ứng dụng của các chất trong cuộc sống. Từ các TCVL và TCHH và PP điều chế các chất. GV có thể sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại tái hiện và tìm tịi để hướng dẫn HS vận dụng lí thuyết về phản ứng hóa học ( các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng...), mối quan hệ và biến đổi các chất cùng với kiến thức thực tiễn để nghiên cứu quá trình điều chế các chất trong phịng TN và trong cơng nghiệp

2.2. Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chƣơng Nitơ- photpho để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT

2.2.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập hoá học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT vận dụng kiến thức cho học sinh THPT

Việc lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH thực tiễn để PTNLVDKT cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển NL HS.

2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học của các nội dung kiến thức hóa hoc và các mơn khoa học có liên quan.

3. Đảm bảo phát huy được tính tích cực tìm tịi và vận dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS để giải quyết các vấn đề đặt ra trong BT và thực tiễn.

4. Đảm bảo phát triển các thành tố của NLVDKT trong giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống cho HS.

5. HTBT phải đa dạng, sắp xếp logic phù hợp với đối tượng và điều kiện học tập học sinh.

2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập hoá học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT thức cho học sinh THPT

Việc xây dựng BTHH để PTNLVDKT cho HS được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Lựa chọn nội dung kiến thức có thể xây dựng bối cảnh thực tiễn có liên

quan đến việc vận dụng KT để giải quyết tình huống.

Nội dung của hệ thống BT phải bao quát được kiến thức của chương Nitơ- photpho. Để ra một BTHH thỏa mãn mục tiêu của chương GV phải trả lời các câu hỏi sau:

+ Nó nằm ở vị trí nào trong bài học?

+ Cần ra loại bài tập gì? (định tính, định lượng hay thí nghiệm) + Có liên hệ với NL nhận thức của học sinh khơng?

+ Có phối hợp với NL nhận thức của học sinh khơng?

+ Có phối hợp với những phương tiện khác khơng? ( thí nghiệm) + Có thoải mãn ý đồ, phương pháp của thầy không?...

Bước 2: Xác định tri thức HS đã có và tri thức, kĩ năng cần hình thành trong nội

dung học tập hoặc trong tình huống, bối cảnh thực tiễn đã chọn GV cần xác định rõ

+ Kiến thực, kĩ năng cần hình thành cho HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và NLVDKT

+ Những kiến thức, kĩ năng HS đã có, cần sử dụng trong GQVĐ

Bước 3: Thiết kế bài tập và diễn đạt

Lựa chọn các dữ liệu xuất phát hoặc bối cảnh tình huống ( kiễn thức đã có: hình ảnh, trang, nguồn thơng tin về tình huống...) nêu yêu cầu đạt ra và diễn đạt bằng lời có chứa đựng các yêu cầu cần giải quyết.

Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra đánh tính chính xác, khoa học theo

tiêu chí của BT định hướng NL

Bước 5: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 31)