Quy trình xây dựngbài tập hoá học để phát triển năng lực vận dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 37 - 40)

2.1.3 .Đặc điểm nội dung và phương pháp dạyhọc chương Nitơ photpho

2.2. Xây dựng hệ thống bài tập thực tiễn chương Nitơ-photpho để phát triển

2.2.2. Quy trình xây dựngbài tập hoá học để phát triển năng lực vận dụng

2.2.1. Nguyên tắc tuyển chọn và xây dựng bài tập hoá học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT vận dụng kiến thức cho học sinh THPT

Việc lựa chọn và xây dựng hệ thống BTHH thực tiễn để PTNLVDKT cho HS cần đảm bảo các nguyên tắc sau:

1. Đảm bảo tính mục tiêu của chương trình, chuẩn kiến thức kĩ năng và định hướng phát triển NL HS.

2. Đảm bảo tính chính xác, khoa học của các nội dung kiến thức hóa hoc và các mơn khoa học có liên quan.

3. Đảm bảo phát huy được tính tích cực tìm tịi và vận dụng tối đa kiến thức, kinh nghiệm đã có của HS để giải quyết các vấn đề đặt ra trong BT và thực tiễn.

4. Đảm bảo phát triển các thành tố của NLVDKT trong giải quyết các vấn đề học tập và thực tiễn cuộc sống cho HS.

5. HTBT phải đa dạng, sắp xếp logic phù hợp với đối tượng và điều kiện học tập học sinh.

2.2.2. Quy trình xây dựng bài tập hố học để phát triển năng lực vận dụng kiến thức cho học sinh THPT thức cho học sinh THPT

Việc xây dựng BTHH để PTNLVDKT cho HS được thực hiện theo quy trình sau:

Bước 1: Lựa chọn nội dung kiến thức có thể xây dựng bối cảnh thực tiễn có liên

quan đến việc vận dụng KT để giải quyết tình huống.

Nội dung của hệ thống BT phải bao quát được kiến thức của chương Nitơ- photpho. Để ra một BTHH thỏa mãn mục tiêu của chương GV phải trả lời các câu hỏi sau:

+ Nó nằm ở vị trí nào trong bài học?

+ Cần ra loại bài tập gì? (định tính, định lượng hay thí nghiệm) + Có liên hệ với NL nhận thức của học sinh khơng?

+ Có phối hợp với NL nhận thức của học sinh khơng?

+ Có phối hợp với những phương tiện khác khơng? ( thí nghiệm) + Có thoải mãn ý đồ, phương pháp của thầy không?...

Bước 2: Xác định tri thức HS đã có và tri thức, kĩ năng cần hình thành trong nội

dung học tập hoặc trong tình huống, bối cảnh thực tiễn đã chọn GV cần xác định rõ

+ Kiến thực, kĩ năng cần hình thành cho HS theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và NLVDKT

+ Những kiến thức, kĩ năng HS đã có, cần sử dụng trong GQVĐ

Bước 3: Thiết kế bài tập và diễn đạt

Lựa chọn các dữ liệu xuất phát hoặc bối cảnh tình huống ( kiễn thức đã có: hình ảnh, trang, nguồn thông tin về tình huống...) nêu yêu cầu đạt ra và diễn đạt bằng lời có chứa đựng các yêu cầu cần giải quyết.

Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải và kiểm tra đánh tính chính xác, khoa học theo

tiêu chí của BT định hướng NL

Bước 5: Tiến hành thử nghiệm và chỉnh sửa

BT đã xây dựng cần cho kiểm tra thử và chỉnh sửa để đảm bảo tính chính xác, khoa học về kiến thức kĩ năng và đối tượng HS.

Bước 6: Sắp xếp hệ thống bài tập

Các bài tập sau khi đã thử nghiệm và chỉnh sửa được sắp xếp thành hệ thống BT việc sắp xếp cần đảm bảo tính khoa học, logic và tiện lợi trong sử dụng

Ví dụ minh họa: Xây dựng BT thực tiễn cho phần “Nitơ”.

Bước 1: Lựa chọn nội dung: Phản ứng nhiệt phân của muối amoni bài amoniac và

muối amoni

Bước 2: Kiến thức cần hình thành: HS cần biết được

- Nguyên tắc chọn chất dùng trong công nghệ thực phẩm.

-Vì sao muối NH4HCO3 được dùng làm xốp bánh? (trong công nghiệp chế biến bánh ngọt)

Kiến thức HS đã có:

- Tính chất của CO2: chất khí khơng duy trì sự sống, khơng gây độc.

- Muối ( NH4)2CO3 và NH4HCO3 dễ bị phân hủy bởi nhiệt ở điều kiện thường, khi

đun nóng thì q trình xảy ra nhanh hơn sản phẩm phản ứng phân hủy là các chất khí và hơi.

Bước 3: Xây dựng bài tập

Bối cảnh lựa chọn: Yêu cầu làm xốp bánh quy trong công nghệ thực phẩm và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đối với chất được sử dụng

Bài tập: Trong công nghiệp chế biến bánh ngọt, ngoài các nguyên liệu bột mì, đường, trứng, bơ, vani người ta cần sử dụng thêm một hóa chất để làm cho bánh xốp nhưng vẫn giữ nguyên được hương vị của bánh sau khi nướng. Em hãy đề xuất một loại hóa chất phù hợp cho nghành cơng nghiệp này và giải thích lí do.

Bước 4: Xây dựng đáp án, lời giải:

-Yêu cầu HS: chọn muối (NH4)2CO3 hoặc NH4HCO3. HS nêu được yêu cầu về chất được chọn:

+ Các chất làm xốp bánh phải có tính chất dễ bị phân hủy khi đun nóng và tạo ra chất khí hoặc trạng thái hơi ở nhiệt độ cao.

+ Các chất khí và sản phẩm tạo ra khơng gây độc hại cho người sử dụng: chất khí thốt ra mơi trường, sản phẩm cịn lưu lại trong bánh không độc hại và không ảnh hưởng đến chất lượng bánh

-Chất đề xuất: (NH4)2CO3 hoặc NH4HCO3 Viết PTHH nhiệt phân 2 muối:

NH4HCO3(r ) NH3 + CO2 + H2O (NH4)2CO3(r) 2 NH3 + CO2 + H2O

Các khí NH3, CO2, H2O tạo thành thốt ra ngồi khơng khí và làm xốp bánh.

-Thực tế sử dụng NH4HCO3 trong công nghiệp sản xuất bánh, khơng dùng (NH4)2CO3 vì quá trình phân hủy bởi nhiệt theo 2 quá trình

(NH4)2CO3 NH4HCO3 NH3, CO2 … nên có thể NH4HCO3 chưa phân hủy hết cịn dính ở sản phẩm.

Bước 5: Tổ chức cho HS thử nghiệm: Thông qua bài kiểm tra 15 phút hoặc đưa ra

bài tập về nhà và kiểm tra miệng vào giờ học sau. Từ kết quả làm bài của HS với đối tượng HS có NL nhận thức thấp hơn GV có thể chuyển thành dạng BT: Trong công nghiệp sản xuất bánh quy xốp, người ta thường dùng thêm muối NH4HCO3 để làm xốp bánh. Hãy cho biết:

toC

- Chất được dùng làm xốp bánh trong công nghiệp thực phẩm cần đảm bảo các yêu cầu nào?

- Vì sao muối NH4HCO3 được dùng để làm xốp bánh?

- Muối (NH4)2CO3 cũng dễ bị phân hủy bởi nhiệt tương tự NH4HCO3 nhưng vì sao trong thực tế người lại dùng muối NH4HCO3mà không dùng (NH4)2CO3?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)