.Sử dụng bài tập hóa học giúp học sinh rèn luyện kĩ năng thựchành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 71 - 73)

Hóa học là mơn học vừa có lí thuyết, vừa có thực nghiệm của phịng thí nghiệm và thực nghiệm của sản xuất hóa học. Vì vậy, bên cạnh việc cung cấp những kiến thức khoa học của mơn học cịn phải quan tâm đến kĩ năng thực hành của HS. Khi HS làm việc tại phịng thí nghiệm sẽ rèn luyện cho các em các kĩ năng cơ bản như: quan sát, nhận xét, phân tích… và đặc biệt là kĩ năng thực hành.

Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học hiện nay, điều kiện thực hành cịn gặp nhiều khó khăn về trang thiết bị, về quỹ thời gian. Vì vậy, trong q trình DHHH ngồi việc tận tối đa điều kiện hiện có để tăng cường NL thực hành cho HS thông qua phương tiện dạy học, việc sử dụng BT để qua đó góp phần hình thành và phát triển kĩ năng thực hành, khả năng giải quyết các vấn đề trong thực tiễn rất được quan tâm hiện nay.

Dưới góc độ này BTHH theo tơi có thể sử dụng với các dạng sau: 1. Các BT thực nghiệm như tách, tinh chế, nhận biết, điều chế.

3. Các BT sơ đồ, hình vẽ mơ tả thí nghiệm

Ví dụ 1:(Bài 23 – Hệ thống bài tập):Hãy điền ghi chú cho hình vẽ mơ tả thí nghiệm

điều chế và thu khí N2 (trong phịng thí nghiệm) sau:

Hình 2.1. Hình vẽ mơ tả thí nghiệm điều chế và thu khí N2 trong PTN

1.Xác định các chất X, Y trong ống nghiệm A và B?

2.Xác định PP thu khí N2? Có thể thu khí N2 bằng PP dời khơng khí được khơng? Giải thích.

3. Bộ dụng cụ này có thể dùng để điều chế và thu khí nào trong các khí sau đây? CO, Cl2, H2, CO2, NO2, NH3. Giải thích và xác định các chất trong các dụng cụ A, B, C.

4.Trong công nghiệp, N2 được điều chế bằng cách chưng cất phân đoạn khơng khí lỏng. Hãy mơ tả dụng cụ và cách tiến hành trong PTN có thể điều chế N2 từ khơng khí được khơng? Nếu có hãy mơ tả dụng cụ và cách tiến hành.

Phân tích:

1.Một lượng nhỏ nitơ tinh khiết được điều chế bằng cách đun nóng nhẹ dung dịch bão hịa muối amoni nitrit.

NH4NO2 N2 + 2 H2O

Muối này kém bền, có thể được thay thế bằng dung dịch bão hịa của amoni clorua và natri nitrit:

NH4Cl + NaNO2 N2 + NaCl + 2 H2O

2. Phương pháp thu khí N2 bằng cách đẩy nước, dùng phương pháp dời khơng khí khó khăn hơn vì khối lượng của N2 gần bằng khối lượng trung bình của khơng khí. 3. Bộ dụng cụ này có thể dùng đểu điều chế và thu các khí khơng tan và ít tan trong nước: H2, CO2. Khơng dùng cho các khí tan trong nước như NH3, Cl2, NO2…

Ví dụ 2: (Bài 36 – Hệ thống bài tập): Quan sát sơ đồ thiết bị tổng hợp NH3 trong công nghiệp cho biết:

.1.Tại tháp tổng hợp NH3 tạo thành, hãy viết phương trình hóa học của phản ứng tổng hợp ghi rõ điều kiện phản ứng. Và cho biết thành phần hỗn hợp khí di chuyển

A

B

C

toC

2.Các nguyên tắc kỹ thuật được áp dụng trong q trình tổng hợp NH3 trong cơng nghiệp? Cơ sở khoa học của các nguyên tắc này?

Hình 2.1. Sơ đồ tổng hợp NH3 trong cơng nghiệp

3.Vì sao người ta sử dụng Fe làm xúc tác cho quá trình tổng hợp NH3 mà khơng dùng kim loại khác cũng có khả năng xúc tác cho phản ứng này?

4.Hỗn hợp N2, H2 chưa phản ứng được đưa trở lại tháp tổng hợp nhằm mục đích gì?

Phân tích

1. Sử dụng xúc tác để làm tăng tốc độ phản ứng, chia xúc tác thành nhiều lớp để làm tăng diện tích tiếp xúc.

2.Thực hiện trong bình kín để giữ áp suất cao làm cân bằng chuyển dịch về phía sinh ra NH3, hiệu suất tăng.

3. Làm lạnh để NH3 chuyển sang trạng lỏng tách ra khỏi hỗn hợp khí, dẫn hỗn hợp khí cịn lại về tháp tổng hợp.

4.Tiết kiệm nguyên luyện sản xuất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực vận dụng kiến thức thông qua dạy học bài tập thực tiễn chương nitơ photpho hóa học 11 trung học phổ thông 11 (Trang 71 - 73)