Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa một số nội dung kiến thức chương động lực học chất điểm vật lí 10 (Trang 33)

1.3.5.1 .Chuẩn bị dự án

1.3.6. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học dự án

1.3.6.1. Vai trị của giáo viên

đổi. GV khơng dạy nội dung bài học mà:

- Tạo vai trò cho HS và làm sao để gắn vai trò của họ với nội dung bài học.

- Hướng dẫn tham vấn chứ không cầm tay chỉ việc.

- Không phải dạy kiến thức mà tạo ra hỗ trợ cần thiết. Năng lực vai trò của GV thể hiện ở các hỗ trợ HS ( không chỉ bằng các chỉ dẫn mà bằng các sản phẩm mẫu, tài liệu các nguồn thông tin, chuyển giao các công việc, các phiếu đánh giá.[20]

Giai đoạn chuẩn bị DA đòi hỏi GV phải đầu tư nhiều thời gian và công sức để lập kế hoạch, thiết kế DA, thiết kế các tài liệu hỗ trợ, chuẩn bị điều kiện cho DA. Trong suốt quá trình thực hiện DA, GV thể hiện vai trò người kiểm tra, đánh giá, hướng dẫn, định hướng, trợ giúp cho HS.

1.3.6.2. Vai trò của học sinh

Hoạt động DA cũng làm thay đổi vai trị của HS. HS phải tham gia tích cực, chủ động vào cả 3 giai đoạn của quá trình

- Nhập dữ liệu: nghe, nhìn, đọc;

- Xử lí dữ liệu: xử lí phân tích, xử lí tổng hợp, xử lí khái quát hóa; - Xuất dữ liệu.

Trong đó, giai đoạn 3 là giai đoạn hoạt động quan trọng, thể hiện các kết quả của giai đoạn trước và là giai đoạn HS phát huy được các phong cách tư duy, khả năng sáng tạo, giải quyết vấn đề của mình :

- HS được giao những nhiệm vụ cụ thể, có thật trong cuộc sống, bằng những kiến thức theo sát chương trình học và có phạm vi liên môn bằng những kĩ năng sống của người lớn, qua đó rèn luyện kĩ năng sống làm việc với người khác, đưa ra quyết định chín chắn, chủ động giải quyết vấn đề phức tập ..)

- HS tự tiếp cận các vấn đề và các hoạt động.

- HS phải hoàn thành DA với một số sản phẩm cụ thể (chú trọng tới sự tích hợp cơng nghệ cơ bản trong sản phẩm ,cũng là cách giải quyết công việc

của tất cả mọi người trông thế kỷ 21): Bài trình diễn, sản phẩm, trang Web...[20]

Trong các DA, HS là người phát hiện và giải quyết vấn đề, được đưa ra nhiều quyết định, được cộng tác làm việc, được đưa ra sáng kiến, được trình bày trước đám đơng... Mặc dù lúc đầu có thể là thách thức lớn, nhưng hầu hết HS đều nhận thấy cơng việc DA này rất có ý nghĩa, có liên quan thực tế đến cuộc sống và rất hấp dẫn. Vì vậy, nhìn chung, họ rất tích cực, thực hiện tốt các DA và đạt được thành công.

1.3.7. Dạy học dự án với việc phát huy tính tích cực, chủ động

Trong DHDA, người học - đối tượng của hoạt động "dạy", đồng thời là chủ thể của hoạt động "học" - được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt. Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp "làm ra" kiến thức, kĩ năng đó, khơng rập theo những khn mâu sẵn có, được bộc lộ và phát huy được tính tích cực, chủ động của bản thân.

DHDA GV khơng chỉ giản đơn truyền đạt tri thức mà còn hướng dẫn hành động, giúp HS biết phương pháp tự học. Nếu rèn luyện cho người học

có được phương pháp, kĩ năng, thói quen, ý chí tự học thì sẽ tạo cho họ lòng

ham học, khơi dậy nội lực vốn có trong mỗi con người, kết quả học tập sẽ được nhân lên gấp bội. Vì vậy, ngày nay người ta nhấn mạnh mặt hoạt động

học trong qúa trình dạy học, nỗ lực tạo ra sự chuyển biến từ học tập thụ động

sang tự học chủ động, đặt vấn đề phát triển tự học ngay trong trường phổ

thông, không chỉ tự học ở nhà sau bài lên lớp mà tự học cả trong tiết học có sự hướng dẫn của GV.

Trong DHDA GV khơng cịn đóng vai trị đơn thuần là người truyền

độc lập hoặc theo nhóm nhỏ để HS tự lực chiếm lĩnh nội dung học tập, chủ động đạt các mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ theo yêu cầu của chương

trình. GV đóng vai trị là người gợi mở, xúc tác, động viên, cố vấn, trọng

tài trong các hoạt động tìm tịi hào hứng, tranh luận sơi nổi của HS. GV phải

có trình độ chun mơn sâu rộng, có trình độ sư phạm lành nghề mới có thể tổ chức, hướng dẫn các hoạt động của HS mà nhiều khi diễn biến ngoài tầm dự kiến của GV.

1.3.8. Dạy học dự án với việc rèn năng lực giải quyết vấn đề

Trong DHDA, HS tự lực giải quyết các vấn đề phức hợp gắn với thực tiễn. Mức độ giải quyết vấn đề trong DHDA được phân biệt thành 4 cấp độ. Trong quá trình cho HS giải quyết vấn đề, GV mong muốn HS tham gia giải quyết vấn đề ở mức độ tự lực cao nhất. Do đó q trình định hướng tư duy HS thường bắt đầu từ u cầu tìm tịi khái qt, sau đó GV thu hẹp dần phạm vi tìm tịi cho đến khi HS tự lực giải quyết được vấn đề. Tương ứng với quá trình tư duy như thế là sự thay đổi các mức độ giải quyết vấn đề. Năng lực giải quyết vấn đề có 4 mức độ sau :

Mức độ 1 : HS tự lực phát hiện vấn đề nảy sinh trong hoàn cảnh của mình hoặc của cộng đồng, lựa chọn vấn đề giải quyết theo hứng thú của bản thân, dề xuất và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề.

Mức độ 2 : GV tạo tình huống vấn đề, HS tìm tịi, xác định vấn đề nảy sinh trong tình huống, tự lực đề xuất và thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề.

Mức độ 3 : GV nêu vấn đề, gợi ý để HS tìm ra cách giải quyết vấn đề, HS thực hiện giải quyết vấn đề với sự giúp đỡ của HS khi cần.

Mức độ 4 : GV đặt vấn đề, nêu các cách giải quyết vấn đề, HS lựa chọn và thực hiện giải quyết vấn đề theo hướng dẫn của GV.

1.4. Hoạt động ngoại khoá và vai trị trong dạy học vật lí ở THPT

1.4.1. Vai trị của hoạt động ngoại khóa

Do sự hạn chế của thời gian lên lớp trong chương trình chính khố, đồng thời với sự gia tăng không ngừng của tri thức đã làm xuất hiện mâu thuẫn giữa nhu cầu nhận thức của HS với tính kế hoạch của chương trình. Để giải quyết mâu thuẫn này, người ta tổ chức các HĐNK nhằm tạo điều kiện cho mỗi HS có thể mở rộng, đào sâu kiến thức, phát triển những hứng thú, năng lực cá nhân và kích thích thiên hướng của các em về một mặt hoạt động nào đó.[7 ]

HĐNK có vai trị rất quan trọng trong q trình dạy học vì những lí do sau:

+ Nâng cao chất lượng kiến thức: HĐNK giúp HS củng cố, đào sâu, mở rộng những tri thức đã học trên lớp, ngoài ra giúp HS vận dụng những tri thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn đời sống đặt ra, tạo điều kiện để học đi đơi với hành, lí thuyết đi đơi với thực tiễn.

+ Rèn luyện kĩ năng: HĐNK rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc tập thể, kĩ năng chế tạo dụng cụ, xử lí kết quả thí nghiệm...

+ Tinh thần thái độ: HĐNK tạo hứng thú học tập, phát huy tính tích cực, tự lực và năng lực sáng tạo của HS.

+ Ngoài ra dạy học thơng qua HĐNK cịn giúp tích hợp các mơn học.

1.4.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa

HĐNK là một hình thức tổ chức dạy học có đặc điểm:

+ HĐNK được thực hiện ngồi giờ học, nó khơng mang tính bắt buộc mà tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi HS trong khn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường.

+ HĐNK có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp, dạng nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kì, dạng đột xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội.

+ HĐNK có thể được tổ chức theo những hình thức như: tổ ngoại khố; câu lạc bộ khoa học; dạ hội khoa học; dạ hội nghệ thuật .v.v...

+ Nội dung ngoại khoá rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hố, khoa học cơng nghệ, thể dục thể thao, kĩ thuật... nhằm giúp HS mở rộng, đào sâu, làm phong phú thêm những điều đã được học trong các giờ nội khố của mơn học tương ứng.

+ Ngoại khoá do GV bộ mơn, GV chủ nhiệm, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... và HS của một lớp hay một số lớp... thực hiện.

Để tiến hành các HĐNK đạt hiệu quả tốt đẹp địi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của GV, sự giúp đỡ của nhà trường, của hội cha mẹ HS và những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa... Bên cạnh đó, GV cần động viên được sự tham gia nhiệt tình của tập thể của HS, của mỗi cá nhân, cần tạo dựng được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng HĐNK.[7]

1.4.3. Một số phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khố Vật lí ở THPT * Hội vui vật lí (hay dạ hội vật lí ): Đây là một hình thức phổ biến của

HĐNK vật lí. Hội vui có thể tổ chức theo từng chuyên đề hoặc tổ chức tổng hợp các phần, tổ chức phối hợp với các môn học khác, tổ chức cho từng lớp, theo khối lớp hoặc tồn trường. Một số hình thức của hội vui vật lí như: thi nói chuyện về tiểu sử các nhà bác học vật lí, biểu diễn các thí nghiệm, giới thiệu ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật hay các thành tựu của vật lí hiện đại, cách giải một số bài tập vật lí khó, giới thiệu các vấn đề đưa vào kiến thức trong chương trình như thiên văn học, giáo dục mơi trường... hoặc tổ chức cho HS tham gia vào một số trò chơi dùng kiến thức vật lí.

* Tham quan ngoại khố vật lí: Đây là một hình thức tổ chức dạy học

trong thực tế nhờ quan sát trực tiếp của HS dưới sự hướng dẫn của GV và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dung dạy học.

Hình thức tham quan ngoại khố có thể được tổ chức trước, trong hoặc sau khi học một kiến thức nào đó.

+ Nếu tiến hành trước khi học bài mới gọi là tham quan chuẩn bị. Mục đích của tham quan chuẩn bị là giúp HS tích luỹ được những hiểu biết cần thiết phục vụ cho việc lĩnh hội những tri thức mới được dễ dàng và hứng thú.

+ Nếu tham quan trong quá trình học gọi là tham quan bổ sung. Mục đích của nó nhằm minh hoạ, làm rõ những vấn đề riêng rẽ, cung cấp vật liệu cho tư duy khoa học và có thể làm chỗ dựa cho sự trao đổi nội dung bài học sau này.

+ Nếu tiến hành tham quan sau khi học một kiến thức nào đó gọi là tham tổng kết với mục đích để củng cố, đào sâu các kiến thức đã học.

* Tổ chức câu lạc bộ vật lí: Câu lạc bộ vật lí nhằm mở rộng tầm nhận

thức, hiểu biết về văn hố, khoa học giáo dục lịng u lao động, ý thức đạo đức, giúp phát triển toàn diện các khả năng sáng tạo và năng khiếu của con người. Hoạt động của câu lạc bộ có thể tổ chức các buổi thảo luận, tổ chức thi giữa các nhóm tham gia ngoại khố, tổ chức các buổi giao lưu tìm hiểu kiến thức hay viết báo nội bộ trong phạm vi câu lạc bộ,...

* Viết báo nội bộ về vật lí:

Đối với các trường THPT, có thể tổ chức viết báo do các lớp thực hiện hoặc ra một tờ báo nội bộ theo định kỳ. Nội dung báo nội bộ cũng như việc biên tập, in ấn, phát hành do hội đồng bộ mơn đảm nhiệm. Nội dung có thể là các bài viết về các chuyên đề vật lí, hướng dẫn cách học vật lí, giới thiệu các phương pháp giải bài tập vật lí, ra các đề bài, thi giải bài tập hay và khó, hướng dẫn cách làm thí nghiệm, các trị chơi vật lí,...

* Triển lãm vật lí

Triển lãm vật lí có thể tổ chức nhân ngày lễ, ngày kỉ niệm các nhà bác học vật lí... hay sau khi học một phần nào đó. Mục đích của triển lãm nói lên thành tựu vật lí hay cơng lao của nhà bác học... hoặc nói lên thành tích học tập vật lí của trường hoặc của khối lớp. Nội dung triển lãm có thể là mơ hình mà HS chế tạo, hình vẽ, tranh ảnh cũng sẽ làm cho buổi triển lãm thêm phong phú sinh động.

* Hội thi vật lí:

Đây là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS, đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người tham gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của q trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể. Quy mô của hội thi, đối tượng tham gia, cách thức tổ chức hội thi phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội dung của hội thi. Một số hình thức của hội thi như: thi trả lời nhanh, thi giải thích hiện tượng, thi giải bài tập, thi giải ô chữ, thi thực hành, làm thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm ( sản phẩm có thể được các nhóm thiết kế trong thời gian chuẩn bị hội thi ), thi chơi một số trị chơi có sử dụng kiến thức vật lí...

Chúng tơi sẽ vận dụng phương pháp tổ chức câu lạc bộ vật lí làm HĐNK cho HS.

1.5. Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khố

Qua tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chúng tơi thấy quy trình tổ chức DHDA thông qua HĐNK Vật lí có thể diễn ra theo các bước

sau:

1.5.1. Lựa chọn chủ đề ngoại khóa

Dựa vào vai trị của HĐNK, căn cứ nội dung chương trình và tình hình thực tế dạy học chính khóa của bộ mơn, xuất phát từ nhu cầu nhận thức của HS, đặc điểm của HS và điều kiện thực tế của nhà trường, GV lựa chọn và xác định chủ đề của HĐNK cần tổ chức. Việc lựa chọn này cần phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích tính tích cực, sự sẵn sàng của HS ngay từ đầu.

1.5.2. Lập kế hoạch ngoại khóa

+ Xác định mục tiêu.

+ Dự kiến hình thức tổ chức.

+ Dự kiến những việc cần sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác.

1.5.3. Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch

Khi tổ chức ngoại khóa theo kế hoạch, GV lưu ý những nội dung sau: + Theo dõi HS thực hiện các nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nội dung diễn ra không theo kế hoạch.

+ Đối với các hoạt động có quy mơ lớn, đơng HS tham gia thì GV là người tổ chức, điều khiển hoạt động. Đặc biệt là GV phải đóng vai trị là trọng tài để tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận rộng rãi những nội dung ngoại khóa, làm sao để HS tự nhận thấy được những cơng việc mình cần làm, tự phân công nhau thực hiện những cơng việc đó.

+ Đối với những hoạt động có quy mơ nhỏ như tổ, nhóm HS thì cần để cho HS hoàn toàn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện những nhiệm vụ được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa một số nội dung kiến thức chương động lực học chất điểm vật lí 10 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)