Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa một số nội dung kiến thức chương động lực học chất điểm vật lí 10 (Trang 37)

1.3.5.1 .Chuẩn bị dự án

1.4. Hoạt động ngoại khố và vai trị trong dạy học vật lí ở THPT

1.4.2. Đặc điểm của hoạt động ngoại khóa

HĐNK là một hình thức tổ chức dạy học có đặc điểm:

+ HĐNK được thực hiện ngồi giờ học, nó khơng mang tính bắt buộc mà tuỳ thuộc vào hứng thú, sở thích, nguyện vọng của mỗi HS trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ chức có được của nhà trường.

+ HĐNK có thể được tổ chức dưới nhiều dạng: dạng tập thể cả lớp, dạng nhóm theo năng khiếu, dạng học tập, dạng vui chơi, dạng thường kì, dạng đột xuất nhân những dịp kỉ niệm hay lễ hội.

+ HĐNK có thể được tổ chức theo những hình thức như: tổ ngoại khố; câu lạc bộ khoa học; dạ hội khoa học; dạ hội nghệ thuật .v.v...

+ Nội dung ngoại khoá rất đa dạng, bao gồm cả mặt văn hố, khoa học cơng nghệ, thể dục thể thao, kĩ thuật... nhằm giúp HS mở rộng, đào sâu, làm phong phú thêm những điều đã được học trong các giờ nội khố của mơn học tương ứng.

+ Ngoại khoá do GV bộ mơn, GV chủ nhiệm, Đồn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh... và HS của một lớp hay một số lớp... thực hiện.

Để tiến hành các HĐNK đạt hiệu quả tốt đẹp đòi hỏi phải có sự tổ chức chặt chẽ, tỉ mỉ của GV, sự giúp đỡ của nhà trường, của hội cha mẹ HS và những tổ chức đỡ đầu, kết nghĩa... Bên cạnh đó, GV cần động viên được sự tham gia nhiệt tình của tập thể của HS, của mỗi cá nhân, cần tạo dựng được những hạt nhân nòng cốt trong mỗi dạng HĐNK.[7]

1.4.3. Một số phương pháp tổ chức hoạt động ngoại khố Vật lí ở THPT * Hội vui vật lí (hay dạ hội vật lí ): Đây là một hình thức phổ biến của

HĐNK vật lí. Hội vui có thể tổ chức theo từng chun đề hoặc tổ chức tổng hợp các phần, tổ chức phối hợp với các môn học khác, tổ chức cho từng lớp, theo khối lớp hoặc toàn trường. Một số hình thức của hội vui vật lí như: thi nói chuyện về tiểu sử các nhà bác học vật lí, biểu diễn các thí nghiệm, giới thiệu ứng dụng của vật lí trong kĩ thuật hay các thành tựu của vật lí hiện đại, cách giải một số bài tập vật lí khó, giới thiệu các vấn đề đưa vào kiến thức trong chương trình như thiên văn học, giáo dục mơi trường... hoặc tổ chức cho HS tham gia vào một số trò chơi dùng kiến thức vật lí.

* Tham quan ngoại khố vật lí: Đây là một hình thức tổ chức dạy học

trong thực tế nhờ quan sát trực tiếp của HS dưới sự hướng dẫn của GV và cơ sở tham quan nhằm nghiên cứu sự vật, hiện tượng cần tìm hiểu trong nội dung dạy học.

Hình thức tham quan ngoại khố có thể được tổ chức trước, trong hoặc sau khi học một kiến thức nào đó.

+ Nếu tiến hành trước khi học bài mới gọi là tham quan chuẩn bị. Mục đích của tham quan chuẩn bị là giúp HS tích luỹ được những hiểu biết cần thiết phục vụ cho việc lĩnh hội những tri thức mới được dễ dàng và hứng thú.

+ Nếu tham quan trong quá trình học gọi là tham quan bổ sung. Mục đích của nó nhằm minh hoạ, làm rõ những vấn đề riêng rẽ, cung cấp vật liệu cho tư duy khoa học và có thể làm chỗ dựa cho sự trao đổi nội dung bài học sau này.

+ Nếu tiến hành tham quan sau khi học một kiến thức nào đó gọi là tham tổng kết với mục đích để củng cố, đào sâu các kiến thức đã học.

* Tổ chức câu lạc bộ vật lí: Câu lạc bộ vật lí nhằm mở rộng tầm nhận

thức, hiểu biết về văn hố, khoa học giáo dục lịng u lao động, ý thức đạo đức, giúp phát triển toàn diện các khả năng sáng tạo và năng khiếu của con người. Hoạt động của câu lạc bộ có thể tổ chức các buổi thảo luận, tổ chức thi giữa các nhóm tham gia ngoại khố, tổ chức các buổi giao lưu tìm hiểu kiến thức hay viết báo nội bộ trong phạm vi câu lạc bộ,...

* Viết báo nội bộ về vật lí:

Đối với các trường THPT, có thể tổ chức viết báo do các lớp thực hiện hoặc ra một tờ báo nội bộ theo định kỳ. Nội dung báo nội bộ cũng như việc biên tập, in ấn, phát hành do hội đồng bộ mơn đảm nhiệm. Nội dung có thể là các bài viết về các chuyên đề vật lí, hướng dẫn cách học vật lí, giới thiệu các phương pháp giải bài tập vật lí, ra các đề bài, thi giải bài tập hay và khó, hướng dẫn cách làm thí nghiệm, các trị chơi vật lí,...

* Triển lãm vật lí

Triển lãm vật lí có thể tổ chức nhân ngày lễ, ngày kỉ niệm các nhà bác học vật lí... hay sau khi học một phần nào đó. Mục đích của triển lãm nói lên thành tựu vật lí hay cơng lao của nhà bác học... hoặc nói lên thành tích học tập vật lí của trường hoặc của khối lớp. Nội dung triển lãm có thể là mơ hình mà HS chế tạo, hình vẽ, tranh ảnh cũng sẽ làm cho buổi triển lãm thêm phong phú sinh động.

* Hội thi vật lí:

Đây là một trong những cách thức hoạt động hấp dẫn, lôi cuốn HS, đạt hiệu quả tốt trong vấn đề giáo dục, rèn luyện và định hướng giá trị cho người tham gia. Hội thi là dịp để mỗi cá nhân hoặc tập thể thể hiện khả năng của mình, khẳng định thành tích, kết quả của q trình tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu trong học tập và trong các hoạt động tập thể. Quy mô của hội thi, đối tượng tham gia, cách thức tổ chức hội thi phụ thuộc vào mục đích, yêu cầu, ý nghĩa, tính chất và nội dung của hội thi. Một số hình thức của hội thi như: thi trả lời nhanh, thi giải thích hiện tượng, thi giải bài tập, thi giải ơ chữ, thi thực hành, làm thí nghiệm, chế tạo dụng cụ thí nghiệm ( sản phẩm có thể được các nhóm thiết kế trong thời gian chuẩn bị hội thi ), thi chơi một số trị chơi có sử dụng kiến thức vật lí...

Chúng tơi sẽ vận dụng phương pháp tổ chức câu lạc bộ vật lí làm HĐNK cho HS.

1.5. Tổ chức dạy học dự án qua hoạt động ngoại khoá

Qua tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp các tài liệu chúng tơi thấy quy trình tổ chức DHDA thông qua HĐNK Vật lí có thể diễn ra theo các bước

sau:

1.5.1. Lựa chọn chủ đề ngoại khóa

Dựa vào vai trị của HĐNK, căn cứ nội dung chương trình và tình hình thực tế dạy học chính khóa của bộ mơn, xuất phát từ nhu cầu nhận thức của HS, đặc điểm của HS và điều kiện thực tế của nhà trường, GV lựa chọn và xác định chủ đề của HĐNK cần tổ chức. Việc lựa chọn này cần phải rõ ràng để có tác dụng định hướng tâm lí và kích thích tính tích cực, sự sẵn sàng của HS ngay từ đầu.

1.5.2. Lập kế hoạch ngoại khóa

+ Xác định mục tiêu.

+ Dự kiến hình thức tổ chức.

+ Dự kiến những việc cần sự ủng hộ của các lực lượng giáo dục khác.

1.5.3. Tiến hành hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch

Khi tổ chức ngoại khóa theo kế hoạch, GV lưu ý những nội dung sau: + Theo dõi HS thực hiện các nhiệm vụ để giúp đỡ kịp thời, đặc biệt là những vấn đề nảy sinh ngoài dự kiến, kịp thời điều chỉnh những nội dung diễn ra không theo kế hoạch.

+ Đối với các hoạt động có quy mơ lớn, đơng HS tham gia thì GV là người tổ chức, điều khiển hoạt động. Đặc biệt là GV phải đóng vai trị là trọng tài để tổ chức cho HS thảo luận, tranh luận rộng rãi những nội dung ngoại khóa, làm sao để HS tự nhận thấy được những công việc mình cần làm, tự phân cơng nhau thực hiện những cơng việc đó.

+ Đối với những hoạt động có quy mơ nhỏ như tổ, nhóm HS thì cần để cho HS hồn tồn tự chủ cả việc tổ chức và thực hiện những nhiệm vụ được giao, GV chỉ xuất hiện khi HS ở vào tình huống gặp khó khăn, lúng túng mà khơng tự xử lý được.

+ Mỗi giai đoạn của HĐNK cần thực hiện theo thời gian đã dự kiến để thúc đẩy HS quyết tâm và cố gắng trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.

1.5.4. Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm, khen thưởng

+ Việc đánh giá HĐNK phải dựa vào cả quá trình diễn ra hoạt động, GV đánh giá hiệu quả thơng qua sự hứng thú, tính tích cực, tính chủ động và những biểu hiện của sự sáng tạo, những nội dung kiến thức, kĩ năng, tình cảm, thái độ mà HS có được. Ngồi ra sản phẩm mà HS làm được cũng là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động. Vì vậy cần tổ chức cho HS báo cáo, giới thiệu sản phẩm đã làm được trong thời gian tham gia HĐNK, ngồi ra đây cịn là việc nhằm khích lệ, động viên HS tích cực hơn trong những hoạt động sau này.

+ Sau mỗi lần tổ chức HĐNK GV cần phải đánh giá, rút kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung, hình thức và phương pháp hướng dẫn để những đợt ngoại khóa sau đạt hiệu quả cao hơn.

Trên đây là quy trình tổ chức HĐNK. Tuy nhiên, tùy thuộc vào nội dung HĐNK, yêu cầu giáo dục và điều kiện hoàn cảnh của từng trường, từng lớp mà có thể vận dụng một cách mềm dẻo các bước để hoạt động đạt hiểu quả cao nhất.

Từ cơ sở lí luận về dạy học dự án và hình thức HĐNK, chúng tơi thấy việc tổ chức DHDA thông qua HĐNK Vật lí có nhiều thuận lợi vì:

Khi vận dụng DHDA thông qua HĐNK sẽ dễ dàng hướng tới mục tiêu giáo dục toàn diện cho HS, tạo ra một môi trường học tập thoải mái, kích thích sáng tạo ở HS, tạo cơ hội để HS giao tiếp, thể hiện quan điểm, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác trong các hoạt động học tập thơng qua hoạt động nhóm.

DHDA cần có thời gian nhất định để HS vận dụng toàn diện những hiểu biết của mình, HS tập giải quyết những vấn đề yêu cầu trong bài học, bằng một cách phức hợp và từ đó vận dụng vào thực tế sáng tạo, linh hoạt. Để khắc phục về mặt thời gian có thể vận dụng phương pháp DHDA thơng qua HĐNK.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương này, chúng tơi trình bày cơ sở lí luận hiện đại về dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực, tính chủ động và rèn năng lực giải quyết vấn đề của HS trong học tập. Đặc biệt chúng tôi đã nghiên cứu về DHDA. Để giải quyết nhiệm vụ đề ra của luận văn, chúng tôi đặc biệt quan tâm đến những vấn đề sau:

Nghiên cứu các biểu hiện của tính tích cực, chủ động của HS trong học tập. Nghiên cứu các đặc điểm về năng lực giải quyết vấn đề của HS. Tính tích cực và chủ động của HS thể hiện rất rõ khi tham gia học theo DA. Trong DHDA, chúng tơi có giới thiệu các bước DHDA tương ứng với các pha của tiến trình dạy học giải quyết vấn đề. Trong đó có nêu rõ vai trị của HS, của GV trong q trình thực hiện.

Tuy nhiên khi DHDA, GV gặp phải khó khăn về thời gian, nhưng điều này hoàn tồn có thể khắc phục được nếu như GV tổ chức quá các HĐNK. Đối với ngoại khố, chúng tơi nghiên cứu một số hình thức tổ chức ở trường phổ thông và chúng tôi sẽ nghiên cứu tổ chức câu lạc bộ vật lí để tổ chức cho HS tham gia trong luận văn này.

Tác dụng tích hợp khi tổ chức DHDA qua HĐNK được khẳng định ở chỗ: nó gắn kết được giữa lý thuyết với thực hành, làm cho vốn kiến thức của HS được liên kết, được mở rộng, được củng cố sâu hơn vì nguồn tư liệu được sưu tầm rất đa dạng và phong phú, giúp các em bước đầu tập dượt, làm quen với công việc của người nghiên cứu như biết cách xử lý tư liệu, tự phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề.

Những cơ sở lí luận đó sẽ được chúng tơi vận dụng để tổ chức dạy dọc DA qua HĐNK khi HS học xong nội dung kiến thức chương “ Động lực học chất điểm ” vật lí lớp 10.

CHƯƠNG 2

TỔ CHỨC DẠY HỌC DỰ ÁN THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA MỘT SỐ NỘI DUNG KIẾN THỨC CHƯƠNG “ĐỘNG LỰC

HỌC CHẤT ĐIỂM” VẬT LÍ 10

2.1. Nội dung kiến thức chương “ Động lực học chất điểm ”

2.1.1. Phân tích nội dung kiến thức chương “ Động lực học chất điểm” Vật lí 10 THPT 10 THPT

* Ở THCS, HS đã bước đầu làm quen với 3 khái niệm đó là “Lực, khối lượng, quán tính”, cụ thể :

+ Ở THCS, HS đã biết lực là đại lượng đặc trưng cho sự tác dụng vật này lên vật khác, lực được đo bằng lực kế. HS cũng biết lực là một đại lượng véctơ, biết cách biểu diễn véctơ lực.

+ Về khối lượng, HS cũng đã biết đó là một đại lượng liên quan đến lượng tạo thành vật, biết cách dùng cân để đo khối lượng.

+ HS biết khi có lực tác dụng, vật có thể bị biến dạng hoặc không thể thay đổi vận tốc đột ngột được vì có qn tính.

* Sách giáo khoa ở THPT kế thừa những kiến thức đó để hồn thiện và hình thành các khái niệm, các định luật như:

+ Lực. Quy tắc tổng hợp và phân tích lực + Ba định luật Niu-tơn

+ Các loại lực cơ : lực hấp dẫn, trọng lực, lực đàn hồi, lực ma sát + Lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều

+ Với khái niệm khối lượng : Khi học định luật II Niu tơn, HS sẽ thấy rõ mối liên hệ giữa khối lượng và mức quán tính.

+ Khi học về lực hấp dẫn, HS thấy được mối liên hệ giữa khối lượng và khả năng hấp dẫn của một vật.

+ Ngoài ra SGK cịn nhắc đến khái niệm “qn tính và lực quán tính”: - Khái niệm “lực quán tính” giúp cho việc giải một số bài toán cơ học trở nên đơn giản (chẳng hạn các bài toán tăng giảm trọng lượng ở lớp 10, hoặc bài toán về dao động của con lắc đơn trong hệ quy chiếu có gia tốc ở lớp 12…)

- Khái niệm “lực quán tính” đưa vào để có thể áp dụng được các định luật Niu tơn trong hệ quy chiếu phi quán tính.

2.1.2. Mục tiêu dạy học chương “ Động lực học chất điểm ” * Về kiến thức * Về kiến thức

Phát biểu được định nghĩa của lực và nêu được lực là đại lượng

vectơ.

 Nêu được quy tắc tổng hợp và phân tích lực.

 Phát biểu được điều kiện cân bằng của một chất điểm dưới tác dụng

của nhiều lực.

 Nêu được quán tính của vật là gì và kể được một số ví dụ về quán

tính.

 Phát biểu được định luật I Niu-tơn.

 Phát biểu được định luật vạn vật hấp dẫn và viết được hệ thức của

định luật này.

 Nêu được ví dụ về lực đàn hồi và những đặc điểm của lực đàn hồi

của lò xo (điểm đặt, hướng).

 Phát biểu được định luật Húc và viết hệ thức của định luật này đối

với độ biến dạng của lò xo.

 Viết được công thức xác định lực ma sát trượt.

 Nêu mối quan hệ giữa lực, khối lượng và gia tốc được thể hiện trong

định luật II Niu-tơn như thế nào và viết được hệ thức của định luật này.

 Nêu được gia tốc rơi tự do là do tác dụng của trọng lực và viết được

hệ thức P

ur

=mg

r .

 Nêu được khối lượng là số đo mức quán tính.

 Phát biểu được định luật III Niu-tơn và viết được hệ thức của định

luật này.

 Nêu được các đặc điểm của phản lực và lực tác dụng.

Nắm được các đặc điểm và công thức trong chuyển động ném ngang

và ném xiên.

 Nêu được lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều là tổng hợp các

lực tác dụng lên vật và viết được công thức Fht=

2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa một số nội dung kiến thức chương động lực học chất điểm vật lí 10 (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)