STT Họ và tên Ghi chú 1 Nguyễn Đình Nguyên Tổ trưởng Tổ Vật lý 2 Đỗ Danh Tân Tổ phó Vật lý 3 Trần Thị Phương Nga GV Vật lý 4 Nguyễn Thị Xuân GV Vật lý 5 Đặng Thị Tuyến GV Vật lý 6 Đỗ Thị Hà GV Vật lý 7 Vương Tuấn Quang Đại diện nhóm 1 8 Nguyễn Thị Anh Đại diện nhóm 2 9 Nguyễn Thị Thục Hiền Đại diện nhóm 3
* Nhóm “Neptune” với dự án: Chế tạo “Bộ kiểm soát tốc độ”
Hình 3.14. Một số hình ảnh thuyết trình và báo cáo sản phẩm của nhóm Neptune
Nhóm Neptune trình bày, và giải thích được nguyên lý hoạt động của các ứng dụng của lực đàn hồi trong cuộc sống như : lực kế, cân, giảm xóc xe cộ, công tắc điện, chuông điện, cung tên, kẹp quần áo.
Đưa ra được tình huống về vấn đề tai nạn giao thông khi người đi xe máy chạy với tốc độ quá nhanh, mất khả năng tự chủ gây ra tai nạn giao thông. Để hạn chế vần đề này nhóm đã thiết kế và chế tạo thành cơng mơ hình "Bộ kiểm sốt tốc độ".
Cấu tạo: gồm một phễu hứng áp suất của luồng khí do xe chuyển động
tạo ra; một tấm kim loại bịt kín nắp phễu nhờ một lị xo cố định như hình vẽ. Trên miệng phễu có gắn 2 điện cực.
Nguyên tắc hoạt động: Khi xe chạy với tốc độ bình thường, lực đàn hồi
của lò xo kéo tấm kim loại tiếp xúc với hai điện cưc làm cho mạch điện nối với động cơ khép kín, xe chuyển động. Khi xe chạy với tốc độ quá cao, áp suất do luồng khơng khí vào ống phễu lớn thắng lực đàn hồi kéo lại của lò xo làm nắp phễu bật ra, mạch điện cung cấp cho động cơ bị ngắt do đó xe sẽ chuyển động chậm lại.Khi xe chạy chậm đến tốc độ cho phép lò xo lại kéo tấm kim loại tiếp xúc với 2 điện cực mạch điện cấp cho động cơ khép kín xe tiếp tục chuyển động.
* Nhóm “Bright Star” với dự án: Chế tạo “Thuyền chạy bằng động cơ hơi nước”
Hình 3.15. Một số hình ảnh thuyết trình và báo cáo sản phẩm của nhóm Bright Star
Nhóm Bright Star : Đã trình bày được các đặc điểm về lực và phản lực, tìm hiểu về ứng dụng của lực và phản lực trong đời sống. Giải thích được người ta đi lại được là nhờ phản lực của mặt đất tác dụng lên chân ; chuyển động được là nhờ phản lực của nước lên tay chèo ; diều bay lê được do lực tác dụng của gió ; vận động viên xuất phát tốt khi chạy là nhờ phản lực của bàn đỡ,tìm hiểu về chuyển động bằng phản lực của trưc thăng, tên lửa .
Đặc biệt là tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ hơi nước, thiết kế và chế tạo thành cơng mơ hình "Thuyền chạy bằng động cơ hơi nước".
Cấu tạo động cơ hơi nước : Thuyền có nồi hơi làm bằng vỏ lon bia, cắt
và gắn kín thành một hộp dẹt có gắn với 2 ống hút bằng nhựa thơng ra ngoài được và cắm ngập xuống nước, hướng về phía sau của thuyền.
Nguyên tắc hoạt động : Ban đầu thổi đầy nước vào nồi hơi. Châm nến
đun nóng nồi hơi. Khi đun nóng nồi hơi thì nhiệt độ trong nồi sẽ tăng làm cho hơi nước dãn nở đẩy áp suất ra các đường ống. Lúc này áp suất bị đẩy ra khỏi đường ống tác động vào bước một lưc F hướng về phía sau thuyền.Theo định luật III Newton, nước sẽ tác dụng một lực F’ có độ lớn bằng F nhưng ngược chiều với F vào thuyền : F = -F’ làm cho thuyền chạy về phía trước.Khi hơi nước nóng ra hết các đường ống lại tạo ra một khoảng khơng phía trong nồi hơi làm cho nước bên ngoài bị hút ngược lại vào trong nồi hơi. Quá trình này được lặp đi lặp lại nên thuyền có thể chạy trong một thời gian.
* Nhóm “Tiểu quỷ” với dự án: Chế tạo mơ hình “Máy phát điện thủy triều”
Hình 3.16. Một số hình ảnh thuyết trình và báo cáo sản phẩm của nhóm Tiểu Quỷ
Nhóm Tiểu Quỷ: Tìm hiểu nguồn gốc tìm ra lực hấp dẫn của Newton. Trình bày được về hiện tượng thủy triều, giải thích được hiện tượng triều cường, triều kém do lực hấp dẫn của Mặt Trăng, Mặt Trời tác dụng lên khối nước trên bề mặt Trái Đất và do vị trí chuyển động của Mặt Trăng và Mặt Trời đối với Trái Đát gây nên.
Tìm hiểu được tác hại và lợi ích của hiện tượng thủy triều(như hiện tượng thủy triều xâm thực vào TP Hồ Chí Minh gây ngập lụt, ảnh hướng tới
cuộc sống của nhân dân, hay ứng dụng hiện tượng thủy triều để sản xuất muối ăn)
Ông cha ta đã biết vận dụng hiện tượng thủy triều để làm nên chiến thắng Bạch Đằng vĩ đại trong lịch sử
Tìm hiểu về ứng dụng năng lượng của thủy triều lúc triều lên và lúc triều xuống để sản xuất ra điện nhờ nhà máy điện thủy triều.
Tìm hiểu về hố đen, lực hấp dẫn của hố đen tử thần, tìm hiểu về chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời.
Đặc biệt là tìm hiểu, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mơ hình hoạt động của nhà máy điện thủy triều làm cho mơ hình hoạt động và phát ra điện làm sáng bóng đèn.
Dựa trên các tiêu chí đánh giá cụ thể (Chương 2), các thành viên trong BGK đã chấm điểm và cách tính điểm tổng hợp kết quả như sau: Điểm chấm của các GV có hệ số 2, điểm của HS hệ số 1, kết quả từng phần là điểm tổng đã tính hệ số chia bình qn cho 15, riêng điểm đánh giá sổ theo dõi dự án và quá trình thực hiện chỉ có GV hướng dẫn và các đại diện thành viên của các đội tham gia cho điểm, điểm bình quân là tổng điểm chia đều cho 5.