Bảng tổng hợp đánh giá sổ theo dõi dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa một số nội dung kiến thức chương động lực học chất điểm vật lí 10 (Trang 97)

Tiêu chí Điểm tối đa Nhóm Neptune Nhóm Bright Star Nhóm Tiểu Quỷ Nội dung (70 điểm)

Có đầy đủ số lượng các thành viên tham gia

ảo luận trong các buổi sinh hoạt 10 9,8 9,9 9,8 Làm việc đúng kế hoạch, thái độ tích cực,

sơi nổi 10 9,6 9,5 9,7 Các thành viên hiểu nhau, phân công cơng

việc hợp lí, hỗ trợ nhau làm việc hiệu quả 10 9,4 9,2 9,5 Biết cách đặt câu hỏi 5W1H để hình thành

các ý tưởng lập sơ đồ tư duy 10 9,3 9,2 9,4 Kế hoạch DA thể hiện rõ ràng mạch lạc

trong sổ theo dõi DA 10 9,6 9,6 9,8 Có đầy đủ dữ liệu, hình ảnh, bài báo hoặc

các trang web tham khảo 10 9,2 9,3 9,4 Biết đánh giá, nhìn nhận lại quá trình thực

hiện DA 10 9,5 9,3 9,2 Hình thức (30điểm) Trình bày rõ ràng, mạch lạc, khoa học 15 14,3 14,6 14,8 Hình ảnh minh hoạ có chọn lọc, đẹp 15 14,5 14,8 14,6 Tổng 100 95,2 95,4 96,2 Bảng 3.4. Tổng điểm và xếp giải Nhóm Kết quả dự án Sổ dự án Tổng Giải Neptune 92,90 95,2 188,10 Nhì Bright Star 92,11 95,4 187,51 Ba Tiểu quỷ 92,47 96,2 188,67 Nhất

Buổi báo cáo DA của các nhóm được các thầy cơ giáo trong BGK cũng như các thầy cô giáo tới dự đánh giá rất cao. Đối vơi Trường THPT Quốc Oai thì đây là một buổi ngoại khóa đầu tiên về phương pháp giảng dạy đặc biệt phương pháp DHDA.

Kết thúc buổi báo cáo tổng kết DA, cô Mai Thị Lan Phó hiệu trưởng nhà trường phát biểu: Hơm nay tơi rất ngạc nhiên và thích thú vì đã được dự một giờ học ngoại khóa của thầy và trò lớp 10A3 mà các em HS hoàn toàn chủ động dưới sự giúp đỡ của thầy cơ giáo, các em trình bày rất mạch lạc, tự tin. Đây là một giờ học cần nhân rộng hơn nữa để có thể phát huy sự chủ động, tích cực của các em, các em đã làm cho việc học mơn Vật lí trở nên gần gũi hơn, thú vị hơn.

Sau buổi báo cáo tổng kết DA các em đều cảm thấy rất hài lòng về những kết quả đã đạt được khi thực hiện DA và kết quả đánh giá của BGK. Những kỹ năng mà các em đã đạt được thật sự góp ích rất nhiều trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập tiếp theo, nó khơng chỉ giới hạn về kiến thức chưong “Động lực học chất điểm ” trong chương trình vật lý lớp 10 THPT mà còn tổng hợp rất nhiều kiến thức của các môn học khác và các kiến thức, kỹ năng sống khác nữa.

3.7.2. Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khoá đối với việc phát huy tính tích cực của học sinh tính tích cực của học sinh

Qua thu thập các dữ liệu thực nghiệm (quan sát quá trình học tập của HS trong buổi sinh hoạt, phân tích hình ảnh ghi lại được, thơng qua các sản phẩm như các bản trình chiếu, các mơ hình của HS đã làm, ý kiến phản hồi của HS trong các buổi học), chúng tôi tiến hành đánh giá hiệu quả của DHDA thông qua HĐNK đối với việc phát huy tính tích cực của HS như sau:

Chúng tôi tiến hành thực nghiệm sư phạm trên đối tượng HS chưa bao giờ học tập theo DA, nhưng khi được làm các em thấy rất hứng thú, tích cực thực hiện nhiệm vụ.

+ 100% số thành viên trong lớp tình nguyện tham gia.

+ Trong các buổi học DA, các em luôn nghiêm túc khi làm việc cá nhân, sôi nổi khi thảo luận nhóm và rất tích cực khi làm việc chung cả lớp, những cuộc tranh luận không những diễn ra ở lớp, mà cịn tìm thấy trong các giờ ra chơi khi về nhà các em còn trao đổi với nhau cho đến khi vấn đề được giải quyết mới thơi.

+ Khi gặp khó khăn các em thường khắc phục bằng cách tìm kiếm các nguồn thơng tin qua mạng internet.

+ Gặp vấn đề khó mà các em khơng tự giải quyết được, cần sự trợ giúp của GV thì các em ln chủ động nhờ các thầy cô giáo giúp đỡ.

+ Do lịch học dày đặc các em phải tranh thủ cá giờ ra chơi ngồi lại với nhau, trao đổi với nhau về kết quả tìm kiếm thơng tin cũng như về cách thức chế tạo các sản phẩm của nhóm.

+ Mặc dù phải thực hiện DA trong thời gian dài 6 buổi sinh hoạt nhưng HS vẫn tham gia rất đầy đủ trừ một số HS có lí do đặc biệt như bị ốm hoặc bận việc riêng của gia đình.

+ Chuẩn bị cho buổi báo cáo DA, các em đến rất sớm, kê bàn ghế, chuẩn bị cơ sở vật chất cần thiết. Các em đều phấn khởi mong chờ được tham gia buổi hoạt động ngoại này.

Như vậy, tổ chức DHDA thơng qua ngoại khóa là rất phù hợp, khắc phục được các hạn chế về mặt thời gian so với chương trình chính khóa, đồng thời phát huy được tính tích cực của HS.

Qua thực nghiệm chúng tơi thấy các em đã có cách nhìn khác hẳn đối với mơn Vật lí, nếu như lúc đầu các em cho là kiến thức đó khơ khan và khó tiếp cận thì sau khi học DA thông qua HĐNK, qua trao đổi với các em HS và GV chủ nhiệm lớp thì tơi được biết các em tỏ ra hứng thú, thoải mái khi bước vào tiết học Vật lí, các em cảm thấy kiến thức Vật lí thật là gần gũi với cuộc sống của chúng ta, mỗi một hiện tượng xung quanh chúng ta các em đều tìm

thấy mối liên hệ với một kiến thức Vật lí nào đó, cho nên các em ln tích cực liên hệ để giải thích những gì đang điễn ra xung quanh; giúp các em mở rộng tầm nhìn về kiến thức khơng chỉ riêng mơn Vật lí mà cịn cả các mơn học khác nữa. Qua hình thức học tập theo nhóm là chủ yếu này các HS thấy được điểm mạnh, điểm yếu của mình cũng như của bạn từ đó khắc phục được các điểm yếu phát huy điểm mạnh và tự tin hơn trong học tập.

3.7.3. Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khoá đối với việc phát huy tính chủ động của học sinh tính chủ động của học sinh

Qua thu thập các dữ liệu thực nghiệm chúng tôi đánh giá hiệu quả của DHDA thông qua HĐNK đối với việc phát huy tính chủ động của HS như sau qua những điểm sau:

+ Từ trước khi bước vào buổi sinh hoạt đầu tiên, các em HS đã chủ động xem tài liệu học tập được GV phát cho, các em chủ động tìm kiếm nguồn thơng tin trên báo chí, internet, tìm hiểu về DHDA, tìm hiểu về các kĩ thuật học tập tích cực, đọc một số DA trên mạng Internet và còn biết được một số DA do các nhóm HS thực hiện.

+ Trong buổi sinh hoạt thứ nhất các em HS đã rất chủ động trong việc trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra, các em trả lời đúng thậm chí cịn khơng có trong tài liệu mà GV phát cho các em.

+ Trong các buổi sinh hoạt tiếp theo do nắm bắt được các đặc điểm của DHDA, các em đều chủ động sắp xếp công việc, phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, sau đó phản hồi lại với GV hướng dẫn. Các em đã chuẩn bị sẵn một số ý tưởng cho công việc sắp diễn ra, tự thảo luận với nhau về cách làm bản trình chiếu, cách làm mơ hình rồi báo lại cho GV hướng dẫn. Tất cả những yếu tố đó cho thấy DHDA là phương pháp dạy học tích cực, nó phát huy được tính tự chủ của người học trong quá trình học tập.

3.7.4. Đánh giá hiệu quả của hoạt động ngoại khoá đối với việc rèn năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh. lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Qua thu thập các dữ liệu thực nghiệm trong suốt quá trình thực hiện DA của HS chúng tơi có cơ sỏ để đánh giá hiệu quả của DHDA với việc rèn năng lực giải quyết vấn đề cho HS.

Ngay từ buổi đầu triển khai DA HS được giới thiệu về DHDA, các đặc trưng và các giai đoạn của DHDA, xem DA mẫu, được giới thiệu về các phương pháp tư duy, được thơng báo về chủ đề của DA sắp làm thì một số HS đã đưa ra ngay một số ý tưởng riêng cho công việc sắp tới của mình, đã nảy sinh ra vấn đề, nảy sinh ra kịch bản của cơng việc sắp phải làm. Đó chính là biểu hiện đầu tiên của năng lực giải quyết vấn đề.

Qua những gợi mở, định hướng của GV, qua bộ câu hỏi định hướng thì các em càng rõ hơn tình huống có vấn đề được hình thành. Các buổi hoạt động nhóm, sử dụng các kĩ thuật dạy học tích cực, HS biết cách thảo luận, đề xuất ra các kết luận ban đầu, từ đó đưa ra các giải pháp để thực hiện, để giải quyết vấn đề. Sau khi tiến hành các kế hoạch đã đặt ra, ví dụ như nhóm Neptune thực hiện mơ hình khơng thành cơng thì các em đã biết rút kinh nghiệm, đưa ra kết luận để khẳng định hoặc bác bỏ giả thuyết ban đầu, rồi sau đó lại tiến hành thực hiện giả thuyết mới cho đến khi mơ hình hoạt động thành cơng mới thơi. Những biểu hiện đó khẳng định DHDA đã làm cho HS hình thành năng lực giải quyết vấn đề, và nếu DA được tiếp tục thực hiện thì năng lực giải quyết vấn đề của HS sẽ được phát triển theo quy luật tất yếu.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Sau quá trính tiến hành thực nghiệm sư phạm, thông qua việc tổ chức, theo dõi và phân tích diễn biến các buổi sinh hoạt ngoại khóa, qua việc đánh giá các sản phẩm DA, chúng tơi thấy tiến trình dạy học đã đạt được mục tiêu đề ra là có thể tổ chức DHDA thông qua các HĐNK khi dạy học kiến thức chương “Động lực học chất điểm” Vật lí 10. Qua đó, khơng những làm cho HS nắm vững kiến thức Vật lí mà cịn phát huy tính tích cực, tính chủ động và rèn năng lực giải quyết vấn đề cho người học.

Tính tích cực, chủ động của HS được thể hiện ở chỗ các em tự chọn DA, lập kế hoạch triển khai DA, tự vạch ra kế hoạch và thực hiện tổ chức các hoạt động của nhóm mình. Năng lực giải quyết vấn đề của HS được hình thành và phát triển thơng qua việc các em đưa ra ý tưởng, tự phát hiện ra vấn đề hoặc nắm bắt được vấn đê rồi biết cách giải quyết các tình huống phát sinh để có được sản phẩm cuối cùng. Tư duy sáng tạo của các em được bồi dưỡng phát triển qua các ý tưởng sáng tạo khi thiết kế mơ hình vật lí, tìm cách vận dụng linh hoạt các ngun vật liệu quen thuộc cùng với các kiến thức vật lí đã học để chế tạo các mơ hình ứng dụng đơn giản. Qua việc tham gia hoạt động DA, HS cũng được phát triển các kỹ năng tư duy bậc cao (phân tích, tổng hợp, đánh giá) và các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống như làm việc nhóm, kỹ năng ngơn ngữ, giao tiếp, kỹ năng sử dụng các phương tiện truyền thông đa phương tiện vào nhiệm vụ học tập…

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả thu được của luận văn, đối chiếu với nhiệm vụ đặt ra, chúng tôi đã giải quyết được những vấn đề lý luận và thực tiễn như sau:

Chúng tôi đã làm rõ các cơ sở lý luận của DHDA và của HĐNK nhằm phát huy tính tích cực, tính chủ động và khả năng rèn năng lực giải quyết vấn đề của HS trong học tập.

Về DHDA và HĐNK, ngồi việc trình bày các khái niệm, đặc điểm của DHDA chúng tơi cịn làm rõ vai trò của GV và HS trong quá trình DHDA; trình bày được DHAD vơi việc phát huy tính tích cực và chủ động của HS cũng như khả năng rèn năng lực giải quyết vấn đề cho HS thơng qua tổ chức HĐNK vật lí cho HS. Trong hình thức dạy học này, hoạt động nhóm được coi là hình thức chủ yếu của HS nên chúng tơi làm trình bày một số kỹ thuật tổ chức hoạt động nhóm và lấy thơng tin phản hồi từ HS.

Vận dụng cơ sở lý luận của chương 1, chúng tôi đã nghiên cứu soạn thảo tiến trình tổ chức DHDA thơng qua HĐNK chương “Động lực học chất điểm ” nhằm đảm bảo cho HS tham gia tích cực, phát triển năng lực sáng tạo của bản thân, vận dụng các kiến thức lý thuyết vào thực tiễn.

Quá trình thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ tính khả thi của tiến trình soạn thảo. Với việc tổ chức hoạt động dạy học như đã thiết kế không những phát huy được tính tích cực, tính chủ động của người học mà cịn rèn luyện cho người học những kỹ năng tư duy bậc cao (Phân tích, tổng hợp, đánh giá…). Đặc biệt, HS biết phân công công việc, biết cách hợp tác trong công việc, biết tự xây dựng kế hoạch thực hiện các DA , biết cách đánh giá và tự đánh giá. Tiến trình này cũng có thể làm tài liệu hữu ích cho GV THPT khi dạy nội dung kiến thức chương “Động lực học chất điểm ”

Với kết quả như trên, đề tài đã đạt được mục đích đề ra và khẳng định được giả thuyết khoa học ban đầu.

Do điều kiện về thời gian nên phần thực nghiệm sư phạm chỉ tiến hành trên một lớp thực nghiệm. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả của nó chưa mang tính khái qt cao. Có thể tiếp tục thử nghiệm trên phạm vi rộng hơn để hoàn chỉnh tiến trình tổ chức DHDA qua HĐNK .

Kết quả thu được từ đề tài tạo điều kiện cho chúng tơi có thể mở rộng và đi sâu nghiên cứu tổ chức HĐNK khi dạy học các nội dung kiến thức khác góp phần nâng cao chất lượng dạy và học vật lí ở THPT.

2. Khuyến nghị

GV cần có ý thức tự học tập nâng cao trình độ chun mơn, đổi mới phương pháp dạy học để nâng cao chất lượng từng bài dạy và DHDA cũng là một trong các phương pháp có thể áp dụng.

Bên cạnh những bài học bị bó hẹp trong chương trình, GV nên tổ chức một số buổi học ngoại khố để HS có thể tham gia nhiều hơn vào quá trình học tập, biết áp dụng các kiến thức trong sách vở vào thực tế cuộc sống, góp phần củng cố, mở rộng, hệ thống hoá kiến thức vật lý đã học trên lớp, kích thích hứng thú của HS trong việc học vật lý, phát triển ở HS trí tị mị khoa học, năng lực tư duy vật lý và kỹ thuật, bồi dưỡng năng lực hoạt động tập thể, hoạt động theo nhóm của HS.

Trên thực tế, hồn tồn có thể mở rộng vận dụng DHDA để tổ chức các HĐNK để kích thích hứng thú học tập bộ mơn và phát huy tính tích cực, năng lực sáng tạo và khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế đời sống của HS. Muốn tổ chức hoạt động này trên diện rộng, người GV cần phải lập kế hoạch chi tiết ngay từ đầu năm học với sự tham gia ủng hộ từ nhiều lực lượng: BGH nhà trường, Đồn thanh niên, Tổ bộ mơn, Hội cha mẹ HS…

Ngoài ra, GV cần quan tâm đến việc sử dụng các thiết bị thí nghiệm, khuyến khích HS tham gia chế tạo đồ dùng thí nghiệm, các đồ chơi hoạt động trên nguyên tắc vật lý bằng các vật liệu dễ kiếm rẻ tiền. Những nhiệm vụ này có tác dụng trên nhiều mặt, đặc biệt là kích thích hứng thú học tập và bồi dưỡng năng lực sáng tạo của HS để nâng cao chất lượng dạy học góp phần đưa sự nghiệp giáo dục của nước nhà phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Bộ Giáo dục và Đào tạo (dự án Việt - Bỉ)(2010), Dạy và học tích cực, Nxb

Đại học Sư phạm.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo(2006),Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương

trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, Hà Nội.

3. Lương Duyên Bình, Phạm Quý Tư (Đồng chủ biên kiêm chủ

biên)(2006). Tài liệu bồi dưỡng GV thực hiện chương trình SGK lớp 10, mơn

vật lí. Nxb Giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa một số nội dung kiến thức chương động lực học chất điểm vật lí 10 (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)