Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa một số nội dung kiến thức chương động lực học chất điểm vật lí 10 (Trang 75)

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

3.7. Phân tích và đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

3.7.1. Phân tích diễn biến thực nghiệm sư phạm

Phân tích q trình thực hiện DA qua HĐNK trong 6 buổi sinh hoạt như kế hoạch đã đề ra với nội dung từng buổi sinh hoạt như sau:

* Buổi sinh hoạt thứ 1:

- Chúng tôi giới thiệu cho HS về DHDA ( bao gồm các đặc trưng của DHDA, các giai đoạn của DHDA, một số ví dụ về DHDA đã được thực hiện), nhấn mạnh các bước tiến hành DHDA, sổ theo dõi DA và lưu ý nội dung sổ theo dõi DA cũng là một trong các tiêu chí để đánh giá kết quả . Trong đó giới thiệu cách lập sơ đồ tư duy: Khái niệm sơ đồ, lịch sử phương pháp, lợi ích của sơ đồ tư duy, cách lập sơ đồ tư duy. Đa số HS cảm thấy hứng thú khi được tiếp cận với các phương pháp học tập mới.

Hình 3.1. GV giới thiệu về DHDA và hướng dẫn HS làm DA

- Giới thiệu về kỹ thuật 5W1H: GV giới thiệu vắn tắt các ví dụ sử dụng kỹ thuật 5W1H, ý nghĩa hỗ trợ của kỹ thuật này cho việc tìm kiếm ý tưởng.

- Sử dụng sơ đồ tư duy để tổng hợp kiến thức chương “ Động lực học chất điểm”, một mặt để HS hiểu rõ hơn về sơ đồ tư duy, mặt khác, trên cơ sở đó đưa ra bộ câu hỏi định hướng chung về các DA có thể khai thác khi học xong chương “ Động lực học chất điểm”

* Ý tưởng chung của các DA:

+ Tìm hiểu về các lực cơ học và ứng dụng của chúng trong thực tiễn. Thiết kế và chế tạo một mơ hình ứng dụng.

* Câu hỏi khái qt:

+ Vật lí có ý nghĩa và vai trị như thế nào trong cuộc sống của chúng ta?

* Câu hỏi bài học:

+ Các lực cơ học có những ứng dụng gì trong khoa học và trong đời sống?

+ Các lực cơ học có thể giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và trong đời sống hay không ?

+ Làm thế nào để cải thiện cuộc sống của chúng ta nhờ các lực cơ học?

* Câu hỏi nội dung:

+ Các lực cở học đã học?

+ Ứng dụng của các lực cơ học?

+ Thiết kế và chế tạo một mơ hình ứng các lực cơ học? Giải thích cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chúng?

- Dùng các kỹ thuật dạy học tích cực như kĩ thuật "Tia chớp", kĩ thuật "Công não", kĩ thuật "Các mảnh ghép", kĩ thuật "Khăn trải bàn", để thu thập các ý tưởng về DA sau đó phân nhóm HS theo các chủ đề mà HS lựa chọn, bên cạnh đó cần chú ý đến các nhân tố nịng cốt của mỗi nhóm. Mỗi nhóm cần có các HS tiêu biểu về khả năng thuyết trình, khả năng về tin học, các nhóm có học lực tương đương nhau. Đây là công việc khởi đầu rất khó khăn, yêu cầu GV phải hiểu rõ khả năng học tập của từng thành viên trong lớp.

Hình 3.2. Một số hình ảnh về hoạt động nhóm của HS

- Các nhóm thảo luận đặt tên cho nhóm, bầu nhóm trưởng, thư kí. - Theo kết quả thu được chúng tơi chia lớp thành 3 nhóm :

+ Nhóm 1(gồm 15 thành viên) lấy tên là : Nhóm Neptune

Nguyễn Tiến Đạt (Nhóm trưởng) Nguyễn Thạch Thảo (Thư kí)

+ Nhóm 2(gồm 16 thành viên) lấy tên là : Nhóm Bright Star

Nguyễn Thị Nguyệt Ánh (nhóm trưởng) Nguyễn Ngọc Ánh (thư ký)

+ Nhóm 3(gồm 15 thành viên) lấy tên là : Nhóm Tiểu Quỷ

Nguyễn Thị Nhung (nhóm trưởng) Nguyễn Thị Luyến (thư ký)

- Phát cho các nhóm tài liệu gồm: Kế hoạch DA, một số tài liệu hướng dẫn, sổ theo dõi DA, bộ tiêu chí đánh giá.

- GV thông qua kế hoạch của các buổi sinh hoạt nhóm, thực hiện theo đúng tiến trình của thực nghiệm DHDA qua HĐNK, giới thiệu một số trang Web tham khảo.

- Để tổng kết, GV nhấn mạnh vai trị và lợi ích của việc lập sơ đồ tư duy Mind Map, 3 bước của DHDA đồng thời nhắc các em tìm hiểu thơng tin đê buổi sinh hoạt thứ 2 có thể lập được sơ đồ tư duy và tìm ra được ý tưởng của DA. Đọc lại nội dung kiến thức chương: “Động lực học chất điểm”

* Buổi sinh hoạt thứ 2:

- Các nhóm sử dụng sơ đồ tư duy để xây dựng các tiểu chủ đề. Đây là hoạt động mới đối với HS nên đòi hỏi GV phải hướng dẫn cụ thể và trả lời các câu hỏi của HS khi cần thiết. Dưới sự hướng dẫn của GV các nhóm đã hồn thành sơ đồ tư duy, sau đó đại diện của các nhóm lên trình bày sơ đồ tư duy của nhóm mình.

- Dựa vào kết quả thu được thông qua ý tưởng của HS ở buổi sinh hoạt thứ nhất chúng tôi đã định hướng và đề xuất các chủ đề DA cho các nhóm. Kết quả các nhóm đã hồn thành ý tưởng và đưa ra được các DA sau :

+ Nhóm “Neptune” - Dự án: Chế tạo “Bộ kiểm soát tốc độ”

+ Nhóm “Bright Star” - Dự án: Chế tạo “Thuyền chạy bằng động cơ

hơi nước”

+ Nhóm “Tiểu quỷ” - Dự án: Chế tạo mơ hình “Máy phát điện thủy

triều”

* Nhóm “Neptune” với dự án: Chế tạo “Bộ kiểm soát tốc độ”

+ Chủ đề của nhóm về lực đàn hồi và các ứng dụng. Kế hoạch của

nhóm là tìm hiểu các đặc điểm của lực đàn hồi và các ứng dụng của lực đàn hồi trong cuộc sống, gần gũi, xung quanh chung ta như : lực kế, cân, giảm xóc xe cộ, cơng tắc điện, chng điện, cung tên, kẹp quần áo. Đặc biệt nhóm đưa ra ý tưởng ứng dụng lực đàn hồi của lò xo để thiết kế và chế tạo "Bộ kiểm soát tốc độ" dùng cho các phương tiện tham gia giao thông nhằm hạn chế tai nạn giao thông do người điều khiển không làm chủ được tốc độ khi chạy với tốc độ quá nhanh.

* Nhóm “Bright Star” với dự án: Chế tạo “Thuyền chạy bằng động cơ hơi nước”

Hình 3.4. Nhóm Bright Star lập sơ đồ tư duy

+ Chủ đề của nhóm tìm hiểu về lực và phản lực và các ứng dụng. Mục

tiêu của DA là củng cố kiến thức về lực và phản lực, tìm hiểu về ứng dụng của lực và phản lực trong đời sống như giải thích chuyển động của thuyền, chuyển động của diều hay cách xuất phát của các vận đọng viên khi chạy,tìm hiểu về chuyển động bằng phản lực của trưc thăng, tên lửa ; đặc biệt là tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của động cơ hơi nước, thiết kế và chế tạo mơ hìnhthuyền chạy bằng động cơ hơi nước.

* Nhóm “Tiểu quỷ” với DA: Chế tạo mơ hình “Máy phát điện thủy triều”

Hình 3.5. Nhóm Tiểu quỷ lập sơ đồ tư duy

+ Chủ đề của nhóm là tìm hiểu về lực hấp dẫn và các ứng dụng. Kế hoạch của nhóm là tìm hiểu nguồn gốc tìm ra lực hấp dẫn của Newton. Vận dụng các đặc điểm của lực hấp dẫn để giải thích các hiện tượng liên quan đến thủy triều như hiện tượng triều cường, triều kém, tác hại và lợi ích của hiện tượng thủy triều(sản xuất muối, chiến thắng Bạch Đằng, nhà máy điện thủy triều); tìm hiểu về hố đen, lực hấp dẫn của hố đen tử thần, tìm hiểu về chuyển động của các hành tinh trong hệ mặt trời. Đặc biệt là tìm hiểu, nghiên cứu, thiết kế và chế tạo mơ hình hoạt động của nhà máy điện thủy triều.

- Khi trình bày một số nhóm cịn lúng túng, chưa hấp dẫn, cịn gặp một số vấn đề như nói nhỏ, ngập ngừng, khơng lưu loát…. chưa thể hiện rõ sơ đồ tư duy của nhóm. Tuy vậy,phần thảo luận nhận xét giữa các nhóm diễn ra sơi nổi chứng tỏ các em có tư duy phê phán tốt, biết phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của các nhóm bạn để góp ý và rút kinh nghiệm cho nhóm mình.

- Sau khi nắm được công việc của DA, các nhóm thảo luận theo kỹ thuật “635” để lập kế hoạch thực hiện DA của nhóm mình. GV giới thiệu sơ lược lại các bước lập kế hoạch DA trước khi thảo luận. Các nhóm thảo luận rất sơi nổi, các nhóm trưởng có năng lực và trách nhiệm nên các ý kiến tranh luận cuối cùng đều thống nhất với nhau.

- Các nhóm lên trình bày bản kế hoạch của mình, các bản kế hoạch tương đối đầy đủ các nội dung yêu cầu tuy nhiên còn đơn giản và chưa chi tiết. GV nhận xét góp ý để định hướng cho các nhóm cịn lại. Trong đó GV

nhấn mạnh bản kế hoạch này giúp các nhóm xác định dược mục đích, thời gian, đặc biệt là nội dung từng công việc cụ thể giao cho mỗi thành viên trong nhóm trong suốt q trình triển khai DA của nhóm mình. Phần kế hoạch cơng việc các em sẽ hoàn thành vào sổ DA.

- Cuối buổi sinh hoạt thứ hai GV lấy thông tin phản hồi từ HS về kết quả của buổi sinh hoạt này bằng kỹ thuật “3 lần 3”. HS đưa ra 3 ý kiến tốt, 3 ý kiến chưa tốt, 3 đề nghị cải tiến và được thư ký của nhóm ghi lại.

Ví dụ: 1 HS đưa ra ý kiến như sau:

3 Ý kiến tốt:

- Xây dựng được sơ đồ tư duy, hiểu được công việc cần tiến hành của DA. - Biết cách làm việc theo nhóm.

- Biết cách lập kế hoạch thực hiện DA.

3 Ý kiến chưa tốt:

- Chưa đặt được nhiều câu hỏi chất vấn.

- Chưa phối hợp tốt giữa các thành viên trong nhóm.

- Một số bạn cịn chưa bắt nhịp được với các kỹ thuật học mới.

3 Ý kiến đề nghị cải tiến:

- Trước mỗi buổi sinh hoạt các thành viên trong nhóm cần chuẩn bị trước các kiến thức liên quan cũng như nội dung công việc cần thảo luận.

- Nhóm trưởng phải điều hành thảo luận tốt hơn, đồng thời các thành viên trong nhóm phải tuân theo sự điều hành của nhóm trưởng.

- Cần có phần thưởng cho các thành viên tích cực và có ý tưởng hay để khích lệ.

Kết thúc buổi sinh hoạt thứ hai, GV nhận xét, tuyên dương tinh thần làm việc của các HS, trả lời các ý kiến có được từ thơng tin phản hồi và nhắc nhở các em về nhà hồn thiện lại các cơng việc đã làm trong buổi sinh hoạt thứ 2, đặc biệt hồn chỉnh bản kế hoạch DA để trình bày cụ thể trong buổi sinh hoạt lần sau.

* Buổi sinh hoạt nhóm thứ 3

Các nhóm báo cáo kế hoạch thực hiện DA sau khi đã thống nhất và hồn thiện. Nhìn chung so với buổi sinh hoạt thứ 2 trong lần này các nhóm trình bày lưu lốt, rành mạch và tự tin hơn. Các bản kế hoạch cũng chi tiết và đầy đủ hơn, phân cơng cơng việc của cá nhóm tương đối rõ ràng. GV chỉ điều chỉnh lại một chút về sự phân công cho phù hợp hơn.

Sau khi mỗi nhóm trình bày bản kế hoạch các nhóm khác thảo luận, góp ý kiến và chất vấn. Nhóm trình bày trả lời chất vấn và được quyền bảo vệ ý kiến của mình. Khơng khí thảo luận diễn ra sơi nổi, thư ký của các nhóm ghi chép lại các ý kiến vào sổ DA. Sau đó, GV đánh giá, nhận xét chung các bản báo cáo kế hoạch của các nhóm và nhấn mạnh những ưu điểm cũng như các hạn chế cần chú ý chỉnh sửa lại để có được bản kế hoạch cuối cùng và nộp lại bản sao cho GV.

Hình 3.6. Các nhóm trình bày kế hoạch thực hiện DA và chất vấn

Tiếp theo GV hướng dẫn HS phương pháp thực hiện các bước tiếp theo của DA. Các nhóm bắt tay vào nghiên cứu DA, thảo luận về những thơng tin cần tìm kiếm (Có thể tìm hiểu ở trang web nào?, cần thông tin hình ảnh như thế nào…).

Cuối cùng GV lấy phản hồi từ HS bằng kỹ thuật “Tia chớp”. Vấn đề được dưa ra là “Bạn có hứng thú với DA đang thực hiện khơng?”. Kết quả là chúng tôi thu được tất cả các ý kiến phản hồi là rất thích thú khi tham gia thực hiện DA và quyết tâm thực hiện và hoàn thành tốt. Một số ý kiến thể hiện thái độ không thoải mái khi nghe trả lời chất vấn vì một số nhóm cịn bảo thủ, khơng có tính chất xây dựng.

Kết thúc buổi sinh hoạt thứ 3, nhiệm vụ đặt ra cho mỗi nhóm là về tiến hành thực hiện DA theo kế hoạch đề ra. Buổi sinh hoạt thứ 4, các nhóm sẽ báo cáo sơ bộ về những việc đã làm, chưa làm được và một số khó khăn khi thực hiện kế hoạch của DA.

* Buổi sinh hoạt thứ 4:

Các nhóm lần lượt lên báo cáo sơ bộ về những việc đã làm được, chưa làm được và một số vướng mắc khi thực hiện kế hoạch. Các nhóm và GV hướng dẫn lắng nghe và đóng góp ý kiến.

Nhóm Neptune: các phần tìm hiểu về lực đàn hồi và các ứng dụng cơ

bản đã hoàn thành theo kế hoạch. Còn sản phẩm “Bộ kiểm soát tốc độ” đã tiến hành thư nghiệm nhưng chưa hoạt động theo ý muốn.

Hình 3.7. Nhóm Neptune báo cáo sơ bộ về tiến trình làm DA

Nhóm Bright Star: Bài thuyết trình của các em cịn dài dịng, khơng là

rõ được trọng tâm, các slide trình bày quá nhiều chữ, cỡ chữ nhỏ, nhưng mơ hình “Thuyền chạy bằng động cơ hơi nước” lại hoạt động rất tốt, chỉ cần trang trí thêm về mặt hình thức.

Nhóm Tiểu Quỷ: Bài PowerPoint hồn thành rất tốt, tìm hiểu các hiện

tượng rất sâu sắc, cụ thể, trình bày rõ ràng, mạch lạc. Trong khi đó việc chế tạo mơ hình máy phát điện là q khó đối với các em.

Hình 3.9. Nhóm Tiểu Quỷ báo cáo sơ bộ về tiến trình làm DA

Ưu điểm: Nhìn chung các nhóm đã trình bày được bản báo cáo theo

yêu cầu, trong đó các em đã nêu được đầy đủ được những công việc cần làm, đã làm và chưa làm được nhóm và của từng thành viên trong nhóm.

Hạn chế: Kỹ năng báo cáo cịn hạn chế, có nhóm trình bày báo cáo

khơng được chuẩn bị cụ thể. Nhóm trưởng chỉ lên nói một cách chung chung về tiến trình thực hiện DA của nhóm theo ý kiến chủ quan của cá nhân. Một số thành viên của nhóm mình chưa có nhiều thời gian làm việc với nhau do HS trong nhóm có lịch học thêm khác nhau.

Sau khi các nhóm trình bày báo cáo GV cho HS thảo luận đưa ra các biện pháp khắc phục khó khăn. Các em đã rất sơi nổi đề xuất các biện pháp và đã có rất nhiều ý kiến hay, bổ ích và có ý tưởng tốt.

Kết quả của buổi sinh hoạt thứ 4 thật sự bổ ích cho các nhóm, bởi lẽ các em đã nhìn thấy được những mặt mạnh, mặt yếu của nhóm mình và các biện pháp khắc phục những tồn tại đó. Đồng thời cũng có thêm nhiều ý tưởng mới cũng như những thơng tin về những nơi có thể tìm kiếm hoặc mua những thiết bị và dụng cụ để chế tạo sản phẩm DA.

GV lấy thông tin phản hồi từ HS để rút kinh nghiệm và có kế hoạch tiếp theo cho phù hợp.

Cuối cùng GV nhấn mạnh HS chuẩn bị thực hiện 3 bước của DHDA, chuẩn bị cho việc giới thiệu sản phẩm, đọc các tiêu chí đánh giá để các nhóm chế tạo sản phẩm đạt u cầu, tự chấm điểm cho DA nhóm mình. Đồng thời nhắc nhở các nhóm khắc phục các khó khăn, tìm giải pháp để hồn thành DA.

* Buổi sinh hoạt thứ 5:

Các nhóm tiếp tục báo cáo kết quả nghiên cứu, tổng hợp kết quả nghiên cứu của nhóm mình.

Nhóm Neptune: Đã tìm ra được ngun tắc cấu tạo phù hợp cho “Bộ

kiểm sốt tốc độ” và đã thử nghiệm thành cơng hoạt động của mơ hình.

Hình 3.10. Nhóm Neptune đang làm và thử hoạt động của mơ hình

Nhóm Bright Star: Các em đã biết cách trình bày bài thuyết ngắn gọn

hơn, rõ ràng hơn, thay vì ghi tồn bộ chũ lên các slide thì bạn thuyết trình đã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức dạy học dự án thông qua hoạt động ngoại khóa một số nội dung kiến thức chương động lực học chất điểm vật lí 10 (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)