1.1.2 .Chủ thể cung ứng dịch vụ giao nhận
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng
đường biển
1.4.1. Nhân tố bên trong
a) Cơ sở vật chất và kỹ thuật
Cơ sở vật chất và kỹ thuật là nhân tố quyết định quy mô kinh doanh của doanh nghiệp, năng suất, chất lượng dịch vụ... Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng hiện đại thì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng thuận lợi, chẳng hạn: Kho hàng tiêu chuẩn góp phần lưu giữ, bảo quản hàng hóa được tốt hơn phương tiện vận chuyển hiện đại giúp tiết kiệm chi phí và thời gian vận chuyển hàng hóa, hệ thống liên lạc áp dụng cơng nghệ, kỹ thuật cao góp phần nâng cao chất lượng phục vụ.... Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin cũng sẽ giúp doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận nâng cao khả năng quản lý quy trình giao nhận cũng như tiếp cận thông tin về khách hàng, hàng hóa chỉ qua hệ thống máy tính. Chính vì thế, đầu tư cho cơ sở vật chất và kỹ thuật trong dài hạn sẽ giúp doanh nghiệp tạo dựng được thương hiệu và vị thế trên thương trường quốc tế, mở đường cho doanh nghiệp thực hiện các dịch vụ giao nhận có quy mơ rộng hơn và đa dạng hơn.
b) Tiềm lực tài chính
Tiềm lực tài chính đóng vai trò quyết định trong các dự án đầu tư đổi mới công nghệ, đào tạo nhân lực... của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có tiềm lực về tài chính sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với những nguồn lực tốt hơn, công nghệ mới hơn những doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cũng cần tính tốn kỹ lưỡng việc phân bổ nguồn tài chính như thế nào là tối ưu và đem lại hiệu quả tốt nhất cho hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận và tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu để quyết định đến khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, và cũng là tiêu chí để đánh giá quy mơ của doanh nghiệp, có thể là vốn từ các nguồn huy động được, vốn của chủ sở hữu hay vốn đầu tư... Nguồn tài chính khơng bao gồm các tài sản lưu động và tài sản cố định của doanh nghiệp mà có thể bao gồm các khoản thu nhập trong tương lai và những khoản vay mượn.
19
Đầu tư có lời nhất trong dài hạn chính là đầu tư vào con người. Trong thời đại ngày nay, nguồn nhân lực chính là yếu tố quyết định sự thành bại của một tổ chức. Để hoạt động kinh doanh đạt kết quả tốt nhất đòi hỏi doanh nghiệp trên hết phải có một đội ngũ nhân viên có nghiệp vụ giỏi năng lực xử lý công việc tốt. Hoạt động giao nhận có diễn ra thuận lợi hay khơng, hàng hố có đến tay người nhận đúng như yêu cầu hay khơng phụ thuộc rất lớn vào trình độ của những người tham gia trực tiếp và gián tiếp vào quá trình giao nhận. Vì thế, kinh nghiệm và trình độ người tham gia vào quy trình bao giờ cũng được ưu tiên hàng đầu, đó là một trong những nhân tố có tính quyết định đối với chất lượng dịch vụ giao nhận cũng như uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Hơn thế nữa, để bộ máy có thể vận hành tốt và tuân thủ quy trình, doanh nghiệp phải được điều hành bởi những nhà quản trị giỏi. Tóm lại, đầu tư để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là phát triển đội ngũ quản trị cấp cao sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và tăng tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
d. Nghiên cứu và phát triển
Nhân tố nghiên cứu và phát triển đề cập đến khả năng đối mới dịch vụ của doanh nghiệp. Do nhu cầu và thị hiếu người tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng. Nên đầu tư cho nghiên cứu và phát triển là nhân tố quan trọng quyết định năng lực đáp ứng nhu cầu khách hàng và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nghiên cứu và phát triển bao gồm việc theo dõi, tiến hành khám phá ra những hiểu biết mới về sản phẩm, dịch vụ, về những biến động của các nhân tố thuộc môi trường vi mô và vĩ mơ, từ đó áp dụng để tạo ra q trình và dịch vụ mới mang tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu thị trưởng và khách hàng tốt hơn.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa, cơng việc nghiên cứu và hoàn thiện dịch vụ sẽ là chiếc chìa khóa cạnh tranh của doanh nghiệp. Chất lượng dịch vụ càng cao, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp càng đơn giản hóa được thủ tục giao nhận, giảm chi phí, tận dụng tốt những nguồn lực tiềm năng như con người tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp, tiết kiệm thời gian cho khách hàng...
1.4.2 Nhân tố bên ngồi
a) Chính trị, xã hội và pháp luật
Một quốc gia thể hiện qua thể chế chính trị, hệ thống pháp luật, các chính sách và đường lối phát triển. Đây là nền tảng để tạo nên một môi trường kinh doanh đặc trưng của mỗi quốc gia. Một quốc gia có mơi trường chính trị ổn định, hệ thống pháp luật hoàn thiện và phù hợp sẽ là cơ hội cho bất kì doanh nghiệp nào đang kinh
20
doanh tại thị trường quốc gia đó và có ảnh hưởng sâu sắc đến việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Thêm vào đó, việc thúc đẩy quan hệ ngoại giao với các nước bạn và tham gia vào các tổ chức thương mại quốc tế đã mở ra con đường thuận lợi không chỉ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu hiện nay ít phải chịu rào cản từ các hàng rào thuế quan và mậu dịch hơn. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khi làm dịch vụ cũng cần lưu ý khi hệ thống pháp luật của nước sở tại ngày càng chặt chẽ hơn, buộc hàng hóa nhập phải đáp ứng tiêu chuẩn thì mới được thơng quan nhằm tránh vướng phải những sai sót khơng đáng có. Chính vì vậy, có thể nói mơi trường chính trị và hệ thống pháp luật vừa đem lại nhiều cơ hội nhưng cũng vừa đem lại thách thức cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận quốc tế.
b) Khoa học và công nghệ
Sự bùng nổ của khoa học cơng nghệ làm cho vịng đời của các sản phẩm công nghệ bị rút ngắn lại. Việc công nghệ liên tục đổi mới cho phép tạo ra hàng loạt sản phẩm mới có tính năng, chất lượng vượt trội nhưng đồng thời cũng có thể khiến cho những sản phẩm truyền thống trở nên giảm giá trị chỉ sau một đêm. Chính vì vậy, những nhân tố về khoa học công nghệ cũng phần nào ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phải liên tục đổi mới và cải tiến quy trình cũng như nhạy bén nắm bắt thị trường để không rơi vào trạng thái bị động trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay
c) Nhân tố kinh tế
Đây là nhân tố có tầm ảnh hưởng nhiều nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế có khả năng quyết định sức mua của một thị trường, xu hướng tiêu dùng, quy mô hay tốc độ đầu tư... Về bản chất, mơi trường kinh tế nói lên mức độ tăng trưởng và định hướng phát triển của nền kinh tế mà doanh nghiệp đang hoạt động. Chính vì vậy, những biến động trong mỗi trưởng kinh tế có thể dẫn đến cơ hội hoặc thách thức cho doanh nghiệp. Đó sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng thị trường nội địa cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa gia tăng quy mơ doanh thu của mình.
d) Nhân tố tự nhiên
Ở mỗi quốc gia là khác nhau, như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, tính mùa vụ, khí hậu, địa hình... Những đặc điểm về tự nhiên có khả năng ảnh hưởng đến điều kiện kinh doanh hay quá trình vận chuyển hàng hóa, vì thể các nhân tố
21
thuộc mơi trường tự nhiên có thể là cơ hội hoặc thách thức đối với các doanh nghiệp đang kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải. Điều kiện thời tiết xấu (bão, sông thần, lũ quét...) sẽ gây ra rất nhiều rắc rối cho q trình giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp, ví dụ đối với vận tải hàng hóa bằng đường biển, thời tiết khơng tốt có thể ảnh hưởng đến thời gian giao hàng của doanh nghiệp hay điều kiện bảo quản hàng hóa. Thiên tai cũng có thể cản trở q trình vận chuyển hàng trên biển, gây hư hại cho tàu, người và hàng hóa.
e) Đặc điểm của hàng hóa
Mỗi loại hàng hóa lại có những đặc điểm riêng. Ví dụ như hàng nơng sản là loại hàng nhanh hỏng, dễ biến đổi chất lượng; còn hàng máy móc, thiết bị lại thường cồng kênh, khối lượng và kích cỡ lớn... Chính những đặc điểm riêng này của hàng hóa sẽ quy định cách bao gói, xếp đỡ, chằng buộc hàng hoá sao cho đúng quy cách, phù hợp với từng loại hàng để nhằm đảm bảo chất lượng của hàng hóa trong quá trình giao nhận và chuyên chở hàng hố. Bên cạnh đó, mỗi loại hàng hố khác nhau với những đặc điểm riêng biệt sẽ đòi hỏi những loại chứng từ khác nhau để chứng nhận về phẩm chất, chất lượng của chúng. Tuy theo yêu cầu của cơ quan Hải quan hoặc theo bộ chứng từ thanh toán được quy định trong L/C mà người giao nhận sẽ phải chuẩn bị các loại chứng từ cho phù hợp
f) Đối thủ cạnh tranh
Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp khác cùng cung cấp một dịch vụ hoặc có khả năng sẽ kinh doanh cùng loại hình dịch vụ, cùng phục vụ một đối tượng khách hàng mục tiêu và kinh doanh trên cùng một thị trường với doanh nghiệp. Đối thủ cạnh tranh được chia làm hai loại, đó là đối thủ cạnh tranh hiện hữu và đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn. Trong đó, đối thủ cạnh tranh hiện hữu là các doanh nghiệp đang hoạt động chung lĩnh vực với doanh nghiệp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp có khả năng gia nhập ngành trong tương lai. Cạnh tranh là động lực thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển với nguyên tắc doanh nghiệp nào hoàn thiện hơn và thỏa mãn được nhu cầu thị trường tốt hơn thì sẽ phát triển và tồn tại lâu dài. Tuy nhiên, mặt trái của cạnh tranh đó chính là tạo ra rào cản cho những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, khi doanh nghiệp đó cịn non trẻ và chưa có vị thế, có thể nói cạnh tranh trên thị trường giống như một sân chơi thương mại, nơi chỉ dành cho những doanh nghiệp thực sự dày dặn kinh nghiệm hay có khả năng cung cấp dịch vụ tối ưu vượt trội những doanh nghiệp khác cùng ngành.
22
Khách hàng là người sử dụng dịch vụ doanh nghiệp cung cấp, họ có thể là cá nhân hoặc tổ chức, nói cách khác, họ chính là nhân tố quyết định đầu ra của doanh nghiệp. Thị trường của doanh nghiệp là tập hợp các nhóm khách hàng khác nhau. Mỗi nhóm khách hàng sẽ có những đặc trưng riêng, phản ánh qua quá trình mua sắm của họ, và những đặc điểm này chính là gợi ý quan trọng cho q trình đưa ra chiến lược kinh doanh định hướng khách hàng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó nhu cầu và thị hiếu của khách hàng rất đa dạng và có phần cao cấp hơn trong thời đại của khoa học và cơng nghệ. Chính vì thế, các dịch vụ thường xuyên được cải tiến nhằm chiều theo thị hiếu của người tiêu dùng. Những doanh nghiệp thành công thường là những doanh nghiệp biết tạo ra xu hướng tiêu dùng và kinh doanh đúng loại hình dịch vụ đánh trúng tâm lý khách hàng. Để chủ động đáp ứng nhu cầu thị trường và đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận cần nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu của mình và cải tiến quy trình sao cho đáp ứng khách hàng một cách tối ưu nhất.
1.5. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả dịch vụ giao nhận hàng hóa tại Cơng ty
Đối với các doanh nghiệp, hoạt động Logistics ảnh hưởng trực tiếp đến q trình sản xuất và phân phối hàng hóa. Đồng thời, cũng nên quan tâm đến một số tiêu chí đánh giá như sau:
Thứ nhất, mức độ cạnh tranh giá. Trong bất cứ bản hợp đồng sử dụng dịch vụ
logistics thì cước phí ln là yếu tố được các doanh nghiệp quan tâm. Hiện nay, các công ty vận tải đang có sự cạnh tranh rất gay gắt về cước phí vận chuyển. Điều này, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp dễ dàng lựa chọn cho mình một đơn vị cung cấp dịch vụ có giá cả hợp lý nhất. Tuy nhiên, khi chọn công ty Logistics, không nên chọn cơng ty có phí vận chuyển q thấp. Bởi giá rẻ đôi khi cũng đi kèm với dịch vụ kém chất lượng. Bên cạnh đó, nên chọn những doanh nghiệp có chính sách ưu đãi để tối ưu chi phí tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của mình.
Thứ hai, dịch vụ chăm sóc khách hàng, phản hồi khách hàng. Với mỗi khách
hàng, khi sử dụng dịch vụ đều ưu tiên đến các yếu tố quy mô doanh nghiệp, thái độ ứng xử với khách hàng như thế nào. Một cơng ty có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, phục vụ tận tình sẽ thu hút được khách hàng lớn, bởi họ luôn biết cách tạo được sự tin tưởng và thoải mái trong sử dụng dịch vụ.
Thứ ba, tốc độ cung ứng dịch vụ. Với mỗi doanh nghiệp để khơng làm trì hỗn
tiến độ kinh doanh, thì hàng hóa phải được giao đúng với thời hạn hợp đồng. Do đó, khi hợp tác với bất cứ cơng ty nào, các doanh nghiệp đều mong muốn công ty vận chuyển tư vấn cụ thể về các chính sách và pháp lý sao cho phù hợp nhất.
23
Thứ tư, tạo được niềm tin với khách hàng là tiêu chí vơ cùng quan trọng của các công ty logistics, bởi nó sẽ làm giảm bớt được những lo lắng của khách hàng khi sử dụng dịch vụ. Bên cạnh đó, các cơng ty cũng sẽ đưa ra những cam kết để đảm bảo quyền lợi của khách hàng thông qua các dịch vụ vận tải của công ty.
24
Chương 2. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ GIAO NHẬN HÀNG HĨA BẰNG
ĐƯỜNG BIỂN TẠI CƠNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ VẬN TẢI CHÂU NGUYÊN GLOBAL
2.1. Tổng quan Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global
2.1.1. Giới thiệu chung về Công ty
Tên công ty: Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global Tên quốc tế: CHAU NGUYEN GLOBAL TRADING AND SHIPPING COMPANY LIMITED
Cơng ty có biểu tượng riêng như sau:
Trụ sở của công ty: Số 5, Ngõ 16 An Hịa, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đơng, Thành phố Hà Nội.
Điện thoại: 0243.8581155 Fax: 0243.2004129 Website: http://cng.net.vn
Email: account1@cng.net.vn
Đại diện pháp luật: Giám đốc Nguyễn Thị Diễm Hạnh Ngày hoạt động: 30/07/2012
Mã số thuế: 0105956956
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty TNHH hai thành viên trở lên
Về chức năng, Công ty chuyên cung cấp giải pháp vận tải đường biển và hàng không, dịch vụ hải quan vận tải nội địa cũng như các dịch vụ logistics liên quan khác.
Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty
Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global được thành lập từ đầu những năm 2000 dưới tên gọi ban đầu là Công ty Cổ phần Giao Nhận Vietcare với các thành viên sáng lập có kinh nghiệm lâu năm và có vị trí trong ngành Hải quan hay các chuyên gia trong lĩnh vực vận tải, giao nhận hàng hóa, xuất nhập khẩu, kho vận…
25
Từ tháng 11/2012, Vietcare thay đổi thành Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global (CNG). Công ty hiện có đội ngũ Cố vấn cấp cao là người Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan do hầu hết các đối tác lớn hiện