2.2.1 .Cơ cấu loại hình kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Công ty
3.5. xuất xuất kiến nghị đối với Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền
3.5.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
Nhà nước cần không ngừng nâng cấp cơ sở hạ tầng để phục vụ cho việc giao nhận, đặc biệt là các cơng trình liên quan đến giao nhận hàng hóa bằng đường biển. Cần đầu tư thích đáng để xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển như nâng cấp, mở rộng, xây mới cảng tiến, hiện đại hóa các thiết bị xếp, dỡ hàng, xây dựng nhà kho đạt tiêu chuẩn về bảo quản. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ, nhất quán với pháp luật và thông Luật quốc tế. Đây sẽ là tiền đề tạo ra khn khổ pháp lý ổn định, thu hút hàng hóa về Việt Nam, tạo tâm lý an tâm cho các doanh nghiệp mua bán trong nước và ngoài nước cũng như các doanh nghiệp vận tải và giao nhận. Bên cạnh đó, cũng cần đẩy mạnh công tác đầu tư, xúc tiến thương mại với quốc tế, thường xuyên tổ chức các hội chợ triển lãm hàng hóa của Việt Nam ở trong và ngoài nước nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm dịch vụ của mình đến với các khách hàng tiềm năng.
3.5.2. Đối với Hải quan cảng
Vấn đề Hải quan luôn là vấn đề được nhắc đến nhiều nhất của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và giao nhận vận tải tại Việt Nam trong những năm qua. Đối
68
với các doanh nghiệp này, Hải quan luôn được nhắc đến như những người làm tăng giá thành sản phẩm, dịch vụ và gây nhiều rất sách nhiễu. Hải quan dựa vào quyền hạn của mình thường gây khó dễ cho chủ hàng trong q trình thơng quan bằng các khoản bồi dưỡng không tên. Những điều này đã làm cho hình ảnh của Việt Nam xấu đi trong mắt của các nhà đầu tư nước ngoài dẫn đến tụt hậu về kinh tế so với các khách hàng trong khu vực. Bởi vậy, Nhà nước cần phải có biện pháp hạn chế tối đa hình ảnh này như: Đơn giản hóa thủ tục hải quan; mở rộng phạm vi áp dụng Hải quan điện tử trong kiểm tra kiểm soát để rút ngắn thời gian giao nhận giảm chi phí cho doanh nghiệp; ra các cơng cụ xử lý quy định có thể đối với phạm vi quản lý Hải quan; tăng cường đầu tư thiết bị cho ngành Hải quan như máy soi, hệ thống khai báo điện tử để thơng tin hàng hóa được diễn ra nhanh chóng. Nhà nước cần quản lý chặt chẽ hơn và có những chính sách cứng rắn hơn về tệ nạn tham nhũng, điều hành doanh nghiệp của một số bộ phận Hải quan hiện nay. Nên có những chính sách cải cách phù hợp để có thể xóa những ấn tượng khơng tốt về nước ta, đối với một số thương nhân nước ngồi, vì những ấn tượng này điều khiến họ e ngại khi đầu tư, làm việc với nước ta. Duy trì giải đáp những thắc mắc liên quan đến quá trình khai báo Hải quan. Các hướng dẫn của Hải quan phải rõ ràng, dễ hiểu và cơng khai hơn để doanh nghiệp có thể dễ dàng nắm vững các bước khai báo.
Ngồi ra, Nhà nước nên có những chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp vận tải biển và cảng biển như giảm thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp, thực hiện các ưu đãi về thuế đối với khu vực khuyến khích đầu tư, tạo sân chơi bình đẳng cho các đối tác nước ngồi. Cơ quan Thuế cần có những thủ tục đóng thuế, cách thức thu thuế và thủ tục thu thuế đơn giản hơn. Thủ tục hoàn thuế cho các doanh nghiệp cũng cần được thơng thống hơn, đơn giản hơn cho các doanh nghiệp khi họ tiến hành đi hồn thuế. Bên cạnh đó, cũng cần có những biện pháp nhằm hạn chế những tiêu cực khi các doanh nghiệp tới cơ quan thuế đóng hồn thuế.
69
KẾT LUẬN
Trong xu thế hội nhập kinh tế thị trường thì những cơ hội và thách thức đặt ra cho doanh nghiệp ngày càng nhiều. Doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp nước ngoài, sự liên tục đổi mới và hoàn thiện chất lượng dịch vụ ngày càng quan trọng và cần thiết. Bởi điều đó ảnh hưởng và tác động trực tiếp tới sự phát triển bền vững và ổn định của bất kỳ doanh nghiệp nào. Chính vì vậy, Cơng ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global cần ngày càng phát triển để có thể nắm bắt được những xu hướng hoạt động trên thế giới.
Với gần 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực dịch vụ giao nhận hàng hóa, Cơng ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Ngun Global đã có những thành cơng và vị trí nhất định trên thị trường đầy tính cạnh tranh như hiện nay. Có được những thành cơng này đầu tiên phải kể đến chính là tính hiệu quả trong các hoạt động tổ chức công tác kế tốn và tài chính cũng như phân tích kinh tế của bộ phận chuyên môn. Tuy nhiên, vẫn cịn một số khía cạnh dịch vụ của Cơng ty cịn khiêm tốn so với các Công ty đối thủ trên thị trường, trong khi đó ngày càng có nhiều cơng ty giao nhận vận tải quốc tế trên thị trường Việt Nam. Vì vậy, tìm ra những mặt hạn chế, thiếu sót trong dịch vụ và hệ thống quản lý, cập nhật các ứng dụng công nghệ tiên tiến, nhận phản hồi của khách hàng để có những phương án tối ưu, giải pháp kịp thời là điều cần thiết.
Tóm lại, với thị trường ngày một phát triển hơn sẽ kéo theo sự phát triển của mọi lĩnh vực, trong đó ảnh hưởng trực tiếp là hoạt động xuất nhập khẩu, logistics, vận tải và bảo hiểm hàng hóa. Đặc biệt, trong khoảng thời gian gần đây khi nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng trầm trọng trước dịch bệnh, đã khiến các hoạt động giao thương bn bán bị đình trệ. Cơng ty TNHH Thương Mại và Vận tải Châu Nguyên Global là một trong số bị ảnh hưởng tiêu cực, nó vừa là khó khăn vừa là thuận lợi để Cơng ty có thể đưa ra những chính sách, định hướng hoạt động cụ thể hơn trong tương lai. Từ đó có những mục tiêu phát triển rõ ràng và hướng đi đúng đắn hơn, giúp đẩy mạnh hoạt động Cơng ty nói chung đặc biệt là dịch vụ giao nhận hàng hóa đường biển nói riêng.
70
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Quốc hội (2005), Luật Thương Mại.
2. Quyết định số 77/QĐ – TTg ngày 13/01/2020 – Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2021-2030 và định hướng đến năm 2050.
3. Chính phủ (2007), Nghị định 140/2007/NĐ-CP quy định chi tiết về Luật thương mại quốc tế và điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics, Hà Nội ngày 05 tháng 09 năm 2007.
4. Đặng Đình Đào, Tạ Văn Lợi, Nguyễn Minh Sơn, Đặng Thị Thúy Hồng (2019),
Dịch vụ Logistics ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, NXB Đại
học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
5. Đặng Đình Đào, Vũ Thị Minh Loan, Nguyễn Minh Ngọc, Đựng Thu Phương, Phạm Thị Minh Thảo (2015), “Logistics-Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở
Việt Nam”, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
6. Phạm Mạnh Hiền (2010), Nghiệp vụ Giao nhận Vận tải và Bảo hiểm trong Ngoại thương, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội
7. Phạm Duy Liên (2012), Giao dịch Thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
8. Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global,
www.cng.net.vn
9. Nguyễn Thị Hường, Tạ Lợi (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương: Lý
thuyết và thực hành, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.
10. Ngọc Quỳnh (2021), “Ngành logistics Việt Nam đối mặt với nhiều lực cản”,
dangcongsan,https://dangcongsan.vn/kinh-te/nganh-logistics-viet-nam-doi-
mat-voi-nhieu-luc-can-600207.html, [20/12/2021]
11. Lê Ánh (2022), “Logistics và vận tải quốc tế”, xuatnhapkhauleanh,
https://xuatnhapkhauleanh.edu.vn/thuat-ngu-tieng-anh-logistics-va-van-tai- quoc-te.html, [12/5/2022]
12. Vũ Thị Hải (2018), “Luận văn Thạc sĩ: Nâng cao hiệu quả quy trình giao nhận
hàng hóa quốc tế tại cơng ty TNHH Jet Delivery Logistics Việt Nam”, hpu.edu,
https://lib.hpu.edu.vn/bitstream/handle/123456789/32388/Vu-Thi-Hai- CHQTKDK3.pdf?sequence=1, [2018]
71
13. TS. Cao Ngọc Thành (2016), “Phát Triển Vận Tải Biển Việt Nam Đến Năm
2020 Và Định Hướng 2030”,duongminhvn, http://duongminhvn.com/phat-
trien-van-tai-bien-viet-nam-den-nam-20120-va-dinh-huong-2030%C2%A0- 17.html&p=1, [06/05/2016]
14. Phòng Nhân sự Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global (2018), Cơ cấu tổ chức Công ty
15. Phịng Kế tốn Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global (2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018
16. Phịng Kế tốn Cơng ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global (2019), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2019
17. Phịng Kế tốn Cơng ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global (2020), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2020
18. Phịng Kế tốn Cơng ty TNHH Thương mại và Vận tải Châu Nguyên Global (2021), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021