2.2.1 .Cơ cấu loại hình kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Công ty
2.2.2. Cơ cấu khách hàng giao nhận hàng hóa
Khách hàng của mỗi thị trường có những đặc điểm riêng biệt. Định hướng của Cơng ty là tìm kiếm và liên hệ với những đại lý cùng là thành viên trong các hiệp hội giao nhận vận tải quốc tế kết hợp với lựa chọn kết nối những đại lý nước ngồi tại những quốc gia có lượng hàng nhập khẩu vào Việt Nam thường xuyên. Cung cấp và tư vấn dịch vụ giao nhận vận tải của Công ty đến các khách hàng với mức giá phù hợp nhằm tạo niềm tin cho công ty xuất nhập khẩu, các đại lý nước ngồi. Qua đó phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và đối với các phần còn lại của thế giới.
Trong những năm qua, Cơng ty khơng chỉ tích cực nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp cho các khách hàng trong và ngoài nước, mà cịn khơng ngừng nỗ lực nghiên cứu và tìm kiếm thêm những khách hàng mới tiềm năng để hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hố nói chung và hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá bằng đường biển nói riêng tăng trưởng. Hiện tại, hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển từ các khách hàng của Công ty đến từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia và một số quốc gia ở các châu lục khác.
37
Bảng 2.6. Doanh thu dịch vụ giao nhận bằng đường biển theo cơ cấu khách hàng tại các quốc gia của Công ty giai đoạn 2018 – 2022
Đơn vị: Tỷ đồng Thị trường 2018 2019 2020 2021 DT Tỷ trọng (%) DT Tỷ trọng (%) DT Tỷ trọng (%) DT Tỷ trọng (%) Trung Quốc 26,24 53,8 25,44 54,1 25,41 54,7 26,64 55 Nhật Bản 11,24 23,05 10,71 22,78 10,45 22,5 11,43 23,6 Hàn Quốc 7,22 14,8 6,78 14,42 5,90 12,70 5,67 11,70 Ấn Độ 1,19 2,44 2,45 5,2 2,23 4,8 2,66 5,5 Thị trường khác 2,88 5,91 1,65 3,5 2,46 5,3 2,03 4,2 Tổng 48,77 100 47,03 100 46,46 100 48,43 100
Nguồn: Phòng Kinh doanh, 2021
Cơ cấu khách hàng tại bảng 2.6 cho thấy Công ty chủ yếu giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại thị trường châu Á với các quốc gia: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ. Nhìn vào bảng số liệu có thể thấy, Trung Quốc là quốc gia được chú trọng hàng đầu của Cơng ty trong 4 năm qua. Điều đó được thể hiện qua doanh thu qua các năm tăng tương đối ổn định về mặt giá trị, chiếm tỷ trọng cao nhất trong số các quốc gia cịn lại và đóng góp nhiều nhất vào tổng doanh thu hoạt động dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Công ty trong giai đoạn này. Năm 2021, đạt tỷ trọng doanh thu cao nhất là 55% tương ứng với 26,64 tỷ đồng; tăng 1,2% so với năm 2018 là 53,8% tương ứng 26,24 tỷ đồng. Để đạt được những con số ấn tượng này là do Công ty đã tập trung chú trọng vào thị trường Trung Quốc vì tại thị trường này số dân hơn 1,4 tỷ người, chiếm 18,7% tổng dân số toàn thế giới, nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của thị trường Trung Quốc phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa cũng như sản xuất chế biến hàng xuất khẩu là rất lớn và đa dạng, phong phú. Đặc biệt, Việt Nam - Trung Quốc cịn là 2 thị trường có tính chất bổ trợ lẫn nhau.
Thị trường Nhật Bản là thị trường đứng thứ hai sau Trung Quốc về hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường biển. Năm 2018 thị trường này chiếm tỷ trọng 23,05% trong cơ cấu lượng hàng hóa giao nhận tương ứng với 11,24 tỷ đồng. Mức tỷ lệ này tuy có giảm nhẹ vào năm 2019 nhưng vẫn tiếp tục tăng lên trong năm
38
2020 và 2021. Tuy tỷ lệ cơ cấu trong lượng giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Châu Nguyên Global tại Nhật Bản có giảm nhẹ nhưng giá trị trị giao nhận vẫn tăng lên, cụ thể là tăng lên từ 11,24 tỷ đồng từ năm 2018 đến 11,43 tỷ đồng năm trong năm 2021(tăng 0,19 tỷ đồng). Do Nhật Bản là thị trường có nhu cầu nhập khẩu và tiêu thụ lớn các sản phẩm dệt may, nông sản Việt Nam được đánh giá là quốc gia có thế mạnh về những mặt hàng đó và có khả năng cung ứng tốt cho thị trường này. Trong bối cảnh xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới bị ảnh hưởng chung, thị trường Nhật Bản vẫn là điểm sáng khi duy trì được mức tăng trưởng đáng khích lệ.
Sau Trung Quốc và Nhật Bản, có thể nói Hàn Quốc và Ấn Độ không phải quốc gia chủ lực mà Cơng ty hướng đến. Ngun nhân chính dẫn đến kết quả này là do sức cạnh tranh của Công ty tại hai quốc gia này cịn rất thấp và ít khách hàng biết đến, so với các doanh nghiệp logistics Trung Quốc và các doanh nghiệp logistics chủ chốt của Việt Nam, Công ty chỉ mới khai thác được một phần nhỏ tại thị trường này. Với các thị trường có lượng hàng xuất nhập khẩu lớn và thường xuyên với Việt Nam, các nhân viên thuộc mọi bộ phận cần phải hiểu rõ được đặc điểm kinh doanh và nguyên tắc làm việc của mỗi quốc gia. Điều này không chỉ giúp Công ty dễ tiếp cận và giữ mối quan hệ với đại lý mà cách làm việc và xử lý lơ hàng cịn làm hài lòng khách hàng. Với các thị trường Châu Á như Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Thái Lan, Myanmar... họ sẽ ưu tiên những công ty cung cấp dịch vụ giao nhận với giá rẻ, trong khi đó một số nước khác thuộc Châu Á khác như Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước ở Châu Âu sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ cung cấp, do sự chênh lệch về thời gian, vì vậy để có thể xử lý và hồn thành được lô hàng, đại lý nước ngồi thường u cầu cơng ty giao nhận vận tải cần linh hoạt và xử lý lô hàng nhanh chóng. Việc hiểu được khách hàng chính của mình là ai và sắp xếp bộ phận nhân sự sao cho phù hợp với yêu cầu của công việc không chỉ giúp tăng định vị của thương hiệu của Châu Ngun Global mà cịn giúp giảm chi phí khơng đáng có và tăng lợi nhuận cho Cơng ty.