Định hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty tnhh thương mại và vận tải châu nguyên global (Trang 64 - 65)

2.2.1 .Cơ cấu loại hình kinh doanh dịch vụ giao nhận tại Công ty

3.1. Định hướng phát triển dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển của

Việt Nam đến năm 2030

Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng trong khu vực châu Á, nằm trong khu vực có mạng lưới vận chuyển hàng hóa bằng đường biển năng động vào bậc nhất trên thế giới. Mặt khác, với hơn 3,260km bờ biển, Việt Nam có tiềm năng rất lớn trong việc phát triển vận tải biển và các dịch vụ khác liên quan đến biển. Các cơ hội từ hội nhập kinh tế quốc tế. Với chính sách mở cửa của nền kinh tế, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, nhu cầu trao đổi hàng hoá với thế giới ngày càng lớn làm cho khối lượng hàng lưu chuyển tăng lên khơng ngừng. Trong khi đó, mối quan hệ giữa Việt Nam với các nước trong khu vực cũng như với các nước khác trên thế giới không ngừng được mở rộng đã tạo điều kiện cho thương mại hai chiều phát triển. Việt Nam hợp tác và ký nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều nước trên thế giới, đây là một cơ hội để chúng ta tìm kiếm, đa dạng hóa thị trường, đặc biệt liên quan đến thương mại, du lịch, đầu tư và cả Logistics... Gần đây nhất là hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) đã có hiệu lực từ 08/2020, mở ra nhiều cơ hội cho nền kinh tế nước ta. Ngoài 2 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết vào năm 2020, Việt Nam cũng vượt xa các nước trong khu vực trong việc thu hút các công ty chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc do cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Điều này cho thấy triển vọng phát triển nền kinh tế nói chung và lĩnh vực xuất nhập khẩu nói riêng khiến cho dịch vụ giao nhận vận tải hàng hoá quốc tế ở Việt Nam trong những năm tới càng phát triển hơn. Các chuyên gia cũng đánh giá Việt Nam đang có nhiều cơ hội để thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ Logistics và giao nhận hàng hóa. Cụ thể, hệ thống hạ tầng giao thông đường bộ, cảng hàng không, cảng biển, kho bãi, hạ tầng thương mại, trung tâm logistics không ngừng được mở rộng với quy mơ lớn, rộng khắp. Cùng với đó, các dịch vụ đi kèm đã, đang đáp ứng kịp thời những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường. Việt Nam với vị trí địa chính trị quan trọng, nằm trên tuyến vận tải hàng hải trọng yếu Đông- Tây bán cầu, chiếm trên 80% khối lượng vận chuyển hàng hóa tồn cầu. Khoảng 90% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được chuyên chở bằng đường biển. Năm 2021, mặc dù là năm rất khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19 tới mọi hoạt động của nền kinh tế, nhưng lượng hàng container thông qua cảng biển vẫn đạt 24 triệu EURO, tăng 7% so với năm 2020.

55

“Phát triển vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an tồn, hạn chế ơ nhiễm mơi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển để chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới” - đó là một trong những mục tiêu của Quy hoạch phát triển vận tải biển Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 1601/QĐ-TTg ngày 15/10/2009. Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải quốc tế. Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, một số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại... Thương mại quốc tế giữa Việt Nam và thế giới đã có những sự phát triển mạnh mẽ, và đây thực sự trở thành một điều kiện rất thuận lợi cho sự phát triển ngành vận tải đường biển của Việt Nam. Và trong q trình phát triển đó, u cầu về việc phát triển dịch vụ vận tải biển theo hướng hiện đại hóa với chất lượng ngày càng cao, chi phí hợp lý, an tồn, hạn chế ơ nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; tăng sức cạnh tranh của vận tải biển là rất cần thiết để ngành vận tải biển Việt Nam có thể chủ động hội nhập và mở rộng thị trường vận tải biển trong khu vực và trên thế giới.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại dịch vụ giao nhận hàng hóa bằng đường biển tại công ty tnhh thương mại và vận tải châu nguyên global (Trang 64 - 65)