Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 32 - 33)

2.1. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng logistic sở Việt Nam

2.1.2. Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông

Dịch Covid-19 được xem như là một phép thử để giúp khảo nghiệm xem các doanh nghiệp có đề ra được những chiến lược nhằm vượt qua thách thức, nắm bắt hội như nào và có nâng cao được khả năng thích ứng với sự thay đổi của thị trường hay không.

Để phát triển, quản lý tốt và hiệu quả tất cả các hạ tầng logistics thì khơng thể không kể tới ứng dụng thông tin truyền thông. Cơ sở hạ tầng mềm kỹ thuật số là một xu hướng phát triển rất quan trọng đối với thương mại trong thế kỷ 21 bởi các thông tin về sự di chuyển của hàng hóa thời nay hết sức cần cẩn trọng.

Hiện nay thì một số doanh nghiệp lớn đã áp dụng thành công giải pháp công nghệ mang lại hiệu quả cho việc nắm vững thông tin về biến động của nhu cầu, thị trường và nguồn cung ứng, từ đó chủ động lên kế hoạch mua hàng, giao hàng, mua dịch vụ vận tải, dự trữ hàng,… một cách hợp lý mà lại thỏa mãn được yêu cầu của khách hàng và cịn được có mức chi phí thấp nhất. Ngồi ra hệ thống thông tin truyền thơng cịn góp phần đảm bảo sự linh hoạt trong các hoạt động logistics, chỉ rõ thời gian, không gian, xây dựng chương trình hiệu quả như là cảng điện tử (ePort), lệnh giao hàng điện tử (eDO), số hóa chứng từ vận tải (invoicing and payments), dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), nhà kho thông minh ( Smart Warehousing)…Nhờ vậy mà 58% nhà cung cấp dịch vụ logistics đã rút ngắn được lộ trình cơng nghệ.

Quá trình xâm nhập và khẳng định mình của cơng nghệ thơng tin trong quản trị chuỗi cung ứng có thể được điểm qua bằng những sản phẩm cơng nghệ nổi tiếng cùng mốc thời gian ra đời của những sản phẩm đó. Ra đời trong giai đoạn sơ khai của CNTT ứng dụng trong doanh nghiệp những năm 90 của thế kỷ XX, phần mềm hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) cho phép các doanh nghiệp, tổ chức thống nhất các cơ sở dữ liệu để tạo thành cột sống thông tin, thông qua 2 hệ thống lập kế hoạch là: hệ thống lập kế hoạch cho chuỗi cung ứng (SCP) và hệ thống thực hiện chuỗi cung ứng (SCE), cho phép doanh nghiệp đạt được các mục tiêu về rút ngắn thời gian giao hàng, sản xuất sản phẩm theo hướng thỏa mãn các yêu cầu cá nhân và sự gắn kết ngày càng mạnh mẽ giữa các nhân tố trong chuỗi logistics. Đến những năm đầu của thiên niên kỷ mới, hàng loạt phần mềm đã được ra đời, hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp trong việc theo sát các dự án tối ưu của mình, đặc biệt là khả năng kết nối nội bộ với các đối tác đầu vào và đầu ra. Các mơ hình quản trị truyền thống được thay thế bằng các hình thức tổ chức hoạt động đa kênh, kết nối nhiều doanh nghiệp khác nhau dưới sự quản lý của chính các bên tham gia vào chuỗi cung ứng, thông qua các phần mềm logistics trong 3PL, 4PL.

25

Ta có thể thấy được rằng là cơng nghệ thơng tin cịn dùng để hồn thiện việc giám sát tàu ở cảng, hỗ trợ việc xếp dỡ vận chuyển và lưu giữ hàng hóa, giám sát biển một cách an toàn và hiệu quả, giải quyết giấy tờ để tàu có thể ra vào cảng nhanh chóng, khơng gây ùn tắc… Tuy hạ tầng thơng tin truyền thông của Việt Nam đã phát triển hơn trước, đã cung cấp đầy đủ cho ứng dụng dân dụng và xa hội nhưng mà vẫn còn thiếu khá nhiều ứng dụng liên quan đến chuyên ngành logistics. Gần đây xuất hiện các ứng dụng công nghệ thông tin cho việc tận dụng nguồn lực phương tiện trong vận tải hành khách nhưng giải quyết chưa được ổn thỏa mấy vấn đề phát sinh từ nhu cầu ngành logistics. Hệ thống thông tin tại cảng biển, cảng sông, ga đường sắt và các ICD ở Việt Nam còn rất lạc hậu, khó khăn cho việc kết nối phục vụ vận tải đa phương thức và logistics. Đặc biệt là cửa ngõ quốc tế của Việt Nam chưa có EFI để kết nối quốc tế.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)