Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 39 - 44)

2.1. Thực trạng phát triển kết cấu hạ tầng logistic sở Việt Nam

2.1.4. Tình hình xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2016-2020

Hoạt động XKHH của Việt Nam giai đoạn 2016-2020 tiếp tục đạt được những kết quả ấn tượng, đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước và xuất khẩu cũng đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng GDP, ổn định kinh tế vĩ mơ, ổn định tỷ giá, kiểm sốt lạm phát, góp phần làm cải thiện cán cân thanh tốn hơn. Kết quả này có được là nhờ vào sự phát triển của hệ thống kết cấu hạ tầng logistics không ngừng được đầu tư, mở rộng và nâng cấp trên khắp cả nước, đặc biệt là vai trò của các trung tâm logistics trên khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.

Bảng 3 Tổng hợp và t nh toán t số liệu các năm

Năm Kim ngạch XK (triệu USD) Tăng trưởng XK (%) Tăng trường GDP (%) GDP (triệu USD) XK/GDP (%) XK bình quân/người (USD/người) 2016 176.580 8,99 6,21 205295 86,01 1.886 2017 215.119 21,83 6,81 223.741 96,15 2.274 2018 243.697 13,28 7,08 245.171 99,40 2.551 2019 264.267 8,44 7,02 262.132 100,81 2.747 2020 282.655 7,0 2,9 271.200 104,30 2.891 Tăng trưởng XK: 2016-2020: 11,8%

32

Tăng trưởng xuất khẩu trong giai đoạn 2016-2020 cho thấy những tác động tích cực của hội nhập đã có phần chững lại. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là những diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động ngoại thương của hầu hết các quốc gia trên thế giới thì đây là một kết quả khả quan trong tương quan so sánh với năm trước cũng như so sánh với các nước trong khu vực. Số liệu của Trung tâm thương mại thế giới (ITC) cho thấy, Việt Nam là một trong số các quốc gia có mức tăng trưởng xuất khẩu bình quân cao nhất thế giới và khu vực trong cùng giai đoạn như Trung Quốc, Thái Lan. Giai đoạn 2016-2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa cao gấp gần 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, đặc biệt năm 2017 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu cao gấp 3,2 lần tốc độ tăng GDP.

 Tình hình xuất khẩu hàng hóa qua của khẩu đường bộ:

Do ảnh hưởng của Covid-19 nên hoạt động thông quan xuất khẩu hàng hóa trên địa bàn các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, … vẫn đang bị ùn ứ, một số nơi tạm dừng hoạt động. Từ cuối tháng 11/2021 đến nay, lượng hàng hóa từ nội địa được đưa lên các cửa khẩu trên địa bàn các tỉnh ( đặc biệt là tỉnh Lạng Sơn ) để chờ xuất khẩu là rất lớn trong khi năng lực thông quan xuất khẩu trong ngày cịn hạn chế, trung bình chỉ đạt 90-100 xe/ngày (xe nơng sản, hoa quả chiếm 50-60 xe).

Với mục tiêu cấp thiết là giải phóng hàng hóa ùn ứ, từ đó giúp giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra thông suốt, nâng cao hơn nữa năng lực thông quan sau dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Các Sở, ban, ngành của các tỉnh có cửa khẩu đường bộ cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp cũng như tăng cường công tác đàm phán, trao đổi thông tin với phía Trung Quốc, nỗ lực tháo gỡ tình hình.

Theo đó, để tạo điều kiện giải phóng kịp thời hàng hóa xuất khẩu đang ùn ứ tại cửa khẩu tỉnh Lạng Sơn thì cần đảm bảo cơng tác phịng chống, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp. ngày 29/3/2022, tổng lượng xe xuất khẩu là 167 xe (xuất khẩu 89 xe (83 xe hoa quả), nhập khẩu: 78 xe). Tại thời điểm ngày 29/3/2022, tổng lượng xe chờ xuất khẩu là 1380 xe (tăng 2 xe so với ngày hơm trước); trong đó lượng xe chở hoa quả xuất khẩu là 1062 xe (giữ nguyên); chiếm khoảng 77% tổng lượng xe chờ xuất khẩu.

Ngược lại thì cửa khẩu quốc tế tại tỉnh Lào Cai thì hoạt động hàng hóa vẫn tạm dừng (bắt đầu từ ngày 17/02 đối với hàng xuất khẩu, 19/02 đối với hàng nhập khẩu). Hiện tại khu vực cửa khẩu cìn khoảng 68 xe xe hàng bao gồm các phương tiện chở gỗ ván, tinh bột sắn, than củi… tập kết để chờ xuất khẩu.

33

Về phía các cửa khẩu tỉnh Quảng Ninh thì hiện có 463 xe hàng đơng lạnh chờ xuất tại khu vực lối mở Km3+4 được duy trì cung cấp điện đầy đủ để đảm bảo làm lạnh bảo quản hàng hoá lâu dài. Các loại hàng nông sản, thuỷ sản tươi sống tiếp tục vận động doanh nghiệp/chủ hàng đưa hàng vào kho lạnh để bảo quản. Tổng lượng xe đang chờ thông quan tại các cửa khẩu, lối mở biên giới Quảng Ninh: là 726 xe (giảm 04 xe so với ngày 28/3/2022)

Hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua đường bộ đạt được kết quả như trên là nhờ vào sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống kho hàng tại các khu vực biên giới.

 Tình hình hàng hóa xuất khẩu qua đường biển:

Tính chung 5 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu cả nước tăng 16,7% nhờ hiệu quả của chính sách mở cửa nền kinh tế cũng như nỗ lực của doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn tồn cầu. Trong đó, các mắt xích về hạ tầng logistics từ cảng biển, trung tâm logistics… đóng vai trị quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu hàng hóa.

Việc khai trương tuyến vận tải mới này sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ, giảm thời gian giao hàng và tăng đáng kể năng lực của hành lang vận tải giữa hai nước Việt Nam và Nga. Do đó hàng hóa Việt Nam và Nga có tính bổ sung, bổ trợ lẫn nhau. Tuyến đường biển thẳng từ Nga tới Việt Nam và ngược lại sẽ là cơ hội thuận lợi cho việc phát triển.

Những năm qua nếu mà khơng có dịch bệnh, tốc độ tăng trưởng khối lượng hàng hóa qua các cảng biển đạt hơn 20% hoặc hơn 10% mỗi năm. Chính vì thế sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu trung và dài hạn là trở thành quốc gia giàu mạnh và phát triển toàn diện.

Việc phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam là hướng đi quan trọng để giảm chi phí vận tải, từng bước nâng cao thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) bằng đội tàu biển Việt Nam, giảm sự phụ thuộc vào đội tàu nước ngoài. Hiện tại, đội tàu của ta có xu hướng giảm về tổng số lượng tàu, nhưng tăng số lượng loại tàu có trọng tải lớn, tổng dung tích và trọng tải của đội tàu. Giai đoạn 2016 - 2020, số lượng đội tàu vận tải biển dao động từ 1.000 đến trên 1.200 tàu. Số lượng tàu năm 2021 so với năm 2016 giảm trên 200 tàu (17,2%). So với giai đoạn 2010 - 2015, đội tàu vận tải của Việt Nam đã giảm trên 400 tàu. Tuy nhiên, tổng dung tích và tổng trọng tải của đội tàu vận tải tăng trưởng trên 6%. Đáng chú ý, đội tàu biển Việt Nam hiện chủ yếu phù hợp với thị trường vận chuyển hàng hóa ven biển nội địa hoặc quốc tế ngắn trong khu vực.

34

Ngành hàng không bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, bất chấp sự suy thoái nghiêm trọng của hoạt động kinh doanh hành khách, nó cũng tạo cơ hội cho các hãng hàng không gia tăng thị phần hàng hóa của họ. Trong nửa cuối năm 2020, khi dịch bùng phát ở nhiều nước, số lượng các chuyến bay chở hàng đã tăng gấp nhiều lần so với những năm trước. Lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường hàng không tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Tại Việt Nam, nơi hầu hết các chuyến bay chở khách phải tạm ngừng khai thác từ đầu năm 2020, Vietjet Air đã chính thức phát triển dịch vụ vận chuyển hàng hóa và là hãng hàng khơng đầu tiên được hãng hàng không chấp thuận. Vận chuyển hàng hóa trong khoang hành khách. Tuy nhiên, việc sử dụng máy bay thương mại để vận chuyển hàng hóa cịn rất hạn chế do khơng có thiết kế phù hợp, khơng có điều khoản bảo hiểm nên khó có hiệu quả lâu dài.

Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), sản lượng hàng hóa đường hàng khơng tăng 4,1% lên 63,7 triệu tấn trong năm 2018, đạt khoảng 65,9 triệu tấn vào năm 2019. Ngành này cũng được cho là sẽ tận dụng được lợi thế của chi phí thấp trong năm 2019. Tổng doanh thu vận tải hàng không đạt khoảng 116,1 tỷ USD vào năm 2019, tăng so với mức 109,8 tỷ USD vào năm 2018. Ngoài ra, các chương trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng khơng tiếp tục thu hút sự quan tâm từ các nhà cung cấp dịch vụ logistics nhằm tạo ra chuỗi cung ứng hiệu quả về vận chuyển hàng hóa, khả năng lưu kho và thơng quan. Tuy nhiên, từ đầu năm 2020 đến nay, hàng hóa đường hàng không tiếp tục phải đối mặt với những thách thức lớn do ảnh hưởng của Covid-19, như khối lượng thương mại toàn cầu giảm, hoạt động kinh tế thế giới giảm, niềm tin người tiêu dùng suy yếu khiến nhu cầu giảm. để vận chuyển hàng hóa khơng thiết yếu, bao gồm cả việc vận chuyển hàng hóa khơng thiết yếu thơng thường thơng qua Phương tiện vận tải hàng không sang trọng.

 Những vấn đề cần tăng cường trong tương lai để thúc đẩy xuất khẩu:

 Vì vận tải biển có vai trị quan trọng trong việc kết nối hàng hóa giao thương giữa các quốc gia trên thế giới. Hơn 80% hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển. Tuy nhiên, đội tàu nội địa chủ yếu dựa vào vận tải nội địa, đường bay quốc tế trong khu vực châu Á ngắn, cơ cấu đội tàu không hợp lý, trọng tải nhỏ nên không cạnh tranh được với đội tàu nước ngoài. Đồng thời, xu hướng của thế giới là phát triển các loại tàu có trọng tải lớn hơn để tối ưu hóa chi phí vận tải, nhất là đối với đội tàu container và tàu đặc chủng.

 Mục tiêu quan trọng vẫn là đáp ứng các yêu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách trong nước. Làm thế nào để tăng thị phần hàng hóa, giảm áp lực cho đường bộ với khối lượng vận tải đường biển và đường nội địa, giảm chi phí vận tải đường biển và đường nội địa, giảm chi phí logistics ... Việc phát triển đường biển

35

nội địa cũng là tích hợp vận chuyển hàng hóa - Châu Á và vận tải biển. Trong thời gian sắp tới, chúng ta cần nỗ lực để mở rộng thị trường vận tải trong khu vực Châu Á cho đội tàu của mình.Muốn phát triển đội tàu vận tải quốc tế phải có được đội tàu vận tải biển nội địa đủ mạnh để làm cơ sở phát triển đội tàu vận tải quốc tế. Cần có lộ trình thích hợp và phải làm sao để đến năm 2030 phát triển được đội tàu, tăng được thị phần, đáp ứng những mục tiêu hết sức cụ thể chứ không chung chung.

 Liên quan tới các giải pháp phát triển đội tàu biển quốc tế cần cụ thể hơn nữa, thực chất hơn nữa, toàn diện hơn nữa và đột phá hơn nữa trong việc xây dựng đề án phát triển đội tàu vận tải biển quốc tế của Việt Nam. Cần phải có định hướng cụ thể, mạch lạc, toàn diện nhưng vẫn phải có trọng tâm, trọng điểm, có thứ tự ưu tiên, phải bám sát thực tiễn, giải pháp đưa ra phải đột phá cả về hạ tầng, đội tàu, nguồn nhân lực...

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam chuyển dịch theo hướng khá tích cực: tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng thô, sơ chế; giảm tỷ trọng hàng nông, lâm, thủy sản. Bảng số liệu cho thấy rõ sự chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo nhóm mặt hàng thời kỳ 2016-2020. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vẫn tiếp tục xu hướng tích cực, theo đó, tỷ trọng nhóm hàng nơng, lâm, thủy sản và nhóm nhiên liệu và khống vẫn tiếp tục giảm mạnh, trong khi tỷ trọng nhóm hàng cơng nghiệp chế biến tăng mạnh. Với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng cơng nghiệp chế biến đạt mức khá cao 83,0% giai đoạn 2016- 2020 chính vì thế mà xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam về cơ bản đã thể hiện rõ nét xu thế cơng nghiệp hóa.

Để thấy rõ mức độ chuyển dịch cơ cấu nhóm hàng hóa xuất khẩu theo mức độ chế biến, bảng phân tích thống kê xuất khẩu hàng hóa theo Phân loại tiêu chuẩn 8 thương mại quốc tế (SITC) được sử dụng, theo đó hàng hóa xuất nhập khẩu được phân loại thành các nhóm hàng thơ, mới sơ chế; nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế. Bảng số liệu cho thấy tỷ trọng hàng chế biến hoặc đã tinh chế xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tăng đáng kể, từ 82,7% năm 2016 lên 85,5% năm 2019, trong đó đáng chú ý là tỷ trọng của nhóm máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng năm 2019 tăng trưởng mạnh so với năm 2016. Tỷ trọng hàng thô hoặc mới cơ chế xuất khẩu giảm đáng kể, từ 17,2% năm 2016 xuống còn 14,4% năm 2019.

36

Bảng 4: Niên giám thống kê các năm

2016 2017 2018 2019

TỔNG 100 100 100 100

1.Hàng thô hoặc mới sơ chế, trong đó: 17,2 16,3 15,4 14,4 Lương thực, thực phẩm, động vật sống 12,5 11,8 10,7 9,9 Đồ uống và thuốc lá 0,3 0,2 0,3 0,2

Nguyên liệu thô, không dùng để ăn, trừ nhiên liệu

2,3 2,4 2,3 2,4

Nhiêu liệu, dầu mỡ nhờn và vật liệu liên quan

2,0 2,3 2,0 1,4

Dầu, mỡ, chất béo, sáp động, thực vật

0,1 0,1 0,1 0,1

2.Hàng chế biến hoặc đã tinh chế, trong đó:

82,7 83,2 84,6 85,5

Hố chất và sản phẩm liên quan

2,3 2,2 2,5 2,5

Hàng chế biến phân loại theo nguyên liệu

10,1 10,3 11,3 11,1

Máy móc, phương tiện vận tải và phụ tùng 39,6 41,8 42,2 43,3 Hàng chế biến khác 30,7 28,9 28,6 29,1 3.Hàng hố khơng thuộc các nhóm trên 0,1 0,5 0,1 0,6

Nguồn: Niên giám thống kê hàng năm, Tổng cục Thống kê Việt Nam

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)