Thống kê mật độ hiện trạng hệ thống đường cao tốc

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 27 - 30)

và quốc lộ tại Việt Nam

Vùng Diện tích ( ) Dân số (1000 người) Chiều dài cao tốc (km) Chiều dài quốc lộ (km)

Trung du và miền núi phía Bắc

95.200 12.569 392 7.256

Đồng bằng sông Hồng 21.259 22.620 468 2.133

Bắc trung Bộ và Duyên hải Miền Trung

95.653 20.220 193 8.366 Tây Nguyên 54.508 5.861 19 3.059 Đông Nam Bộ 23-.519 17.930 51 855 Đồng bằng sông Cửu Long 40.816 17.283 40 2.652 Tổng 330.955 94.483 1.163 24.321

Nguồn: Tổng cục Đường bộ Việt Nam (2021) Diện tích và dân số theo số liệu Tổng cục Thống kê Chiều dài tuyến tổng hợp từ các dự án đang triển khai  Hạ tầng đường sắt:

Hiện nay, mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 7 tuyến đi qua địa bàn 34 tỉnh, thành phố gồm 1 trục Bắc - Nam và 6 tuyến ở phía Bắc. Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km, trong đó có 2.703 km tuyến chính và có 277 ga, bao gồm 3 loại khổ đường là 1.000 mm, chiếm 85%; 1.435 mm chiếm 6% và

20

khổ đường lồng 1.000 mm và 1.435 mm chiếm 9%. Mật độ đường sắt hiện nay đạt 9.5 km/1000 , đạt mức trung bình ASEAN và thế giới, xếp 58/141 về mật độ mạng lưới.

Trong năm 2021, trong khi chờ Đề án quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Nhà nước đầu tư theo Nghị định số 46/2018/NĐ-CP được phê duyệt, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã phối hợp cùng các công ty vận tải cân đối nguồn để sửa chữa, nâng cấp kho bãi phục vụ vận tải kịp thời. Do ảnh hưởng của dịch Covid- 19 nên hoạt động vận tải đường sắt đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng: doanh thu sụt giảm; vận tải hàng hóa nội địa tồn bộ các nguồn hàng tiêu dùng, công nghiệp giảm 50% và giá cước hàng hóa giảm từ 2% đến 17% giá cước hiện hành tùy theo mặt hàng, cự ly và thời điểm vận chuyển. Đường sắt Việt Nam đã mở tuyến vận chuyển nông sản từ Bình Thuận ở miền Tây sang Trung Quốc qua đường sắt đa phương thức (thay cho đường bộ trung chuyển trước đây tại ga Đồng Đăng). Sản lượng tăng so với trước, nhưng giá trị tuyệt đối chỉ dừng lại ở mức hơn 200 container 40 "/ tháng.

Hiện nay năng lực vận tải liên vận quốc tế của đường sắt Việt Nam mỗi năm khoảng 1 triệu tấn, nếu được đồng bộ hóa khổ đường sắt tiêu chuẩn thì sẽ tăng gấp đơi. Tuy số lượng cũng chưa thể bằng được đường bộ vì đường bộ đi được nhiều cửa khẩu, nhưng vận tải đường sắt có khối lượng lớn và an toàn. Để làm được vấn đề này thì hệ thống logistics của ngành đường sắt phải phát triển đường kết nối, các trung tâm logistics, các cảng cạn để giải quyết vấn đề san hàng, chuyển tải một cách tối ưu nhất.

Từ năm 2016 đến năm 2020, một số dự án đầu tư cải tạo, nâng cấp kết cấu hạ tầng đường sắt đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, chất lượng kết cấu hạ tầng từng bước được cải thiện, tốc độ chạy tàu và an toàn đường sắt được nâng cao. Tuy nhiên, do thời gian thi công kéo dài nên các đường ray đơn có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp (gồm tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh và tuyến An Viên - Lào Cai, hai tuyến trục có lưu lượng lớn) cũng rất hạn chế và có tiêu chuẩn kỹ thuật thấp, hạ tầng đường dây còn thiếu đồng bộ (cầu yếu, hầm yếu, dốc cao, bán kính nhỏ; nhiều loại ray, tà vẹt; hệ thống thơng tin tín hiệu lạc hậu; nhiều điểm giao cắt đường bộ, đường sắt ...) nên tốc độ chạy tàu bị hạn chế, năng lực thơng qua thấp và có thể dẫn đến mất an tồn giao thơng. Chưa kết nối đồng thời với các phương tiện giao thông khác, một số vùng kinh tế trọng điểm như Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên chưa có đường sắt. Hệ thống đường sắt liên kết các khu vực bến cảng vẫn còn hạn chế.

Kết luận, muốn phát triển lĩnh vực đường sắt địi hỏi tính đồng bộ cao từ kết cấu hạ tầng, phương tiện đầu máy, toa xe, hệ thống thơng tin tín hiệu, điều hành

21

chạy tàu, cơ sở sửa chữa, chỉnh bị, duy tu bảo dưỡng… nên suất đầu tư đường sắt lớn, lợi thế thương mại thấp so với các loại hình đầu tư khác, thời gian hồn vốn dài, tính khả thi trong việc kêu gọi xã hội hóa đầu tư khơng cao, khơng hấp dẫn các nhà đầu tư. Chính vì vậy bài tốn bố trí nguồn lực đầu tư cho lĩnh vực đường sắt vẫn là vấn đề cần tập trung và tháo gỡ trong thời gian tới để đẩy mạnh phát triển giao thông vận tải đường sắt.

Hạ tầng đường thủy nội địa:

Theo báo cáo của Bộ Giao thơng vận tải, tính đến hết tháng 9/2021, tổng chiều dài đường thủy nội địa cả nước đang được quản lý khai thác là 17.253 km, chiếm 41,2% tổng chiều dài sông, kênh cả nước. Trong đó, khu vực miền Bắc đã hình thành 4 tuyến đường thuỷ nội địa chính. Khu vực miền Trung hình thành được 10 tuyến vận tải chính trên các sơng. Hầu hết là các tuyến ngắn (chiều dài từ 19,5 km đến 101 km), trong đó chỉ có tuyến sơng Gianh thuộc địa bàn tỉnh Quảng Bình là có hệ thống cảng thủy nội địa phục vụ cho nhà máy xi măng của khu vực. Các tuyến sông khác ở khu vực miền Trung chủ yếu là các bến thủy nội địa nhỏ lẻ, hoạt động vận tải thủy khơng lớn. Khu vực Phía Nam có hơn 6.500 km sơng kênh với 6 tuyến vận tải đường thuỷ đang được khai thác vận tải12, vận hành trên hai hệ thống sơng chính là hệ thống sơng Đồng Nai và sơng Cửu Long.

Đầu tư trong lĩnh vực đường thủy nội địa còn hạn chế, chủ yếu tận dụng điều kiện tự nhiên vì thế hạ tầng đường thủy nội địa (cầu, bến cảng, luồng lạch) cung như phương tiện vận tải và thiết bị xếp dỡ còn lạc hậu, thêm vào đó lại chịu ảnh hưởng tĩnh khơng thấp của các cầu trên một số tuyến đường thủy quan trọng đã làm giảm khả năng khai thác đường thủy nội địa trong chuỗi cung ứng.

Hạ tầng hàng hải:

Giao thông hàng hải luôn được xem là một trong những kết cấu hạ tầng quan trọng nhất trong dịch vụ logistics vì hiện nay có tới gần 80% khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam được vận chuyển thơng qua hình thức vận tải biển. Lượng hàng hóa thơng qua cảng biển ước đạt hơn 703 triệu tấn. Mặc dù hoạt động hàng hải chịu tác động lớn từ dịch Covid-19, song tổng khối lượng hàng hóa thơng qua cảng biển Việt Nam năm 2021 vẫn ước đạt hơn 703 triệu tấn, tăng 2% so với năm 2020.

1. Về cảng biển:

Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2021, khối lượng hàng hóa thơng qua cảng biển đạt 535,7 triệu tấn, tăng 3% so với cùng kỳ năm 2020. Khối lượng hàng hóa bằng container thơng qua cảng biển đạt 18,6 triệu TEU tăng 15% cùng kỳ năm 2020. Trong đó, hàng xuất khẩu đạt hơn 6 triệu TEU (tăng 13%),

22

hàng nhập khẩu đạt hơn 6,1 triệu TEU (tăng 18%), hàng nội địa đạt hơn 6,3 triệu TEU (tăng 13%).

Hệ thống cảng biển được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Hầu hết cảng biển đã tận dụng được tối đa điều kiện tự nhiên, đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa – xã hội vùng ven biển và cả nước, tạo động lực thu hút, thúc đẩy các ngành kinh tế , công nghiệp liên quan phát triển.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)