3.2.1. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Thực hiện Quyết định số 355/QĐ-TTg, ngày 25/2/2013 của Thủ tướng chính phủ, về việc phê duyệt điều chỉnh Chiến lược phát triển giao thông vân tải Việt Nam đến năm 2030 và các quy hoạch phát triển ngành giao thông vận tải. Đầu tư hạ tầng phát triển giao thông vận tải là một chủ đề mà Đảng, Nhà nước và cả xã hội dành sự quan tâm lớn trong những năm qua. Bước đầu đã có sự phát triển mạnh mẽ, chất lượng vận tải thì ngày càng được nâng cao, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, ổn định và nâng cao chất lượng đời sống của người dân, chung tay góp sức vào việc xóa nạn đói, rút ngắn về việc giảm khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng, miền. Có một số khu vực đã được
60
đầu tư xây dựng đã đạt tiêu chuẩn, góp phần tạo diện mạo mới cho đất nước như là đường bộ cao tốc, cảng hàng khơng quốc tế, cảng biển quốc tế…
Để có thể triển khai được kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2030 thì trước mắt cần tập trung huy động mọi nguồn lực để đầu tư giải quyết cơ bản những tắc nghẽn, tình trạng quá tải và từng bước hình thành lại hế thống kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội để phát triển hiện đại hơn. Trong đó việc bảo đảm kết nối các trung tâm kinh tế lớn với nhau và với các đầu mối giao thông của ngõ bằng hệ thống giao thông đồng bộ, năng lực vận tải được nâng cao là lĩnh vực đáng được quan tâm.
Ngành GTVT cần đáp ứng nhu cầu vận tải với tổng sản lượng vận tải khoảng 2.500 tỷ tấn.km (tương đương 4,3 tỷ tấn hàng hóa); 667 tỷ hành khách.km (tương đương 14 tỷ lượt khách); tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm về sản lượng vận tải hàng hóa giai đoạn 2021 - 2030 là 6,7%, hành khách là 8,2%. Nâng cao chất lượng vận tải, giá thành hợp lý; kiềm chế, tiến tới giảm dần tai nạn giao thông, hạn chế ô nhiễm môi trường; tăng cường ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý, khai thác. Vậy nên:
- Phấn đấu đến năm 2030, các tỉnh thành phố trong cả nước đều có đường bộ cao tốc đi qua hoặc kết nối tới trung tâm hành chính đều đạt trên 80% và có khoảng 3500km hoặc 4000km. Nên ưu tiên đầu tư đưa vào khai thác các tuyến đường huyết mạch cao tốc Bắc – Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau, các tuyến đường bộ cao tốc trên các hành lang vận tải chủ yếu, các tuyến đường bộ cao tốc cửa ngõ kết nối với Thủ đô Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và các đơ thị lớn.
- Triển khai và xây dựng một số đoạn của đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, trong đó ưu tiên các đoạn Hà Nội - Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang; phát triển vận tải hành khách công cộng tại các thành phố lớn với mạng lưới đường sắt đô thị như nịng cốt: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời có phương tiện vận tải, trang thiết bị quản lý, vận hành hiện đại để phát triển đồng thời hạ tầng giao thông, kết nối với các trung tâm phân phối hàng hóa, cảng biển lớn, ICD.
- Tiếp tục nghiên cứu đầu tư các bến còn lại của Cảng cửa ngõ quốc tế Lạch Huyện, huy động vốn đầu tư vào Cảng quốc tế Vân Phong, tiếp tục nâng cao hiệu quả phát triển của Khu cảng quốc tế Cái Mép - Thị Vải. Tiếp tục đầu tư vào luồng Thị Vải đảm bảo cho tàu 200.000 tấn hành thủy 24/24 giờ; dành quỹ đất thích hợp sau cảng, xây dựng trung tâm phân phối, bốc xếp hàng hóa, dịch vụ sau thu hoạch, kết nối thuận tiện mạng lưới giao thông quốc gia, từng bước hình thành hậu cần hợp lý, mạng lưới cơ sở hạ tầng của các nước trong khu vực.
Chính phủ và các Bộ đã xác định các nhiệm vụ cần phát triển trong thời gian tới là việc hết sức nặng nề và phải đảm bảo tiến độ đã đề ra. Các nhiệm vụ cần phát triển là:
61
- Đề nghị Quốc hội và chính phủ tăng cường đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông bằng nguồn ngân sách quốc gia, đặc biệt ưu tiên đầu tư cho các cơng trình giao thông trọng điểm. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các lĩnh vực kinh tế đầu tư phát triển KCHTGT.
- Rà soát, đơn giản hóa, hợp lý hóa, rút ngắn các thủ tục đầu tư xây dựng ... để các dự án đầu tư phát triển KCHTGT được triển khai trong thời gian sớm nhất sau khi được Quốc hội và Chính phủ phê duyệt.
- Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện pháp luật về đất đai, thực hiện nghiêm túc chính sách, pháp luật về đất đai, thúc đẩy sự phát triển của vùng. Đồng thời, cập nhật chính sách thuế sử dụng đất, quy định giá hỗ trợ,
3.2.2. Cơ sở hạ tầng thông tin truyền thông
Để phổ cập dịch vụ mạng di động 5G thì cần tiếp tục phát triển mạng thơng tin di động hệ thứ 4, đẩy mạnh triển khai thương mại, dịch vụ viễn thông 5G, bảo đảm đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật cho thiết bị đầu cuối, trạm gốc và chất lượng dịch vụ mạng theo quy định.
Ưu tiên phát triển hạ tầng viễn thông băng rộng chất lượng cao trong các khu công nghệ cao, khu công nghệ thông tin tập trung, khu công nghiệp, khu chế xuất và các khu nghiên cứu đổi mới sáng tạo. Hạ tầng băng thông phải được đảm bảo về kết nối hệ thống truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và phải phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật, an tồn thơng tin.
Triển khai các hoạt động thúc đẩy việc phổ cập điện thoại thông minh để hỗ trợ người dân tiếp cận nhanh tới quá trình chuyển đổi số. Các tỉnh, thành phố cần đáp ứng nhu cầu phát triển và hồn thiện chính quyền số.
Đầu tư xây dựng cơng trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng cống bể, hào, tuynel kỹ thuật để hạ ngầm các đường dây, cáp viễn thông, đường dây lực trung và hạ áp trên các tuyến khu công nghiệp, đô thị mới một cách đồng bộ và cải tạo nâng cấp các tuyến đường mới, mở rộng trên địa bàn các tỉnh thành phố.
Thúc đẩy hoạt động cung ứng dịch vụ cơng qua mạng bưu chính cơng cộng, dịch vụ bưu chính cơng ích góp phần cải thiện mơi trường đầu tư, kinh doanh, nâng cao chỉ số kinh doanh, chỉ số cạnh tranh. Khi gửi tài liệu, vật mang bí mật nhà nước tại các cơ quan thì rất cần thiết nâng cao chất lượng dịch vụ bưu chính.
3.2.3. Cơ sở hạ tầng các trung tâm logistics
Phát triển các trung tâm logistics cấp quốc gia và quốc tế chính là vai trị của trung tâm gốc. Từ trung tâm hạng I này, phát triển theo hình thức phân nhánh là các trung tâm logistics hạng II cấp vùng, tiểu vùng, hành lang kinh tế, triển khai kế hoạch bám sát và hỗ trợ lưu thơng hàng hóa từ sản xuất, nhập khẩu cho đến việc
62
xuất khẩu hay tiêu dùng của các vùng và cả trên hành lang kinh tế; kết nối với các cụm cảng biển, cảng hàng không, cảng cạn, ga đường sắt, mạng lưới giao thông đường bộ, các cửa khẩu quốc gia, quốc tế và đặc biệt là các khu kinh tế cửa khẩu, các khu công nghiệp…
Trước mắt là cần phát triển và hình thành các trung tâm logistics chuyên dụng trước. Thường thì các trung tâm chuyên dụng sẽ khơng gắn liền bất kì với cảng hàng khơng nào vì vậy cần phải kết nối cùng với hạng I và II để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa bằng các loại hình vận tải đa phương thức. Nhằm phục vụ cho đầu ra đầu vào của sản xuất cơng nghiệp các loại hình dịch vụ tại các khu công nghiệp, vùng sản xuất quy mô lớn và các trung tâm công nghệ cao.
Tập trung phát triển các trung tâm logistics trở thành các trung tâm dịch vụ trọng điểm trong lưu thơng và phân phối hàng hóa, phục vụ đắc lực cho sản xuất , tiêu dùng hàng hóa trong nước cũng như là xuất nhập khẩu và tiến tới quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội chung của cả nước.
Phát triển các trung tâm logistics dựa trên sự huy động tích cực mọi nguồn lực của xã hội, bao gồm cả nguồn lực đầu tư xây dựng và khai thác các trung tâm logistics từ các nhà đầu tư nước ngoài.
Phát triển các trung tâm logistics theo chiều hướng bền vững, có trọng tâm trọng điểm, kết hợp chặt chẽ với an ninh quốc phịng thì mới thu hẹp được khoảng cách phát triển kinh tế xã hội giữa các vùng miền, bảo vệ môi trường, tiết kiệm đất đai canh tác để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Xây dựng các khu công nghiệp logistics, cụm logistics để kết nối các địa phương nhằm thực hiện liên kết kinh tế, khai thác hiệu quả các tuyến hành lang kinh tế trên địa bàn, thúc đẩy lưu thơng hàng hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tư logistics, gia công chế biến sâu sản phẩm để gia tăng giá trị hàng hóa, xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương.
Khu công nghiệp logistics cần được xây dựng tại các trung tâm kinh tế, các điểm kết nối các loại phương tiện vận tải mà địa phương, vùng đang sở hữu, như đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển, đường hàng không… và phải được quy hoạch với tầm nhìn dài hạn, xây dựng với quy mô, như các khu công nghiệp hiện nay để thu hút các tập đoàn logistics của khu vực, thế giới, các doanh nghiệp logistics trong nước vào đầu tư, kinh doanh.
Cần sớm đưa vào vận hành các trung tâm logistics trên các hành lang kinh tế, đặc biệt ưu tiên các hành lang kinh tế Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, các hành lang kinh tế qua các cửa khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia...
63
Tiếp đó là xây dựng các khu công nghiệp logistics, cụm logistics để kết nối các địa phương nhằm thực hiện liên kết kinh tế, khai thác hiệu quả các tuyến hành lang kinh tế trên địa bàn, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy mạnh thu hút đầu tư logistics, gia công chế biến sâu sản phẩm để gia tăng giá trị hàng hóa, xuất nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm cho các địa phương.
Khu công nghiệp logistics cần được xây dựng tại các trung tâm kinh tế, các điểm kết nối các loại phương tiện vận tải mà địa phương, vùng đang sở hữu, như đường bộ, đường sắt, đường thủy, cảng biển, đường hàng không… và phải được quy hoạch với tầm nhìn dài hạn, xây dựng với quy mô, như các khu công nghiệp hiện nay để thu hút các tập đoàn logistics của khu vực, thế giới, các doanh nghiệp logistics trong nước vào đầu tư, kinh doanh.