Cơ chế, chính sách phát triển kết cấu hạ tầng logistics

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 44 - 46)

Phát triển hạ tầng logistics, cải thiện môi trường kinh doanh là một trong những chìa khóa quan trọng trong bối cảnh các chuỗi cung ứng quốc tế có sự dịch chuyển, mở rộng ra ngoài thị trường Trung Quốc sau dịch covid 19. Do đó, chính sách về hạ tầng logistics được coi là mắt xích quan trọng để tạo ra sự đột phá cho lĩnh vực logistics nói riêng và mơi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam nói chung.

37

2.2.1. Cơ chế, ch nh sách đối với hạ tầng giao thông

Ngày 18/7/2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 21/CT-TTg về đẩy mạnh triển khai các giải pháp nhằm giảm chi phí logistics, kết nối hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông. Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2020-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng chính phủ Phê duyệt tại Quyết định số 1829/QĐ_TTg ngày 31/10/2021. Quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 21021-2030, tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1769/QĐ-TTg ngày 19/10/2021. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021. Chỉ thị của Thủ tướng tạo hành lang pháp lý và môi trường kinh doanh thơng thống, lành mạnh thúc đẩy hoạt động logistics của nước ta ngày càng phát triển bền vững.

Chính sách về hạ tầng giao thơng vận tải ở hầu hết các loại hình, từ đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển, đường sắt và đường hàng không và đặc biệt là vận tải đa phương thức đã có những điều chỉnh, bổ sung lớn.

2.2.2. Cơ chế, ch nh sách đối với hạ tầng thông tin truyền thông

Quản lý tốt hoạt động báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền hình, thơng tin điện tử, thơng tin cơ sở. Trong thời gian tới cần chú trọng phát huy những kết quả đạt được, tiếp tục phát triển cơ chế đối với hạ tầng thông tin truyền thơng theo hướng hiện đại hóa và đóng góp tích cực vào phát triển.

Hồn thành tốt các mục tiêu đề ra tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung thực hiện: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 trong đó phấn đấu áp dụng 100% cho dịch vụ công thiết thực đối với người dân; ứng dụng công nghệ số để minh bạch hóa quy trình, thủ tục; huy động sự tham gia, đóng góp của doanh nghiệp và người dân vào xây dựng chính quyền; kết nối chia sẻ cơ sở dữ liệu dùng chung phục vụ công tác quản lý nhà nước.

2.2.3. Cơ chế, chính sách đối với hạ tầng các trung tâm logistics:

Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2022, định hướng đến năm 2030 đã được ban hành tại Quyết định số 1012/QĐ- TTg ngày 3/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ, đồng bộ với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển, tập trung riêng cho các vùng kinh tế trọng điểm và hành lang kinh tế với khu vực.

38

2.2.4. Cơ chế, ch nh sách huy động nguồn lực để phát triển hạ tầng logistics

Bộ Giao thơng Vận tải (GTVT) ước tính nhu cầu vốn đầu tư xây dựng CSHT do Bộ GTVT trực tiếp quản lý giai đoạn 2016-2020 khoảng 1.015 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, khả năng đáp ứng nhu cầu từ các nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) và có nguồn gốc ngân sách (vốn NSNN, vốn trái phiếu chính phủ, vốn ODA) theo dự kiến là khoảng 248 nghìn tỷ đồng, tương đương 28% nhu cầu, thiếu hụt 731 nghìn tỷ đồng.

Nhu cầu cấp thiết về đầu tư phát triển CSHT yêu cầu phải có đột phá về cơ chế chính sách huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là huy động nguồn lực từ khu vực tư nhân, có như vậy mới có thể thực hiện được mục tiêu quy hoạch đã đề ra. Trong bối cảnh đó, phương thức hợp tác cơng tư (PPP) trong phát triển CSHT được chú trọng và xác định là một trong những giải pháp then chốt. Các lợi thế có được từ thúc đẩy PPP khơng chỉ đơn thuần là đáp ứng nhu cầu về nguồn tài chính bổ sung, mà cịn là giải pháp thị trường cho bài toán quy hoạch - đầu tư - xây dựng - quản trị để phát triển CSHT theo hướng hiện đại.

Kết quả thực hiện các dự án PPP thời gian qua đã góp phần ổn định kinh tế vĩ mơ, giảm áp lực nợ cơng, kích cầu đối với sản xuất trong nước. Tuy nhiên, thực tế hiện nay thực triển khai các dự án BOT, BT đã dần bộc lộ những mặt trái, gây bức xúc xã hội, do được triển khai một cách ồ ạt, nhiều nơi thiếu công bằng, minh bạch… Diễn biến này cho thấy, việc sửa đổi quy định về thực hiện các dự án PPP nói chung, BOT và BT nói riêng có ý nghĩa rất quan trọng, mở đường cho việc huy động nhà đầu tư (NĐT) tư nhân tham gia thực hiện các dự án PPP thời gian tới.

2.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển hạ tầng logistics ở Việt Nam:

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)