Các hạn chế trongviệc phát triển hạ tầng logistics tới xuất khẩu hàng

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 54 - 58)

2.4. Đánh giá tình hình phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất

2.4.2. Các hạn chế trongviệc phát triển hạ tầng logistics tới xuất khẩu hàng

hóa của Việt Nam

- Về hạ tầng giao thơng:

Trước sự tăng trưởng nhanh, mạnh của nền kinh tế, kết cấu giao thông, hạ tầng logistics đã bộc lộ những hạn chế, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu thương mại và sản xuất, kinh doanh.

 Đối với hạ tầng giao thông đường bộ: Mặc dù hệ thống giao thông đường bộ đã được đầu tư từ lâu nhưng thực tiễn vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu và tốc độ phát triển

47

của cả nền kinh tế. Nhiều cung đường chật hẹp, năng lực vận tải thấp, tình trạng kẹt xe thường xuyên diễn ra nên không thể sử dụng được cho vận tải hàng hóa nặng.

 Đối với hạ tầng cảng biển: Với hơn 90% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam thông qua cảng biển, việc phân bổ cảng biển hiện nay đang trong tình trạng “ chỗ thừa, chỗ thiếu”. Thiết kế các cảng biển Việt Nam cũng chưa phù hợp với các tàu tải trọng tiêu chuẩn quốc tế.

Ngoại trừ một số cảng mới hình thành, hầu hết các cảng vẫn nằm sâu trong lục địa, vừa hạn chế về điều kiện luồng lạch, vừa tạo áp lực lên hệ thống giao thông đô thị, ùn tắc giao thông vẫn thường xuyên xảy ra, ảnh hưởng đến chất lượng vận tải, đời sống dân sinh và ô nhiễm môi trường, đặc biệt là đối với hai cảng biển lớn nhất cả nước hiện nay là Hải Phòng và Thành phố Hồ Chí Minh

 Đối với hạ tầng đường sắt: Vận tải đường sắt hiện ở vị trí khiêm tốn bởi thời gian chạy tàu hàng hiện nay quá dài và chi phí cịn cao so với vận tải biển, chưa khác biệt về khổ lồng so với chuẩn thế giới (khổ đường kẹp) và thủ tục chuyển tải còn phức tạp.

 Đối với hạ tầng hàng không: Các cảng hàng không và phương tiện hàng không cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu hành khách nhưng tham gia vận chuyển hàng hóa cịn yếu. Hệ thống kho hàng tại sân bay cịn rất nhỏ, chưa có tuyến chun dụng vận tải hàng hóa, hầu hết là hàng hóa đặt trong trong máy bay chở khách, điều này khiến sản lượng hàng hóa vận chuyển bị hạn chế.

 Hạ tầng đường thủy nội địa: Đường thủy nội địa được đầu tư ít, chủ yếu tận dụng điều kiện tự nhiên, vì thế hạ tầng đường thủy nội địa cũng như phương tiện vận tải và thiết bị xếp dỡ cịn lạc hậu, thêm vào đó lại chịu ảnh hưởng tĩnh ko thấp của các yêu cầu trên một số tuyến đường thủy quan trọng đã làm giảm khả năng khai thác đường thủy nội địa trong chuỗi cung ứng.

- Về hạ tầng trung tâm logistics:

 Quy mô và phạm vi dịch vụ của các trung tâm logistics của Việt Nam không nhiều và quy mơ nhỏ, chi phí phục vụ của một số doanh nghiệp trong khu vực công nghiệp hoặc một địa phương, chưa phát triển đến quy mô phục vụ một ngành hoặc một vùng kinh tế. Các trung tâm logistics đang hoạt động chủ yếu được khai thác bởi các nhà cung cấp dịch vụ logistics nước ngoài, phục vụ cho các đơn hàng lớn của tập đoàn đa quốc gia. Doanh nghiệp logistics Việt Nam đang đánh mất dần lợi thế trong lĩnh vực phân phối, quản lý, khai thác hàng hóa trong trung tâm logistics. Xét về quy mô và phạm vi phục vụ, trung tâm nhìn chung có quy mơ nhỏ và chủ yếu phục vụ nhóm doanh nghiệp trong các khu công nghiệp hoặc các tỉnh, thành

48

phố. Quy mô đầu tư vào hầu hết các trung tâm đều đồng bộ, hạn chế vai trò, chức năng cơ bản của các trung tâm logistics.

 Hiện nay, các trung tâm logistics đầu tư tự phát theo nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng, điều này khơng phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế tổng thể. Hệ thống hạ tầng đầu tư cịn ít, trang thiết bị kỹ thuật thơ sơ, chưa có giải pháp kỹ thuật hỗ trợ, nhất là nhóm trung tâm logistics tư nhân trong nước.

 Theo phân tích nhu cầu toàn thị trường và lợi thế, phân cấp hoạt động của từng trung tâm logistics chưa có sự liên thơng giữa các trung tâm logistics.

 Các tỉnh, thành phố đã bắt đầu xây dựng quy hoạch logistics cho vùng của mình, tuy nhiên việc triển khai các dự án này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các cơng ty logistics, hay nói cách khác là các dự án quy hoạch chưa theo kịp nhu cầu phát triển của thị trường, tạo ra cơ chế và nền tảng hỗ trợ nhà đầu tư; đất trung tâm logistics tại địa phương. Tỷ lệ dự phòng thấp, hạ tầng chưa đồng bộ, khả năng kết nối kém.

 Trung tâm logistics hiện đang hoạt động, chủ yếu do các LSPs nước ngoài phát triển, phục vụ các đơn hàng lớn từ các cơng ty đa quốc gia. Có thể nói, trong lĩnh vực phân phối hàng hóa, quản lý và phát triển các trung tâm logistics, các doanh nghiệp Việt Nam đang mất dần lợi thế sân nhà, ngoại trừ một số doanh nghiệp logistics truyền thống lớn như Gemadept, Transimex, Tân Cảng ... cân bằng được với các cơng ty nước ngồi trong phân khúc thị trường này. Các LSP nhỏ chủ yếu cung cấp các giải pháp đơn lẻ và giá trị gia tăng thấp, đồng thời trở thành nhà thầu phụ của các dự án chuỗi hậu cần gia cơng LSP nước ngồi.

 Thương mại điện tử là một trong những hoạt động sôi nổi nhất trong nền kinh tế hiện nay. Loại hình thương mại này song hành với các giải pháp hậu cần cho thương mại điện tử, mà đặc điểm nổi bật nhất là sự đầu tư vào các cơng nghệ tích hợp Internet vào kho bãi và thực hiện đơn hàng. Tuy nhiên, các trung tâm phân phối đơn hàng thương mại điện tử, hiện nay chưa được đưa vào nhóm các cơng ty hoạt động logistics mà chủ yếu nằm trong sự điều phối hoạt động của Tổng công ty Bưu điện Việt Nam và các công ty bưu chính viễn thơng khác. Việc tách biệt các hoạt động logistics này một mặt sẽ hạn chế năng lực của các trung tâm phân phối đơn hàng thương mại điện tử, mặt khác, thu hẹp động lực phát triển của các trung tâm logistics truyền thống theo xu thế Cách mạng Cơng nghiệp 4.0.

 Và tiếp đó nữa, sự kết nối giữa các trung tâm logistics chưa cao. Các khoản đầu tư của mỗi trung tâm chủ yếu phục vụ lợi ích của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics mà chưa được phối hợp theo một phương hướng, chính sách chung để phục vụ lợi ích và chính sách kinh tế - xã hội của tỉnh, thành phố, địa phương.

49

Điều cuối cùng mà chúng ta có thể thấy rõ nhất đó là tiềm lực vật chất và kĩ năng quản lý tổ chức, điều hành chuỗi dịch vụ lợi ích của doanh nghiệp còn chưa cao.

 Lợi thế kinh tế và địa lý của các vùng chưa được khai thác hết. Cơ sở hạ tầng của hoạt động logistics cũng như hạ tầng kinh doanh, hạ tầng giao thông, hạ tầng CNTT ... dù cấp quốc gia hay cấp vùng chưa cao nên hiệu quả của hoạt động logistics còn rất thấp.

 Một số quy định còn chồng chéo, thủ tục hành chính, thanh tra chuyên ngành chưa phù hợp. Một số chính sách chưa được sửa đổi kịp thời để phù hợp với đặc điểm thực tế của hoạt động logistics. Do nhiều nguyên nhân như quy mô kinh doanh và hạn chế về vốn, khả năng ứng dụng cơng nghệ thơng tin và trình độ nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu hoạt động, hạn chế về cơ sở hạ tầng, chi phí vận tải đường bộ, mặt bằng logistics và nhiều nguyên nhân khác nên chi phí dịch vụ cịn cao, phụ phí cảng bị chủ tàu nước ngồi thu ...

 Đội ngũ quản lý nhà nước về logistics vẫn còn hạn chế về nhân lực lẫn trình độ. Nhiều cán bộ chưa được đào tạo bài bản và đúng chuyên ngành nên dễ gặp khó khăn trong công tác quản lý.

- Về hạ tầng thông tin truyền thông:

 Quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam còn nhiều bất cập, chất lượng quy hoạch cịn thấp, thiếu tính đồng bộ, tính kết nối và tầm nhìn dài hạn, thường xuyên phải điều chỉnh. Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội yếu kém trong những năm gần đây là một trong những trở ngại chính đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam, và các cơ hội cần được tận dụng một cách hiệu quả. Tái cơ cấu kinh tế gắn với thực hiện các đột phá chiến lược và thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt, phát triển hạ tầng kỹ thuật số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và nền tảng số; phát triển nhanh và bền vững dựa trên nền tảng khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo và nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân; nâng cao chất lượng cuộc sống; phúc lợi của người dân; bảo đảm vững chắc quốc phịng an ninh, bảo vệ mơi trường sinh thái. Thông tin và truyền thông là lĩnh vực phát triển với tốc độ rất nhanh, đặc biệt trong hệ môi trường mạng Internet bao phủ như hiện nay, trong khi hệ thống văn bản quản lý từ Trung ương đến tỉnh còn thiếu, chưa theo kịp thực tiễn phát triển.

 Công tác đảm bảo an tồn, an ninh thơng tin và quản lý thông tin trên Internet đối mặt với nhiều khó khăn thách thức; dịch vụ CNTT cịn nhỏ lẻ chưa theo kịp yêu cầu phát triển và nhu cầu thị trường. Mặt khác, chi tiêu công cắt giảm, kinh phí chi cho hoạt động thơng tin và truyền thơng nói chung và ứng dụng CNTT nói riêng cịn ít, mới chỉ đáp ứng được nhiệm vụ cơ bản được giao. Chất lượng nguồn

50

nhân lực hoạt động trong lĩnh vực thơng tin và truyền thơng cịn hạn chế, chưa được bố trí hợp lý làm ảnh hưởng đến chất lượng ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước.

 Ở các khu vực nơng thơn, miền núi thì cơng nghệ thơng tin cịn chậm về tốc độ, chưa đáp ứng được các yêu cầu về phát triển mạng lưới mạng viễn thông, các phương tiện tự động, sản xuất thông minh…

 Quá trình chuyển đổi hạ tầng thông tin bị thiếu chủ động do cơ sở dữ liệu quy mơ quốc gia cho nền tảng số cịn hạn chế, chưa được chuẩn hóa và đồng bộ; hạ tầng điện phục vụ cho hạ tầng viễn thơng cịn có những điểm chưa đáp ứng được yêu cầu.

 Đa số là các doanh nghiệp đang sử dụng hàng chục nền tảng phần mềm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của họ. Thêm một thực tế là hầu hết các nhân viên hiện truy cập tài nguyên CNTT kinh doanh từ nhiều thiết bị (máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng, v.v.) và điều đó đồng nghĩa với sự phức tạp trong cơ cấu hạ tầng CNTT và đang gây ra hoặc làm khó khăn thêm các vấn đề về bảo mật. Ngoài ra là những vấn đề khác như việc đào tạo và tiếp thu khó hơn, năng suất làm việc kém do các hệ thống CNTT phức tạp gây ra.

 Những hạn chế này đang làm cho doanh nghiệp trong nước cạnh tranh vất vả với các doanh nghiệp nước ngồi. Có thể nói, ở Việt Nam, một trong những nguyên nhân làm cho dịch vụ logistics của nhiều doanh nghiệp cung cấp thiếu tin cậy là do trình độ ứng dụng công nghệ thông tin kém.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)