Nhóm nhân tố kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 47 - 48)

- Nhóm nhân tố vốn đầu tư:

 Là nhân tố có vai trị vơ cùng quan trọng và nhiều khi có ảnh hưởng mang tính chất quyết định đến sự phát triển kết cấu hạ tầng trong nước. Thực tế cho thấy, việc xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế xã hội, nhất là các cơng trình về giao thơng, thủy lợi thường địi hỏi nguồn vốn lớn trong khi đó, bản thân nơng nghiệp, nơng thơn khó có thể tự giàu có để nguồn tích lớn khi khơng có những yếu tố khác như các ngành công nghiệp sản xuất máy nông cụ, khoa học – kỹ thuật tiên tiến… tác động vào. Đặc biệt với một nền kinh tế đang phát triển thì nguồn vốn cho đầu tư phát triển nói chung ln trong tình trạng thiếu hụt thì nguồn vốn cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng sẽ cịn khó khăn hơn nhiều.

 Vốn cho phát triển kết cấu hạ tầng có thể huy động từ nhiều nguồn như: ngân sách nhà nước, nguồn vốn đóng góp của dân cư, nguồn vốn từ các doanh nghiệp… Nguồn ngân sách nhà nước ln có vai trị rất quan trọng, nhiều khi mang tính quyết định và thường được phân bổ theo tỷ lệ nhất định trong cơ cấu đầu tư của ngân sách nhà nước. Nguồn vay cịn có vai trị thu hút các nguồn vốn khác vào đầu tư phát triển hạ tầng.

 Hiện nay đối với các nền kinh tế đang phát triển, nguồn vốn nước ngoài trong một số trường hợp đóng vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc xây dựng các cơng trình hạ tầng giao thơng, thủy lợi, cung cấp nước sạch … cho những vùng nghèo, vùng khó khăn. Nguồn vốn ODA được coi là nguồn vốn chủ yếu để phát triển được kết cấu hạ tầng logistics ở Việt Nam và thường được ưu tiên cho những vùng đặc biệt khó khăn mà khơng có khả năng xây dựng cho cơ sở hạ tầng bằng các nguồn vốn khác.

- Nhóm nhân tố về cơ chế, chính sách:

 Trong cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa thì Nhà nước ta ln chú trọng đến phát triển hạ tầng logistics để tạo ra môi trường thuận lợi cho phát triển kết cấu hạ tầng để thúc đẩy sản xuất và làm thay đổi diện mạo cho đất nước. Chính sách hỗ trợ về vốn của nhà nước đối với các vùng cịn nhiều khó khăn về kinh tế, xã hội là vơ

40

cùng cần thiết và thường được thực hiện thông qua các chương trình mục tiêu như: các chương trình kiên cố hóa kênh mương, kiên cố hóa đường giao thơng, kiên cố hóa trường lớp, phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, phát triển hạ tầng các làng nghề truyền thống… chính sách mở rộng phân cấp cho các cấp chính quyền địa phương trong phê duyệt các dự án sẽ góp phần lam giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước.

 Các địa phương đều quán triệt, triển khai nghiêm túc các chủ trương, đường lối, chính sách của Nhà nước về phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn vào cuộc sống. Tuy nhiên trên thực tế, để đưa các chủ trương, đường lối, chính sách đó của Nhà nước vào cuộc sống, áp dụng có hiệu quả trong thực tiễn và hợp lòng dân, các cấp chính quyền địa phương cần phải có sự điều chỉnh linh hoạt phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi tỉnh thành. Thực tế, các chính sách của Nhà nước về quy hoạch phát triển hạ tầng, về sử dụng đất đai, về hỗ trợ vốn, huy động vốn… về những quy định, thủ tục phê duyệt và thực hiện các dự án phát triển hạ tầng đều được chính quyền địa phương tiếp tục cụ thể hóa. Như vậy, chính quyền các tỉnh thành đang là người chấp hành và thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, để chính quyền địa phương có khả năng làm tốt nhiệm vụ, chức năng của mình, chính quyền Trung ương cần phải đầu tư để nâng cao năng lực chính quyền địa phương trong lộ trình cải cách hành chính và đẩy mạnh phân cấp chính quyền trong thời gian điều hành, quản lý các hoạt động kinh tế xã hội.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)