Giải pháp chung:

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 71)

3.3. Giải pháp phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của

3.3.1. Giải pháp chung:

 Giải pháp sửa đổi, bổ sung, ban hành mới cơ chế, chính sách: - Hồn thiện khung pháp lý về đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP): Trong bối cảnh nguồn vốn đầu tư công ngày càng khó khăn, nhu cầu đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông là rất lớn và cấp thiết, việc thu hút các nguồn vốn từ xã hội thơng qua mơ hình PPP cho các dự án giao thông (đường bộ, sân bay, cảng biển, đường sắt tốc độ cao và cả dịch vụ vận tải, logistics trong thời gian tới) là một chính sách đúng đắn cần tiếp tục được đẩy mạnh và kiên định. Do vậy:

 Chính phủ cần thơng qua một Danh mục các dự án PPP giao thông trọng điểm, đặc biệt ưu tiên cấp quốc gia phân theo từng lĩnh vực giao thơng (trong đó ưu tiên các dự án giao thông kết nối hạ tầng hỗ trọ dịch vụ logistics), làm cơ sở bố trí nguồn lực và kêu gọi đầu tư. Thông tin về Danh mục này cần được công khai minh bạch tới các nhà đầu tư, tổ chức tài chính quốc tế.

 Có đầu mối chịu trách nhiệm giải trình dài hạn về những cam kết ban đầu đối với nhà đầu tư theo phương thức đầu tư PPP. Đầu mối này cần có tư các pháp nhân và thẩm quyền cấp nhà nước như cơ quan chính quyền cảng theo mơ hình của các nước, được giải thể khi hồn tất cơng trình (khơng phải là Ban quản lý dự án).

- Ban hành, sửa đổi chính sách tiếp cận đất đai: Luật Đất đai và các luật có liên quan khi sửa đổi cần đề cập đến quỹ đất dành cho logistics. Trong quy hoạch sử dụng đất có thể có một loại đất kho bãi. Khi quy hoạch xây dựng, mỗi đơ thị cần có quy hoạch cho loại đất này để có cơ sở bố trí cho các doanh nghiệp có nhu cầu.

64

- Về giá, phí: Hồn chỉnh các quy định liên quan đến giá phí kèm theo những thủ tục rõ ràng, thơng thống; có giải pháp đối với sai biệt lớn giữa phí làm hàng tại cảng của hãng tàu thu từ chủ hàng xuất nhập khẩu và mức hãng tầu trả cho cảng.

- Về cơ chế quản lý: Cần có cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm quản lý, điều tiết để đảm bảo hiệu quả dài hạn và bền vững, hài hịa được lợi ích của các bên tham gia theo khung pháp lý, nguồn lực và cơ chế phù hợp, theo điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường và tiềm năng phát triển của địa phương.

- Xem xét việc đưa thêm vai trò quản lý và điều phối logistics của Ủy ban chỉ đạo quốc gia về Cơ chế một của ASEAN, Cơ chế một của của quốc gia và tạo thuận lời thương mại (gọi tắt là Ủy ban 1899).

- Thí điểm xây dựng cơ chế chính sách, hành lang pháp lý thành lập sàn giao dịch vận tải kết nối tất cả các loại hình vận tải tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức, hạn chế tối đa phương tiện chạy rỗng, tạo sự công khai, minh bạch giá dịch vụ vận tải.

 Giải pháp nhằm nâng cao tính kết nối:

- Hồn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm điều kiện kinh doanh, đơn giản hóa thủ tục kiểm tra chuyên ngành. Hướng tới cắt giảm ít nhất 50% điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải.

- Rà sốt các quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thông và dịch vụ vận tải với mục tiêu phát triển ngành dịch vụ logistics, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể thống nhất.

- Tăng cường kết nối, phát triển hợp lý các phương thức vận tải, vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics. Trong đó đặc biệt chú trọng đến công tác đẩy mạnh tái cơ cấu thị trường vận tải nội địa theo hướng giảm thị phần vận tải bằng đường bộ, tăng thị phần vận tải bằng đường sắt và đường thủy nội địa, đặc biệt là trên các hành lang vận tải chính.

- Phát triển vận tải thủy nội địa và vận tải ven biển.

- Tăng cường hợp tác với các đối tác nước ngoài để mở rộng kết nối hạ tầng logistics. Mở rộng kết nối hạ tầng logistics với các nước trong khu vực ASEAN, Đông Bắc Á và các khu vực khác trên thế giới nhằm phát huy tác dụng của vận tải đa phương thức, vận tải xuyên biên giới và quá cảnh.

- Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng. Cân đối, bố trí các nguồn vốn đầu tư, nguồn vốn ngân sách, vốn ODA cho các dự án nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các phương thức vận tải, ưu tiên tập trung đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơng trình có tính quan trọng, cấp bách.

65

- Khuyến khích, thu hút đầu tư ngồi ngân sách để xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực để tăng cường thực hiện kết nối; đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý, khai thác vận tải. - Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

- Xử lý nghiêm các vi phạm về tải trọng, việc quản lý, lắp đặt, sử dụng thiết bị giám sát hành trình xe, việc cấp và sử dụng phù hiệu, kê khai, niêm yết giá cước của các đơn vị vận tải... Phối hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc quản lý, giám sát và xử lý vi phạm về hoạt động vận tải trên địa bàn để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải.

 Giải pháp hoàn thiện công tác quy hoạch:

Nâng cao chất lượng công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch. Rà soát các quy hoạch, kế hoạch, tổ chức đầu tư xây dựng hạ tầng đảm bảo tính đồng bộ kết nối của hạ tầng đảm bảo tính đồng bộ kết nối của hạ tầng giao thơng và dịch vụ vận tải. Phối hợp với các bộ ngành liên quan trong thực hiện, đảm bảo các quy hoạch, kế hoạch giao thông, vận tải phù hợp với các chiến lược, quy hoạch về sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương, gắn kết quy hoạch về trung tâm logistics, cảng cạn, kho ngoại quan trong một tổng thể nhất định.

 Giải pháp nâng cao công suất khai thác hạ tầng hiện tại

Tập trung nâng cao hiệu quả kết cấu hạ tầng giao thơng vận tải hiện có; từng bước nâng cấp các đường trục lớn quốc lộ, hình thành mạng giao thông đồng bộ tương đối hiện đại ở các vùng kinh tế trọng điểm; nâng cấp các đoạn đường sắt xung yếu và hệ thống cầu đường sắt Thống Nhất; mở rộng và hiện đại hóa các đầu mối giao lưu quốc tế (cảng biển, cảng hàng không quốc tế); phát triển các tuyến nối trục giao thông xuyên Á và với các nước láng giềng; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải hướng vào giải quyết các “nút cổ chai” đối với vận tải đường bộ cũng như đầu tư nâng cấp và mở rộng hạ tầng kỹ thuật phục vụ đường sắt để có thể tăng tính kết nối giữa đường sắt với các phương thức vận tải khác trong chuỗi vận tải đa phương thức.

 Giải pháp khuyến khích, thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng logistics: - Đẩy mạnh hợp tác công tư (PPP) đối với các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, đặc biệt là đối với các dự án cảng biển container, trung tâm logistics loại I.

 Dự án cảng biển container có tiềm năng thường cần vốn lớn, dễ thu hút đầu tư nhưng cần chọn lọc kỹ nhà đầu tư có uy tín trong lĩnh vực cảng biển và cơ quan

66

quản lý chịu trách nhiệm hỗ trợ và đảm bảo lợi ích lâu dài, mơi trường cạnh tranh lành mạnh cho các nhà đầu tư.

Các dự án giao thông (luồng lạch, cầu đường kết nối với cảng biển, các ICD, trung tâm phân phối), các tiện ích khác (điện, nước, nhiên liệu,…) cần được Nhà nước đầu tư theo cơ chế thu hồi vốn phù hợp. Các dịch vụ còn lại bao gồm dịch vụ hàng hải hỗ trợ cảng biển, tàu biển, hàng hóa, hạ tầng logistics hỗ trợ (kho bãi, ICD, trung tâm phát triển phân phối…) do thị trường điều tiết.

 Đối với việc phát triển các trung tâm logistics hàng không gắn liền với các cảng hàng không quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Nhà nước cần đưa ra các quy định cụ thể về hình thức đầu tư (BOT, BT, PPP,…) nhằm khuyến khích và tạp điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia đầu tư và phát triển các trung tâm logistics theo quy hoạch.

- Tiếp tục tranh thủ sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế, các đối tác lớn như WB, ADB, Nhật Bản, hàn Quốc, Úc… trong phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng.

- Đẩy mạnh hình thức mua lại và sáp nhập (M&A) đối với các nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực gọi vốn FDI trong bối cảnh ngân sách hạn hẹp. Việc mua lại và sáp nhập cần đảm bảo môi trường cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước và tuân thủ các quy định của pháp luật cạnh tranh.

3.3.2. Giải pháp cụ thể cho t ng lĩnh vực hạ tầng logistics

- Giải pháp phát triển cho lĩnh vực hạ tầng giao thông:

 Ta có thể thấy Nhật Bản và Hàn Quốc cũng đang trong giai đoạn phát triển để đột phá như Việt Nam hiện nay nhưng mà vốn đầu tư hạ tầng của họ thường chiếm tới 4-6% GDP, ngay cả hàng xóm Trung Quốc đến năm 2015 vẫn dành 4,5% GDP để đầu tư hạ tầng giao thông. Vậy nên trong giai đoạn 2021-2030 chúng ta cần phải dành ra nhiều hơn 3% GDP để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông.

 Để tạo ra sự đột phá, trước mắt chúng ta cần đề xuất sửa đổi bộ khung quy định về luật pháp, ví dụ như là dùng ngân sách địa phương để đầu tư cho các quốc lộ, cao tốc.

 Cần tính tốn đầu tư lại việc chia lệch địa lô trên các tuyến đường cao tốc, cầu lớn. Các đơn vị cần phải lập quy hoạch tập trung nghiên cứu đề xuất các giải pháp cụ thể vì thực sự là rất khó đột phá trong thời gian tới.

 Phát hành trái phiếu Chính phủ lãi suất chỉ 3-4%/năm tới khi cơng trình hồn thành thì sẽ thu phí hồn trả vốn Nhà nước.

 Nghiên cứu, xem xét và đề xuất về đầu tư nguồn lực, phát hành trái phiếu cơng trình, cho nhà đầu tư vay tiền với lãi xuất thấp để đầu tư vào nhiều các dự án hạ tầng giao thông.

67

 Rà sốt tất cả các khu vực có hệ thống đèn tín hiệu giao thơng, điều chỉnh pha đèn phù hợp với mỗi lưu lượng giao thông thực tế, theo hướng ứng dụng mơ hình làn sóng xanh trong tổ chức giao thơng trên một số trục chính.

 Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự an tồn giao thơng và trật tự đơ thị thơng qua xử phạt bằng hình ảnh; xử lý triệt để các trường hợp lấn chiếm vỉa hè, lịng đường để bn bán trái phép.

- Giải pháp phát triển lĩnh vực hạ tầng thông tin truyền thông:

 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, Nhà nước và thành phố, Cổng thông tin điện tử của các cấp, các ngành, mạng xã hội để từng bước nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố.

 Xây dựng chuyên mục tuyên truyền, phổ biến kết quả, thành tựu của các doanh nghiệp bưu chính, viễn thơng trong q trình chuyển đổi số và phát triển hạ tầng số nhằm thúc đẩy khả năng xuất khẩu của Việt Nam

 Rà sốt, hồn thiện hệ thống cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp bưu chính, viễn thơng nghiên cứu, phát triển hạ tầng thông tin truyền thông trở thành hạ tầng số an tồn, hiện đại, đáp ứng như cầu phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.

 Có chính sách ưu tiên người sử dụng thiết bị do Việt Nam sản xuất và hỗ trợ, trợ giá cho các hộ nghèo, cận nghèo, gia đình chính sách, người có cơng ở các tính thành phố của Việt Nam đảm bảo 100% người dân được tiếp cận điện thoại thông minh.

 Tập trung nguồn lực về tài chính và con người cho nghiên cứu, phát triển các giải pháp công nghệ trong lĩnh vực thông tin truyền thông nhằm ứng dụng, nâng cao năng suất lao động và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp bưu chính viễn thơng.

 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quản lý, khai thác mạng lưới, cung cấp dịch vụ để giảm chi phí, giá thành và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời bảo đảm tính thống nhất, an tồn, an ninh thơng tin.

 Tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư nước ngồi vào lĩnh vực thơng tin truyền thông sao cho phù hợp với pháp luật Việt Nam.

 Khuyến khích mọi thành phần kinh tế cùng tham gia xây dựng, phát triển, khai thác hạ tầng thông tin truyền thông và xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng viễn thông thụ động (cột anten, cột treo cáp, cống bể cáp, hào và tuynel kỹ thuật); đa dạng hóa các dịch vụ viễn thơng. Có cơ chế hỗ trợ để thu hút đầu tư viễn thông vào các vùng sâu, vùng xa trên cả nước.

68

 Các cơ quan quản lý nhà nước được tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo kiến thức về chuyển đổi số, quản lý chuyên ngành nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển, tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bình đẳng, bền vững.

- Giải pháp phát triển lĩnh vực hạ tầng các trung tâm logistics:

 Cụ thể hóa, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách hiện hành nhằm huy động tối đa mọi nguồn lưc trong nước và ngoài nước để phát triển hệ thống trung tâm logistics; khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý khai thác các trung tâm logistics bằng nhiều hình thức theo quy định của pháp luật; khuyến khích đầu tư và phát triển dịch vụ logistics, gồm cả hoạt động của trung tâm logistics chuyên dụng gắn với cảng hàng khơng, kho hàng khơng kéo dài có u cầu riêng về an ninh, an tồn kiểm tra, giám sát hải quan.

 Mở rộng và đa dạng hóa hình thức đầu tư theo hướng đẩy mạnh xã hội hóa; vận dụng linh hoạt các chính sách hỗ trợ, ưu đãi hiện hành phù hợp với điều kiện cụ thể về kinh tế - xã hội của từng địa phương về tín dụng, thuế, giá, phí, lệ phí, chuyển giao công nghệ, nhượng quyền…

 Đánh giá, lựa chọn một số cơng trình trọng điểm và cấp thiết, có vai trị quan trọng và có khả năng tạo được đột phá lớn để áp dụng thực hiện các quy định về đầu tư theo hình thức đối tác công tư; ưu tiên đầu tư phát triển nâng cấp các trung tâm logistics hiện có, phù hợp với quy hoạch và hoạt động hiệu quả trong thời gian qua.

 Lựa chọn các nhà đầu tư có đủ năng lực, kinh nghiệm để thực hiện đầu tư các trung tâm logistics theo quy hoạch xây dựng, đặc biệt là đối tác với các trung tâm logistics chun dụng hàng khơng có các u cầu, tiêu chuẩn riêng về an ninh, an tồn.

 Bố trí quỹ đất phù hợp dành cho phát triển hệ thống trung tâm logistics. Các tỉnh thành phố chủ động ứng phó và linh hoạt trong việc thực hiện các chính sách đất đai để hỗ trợ cho xây dựng các trung tâm logistics. Thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đối với các dự án có vị trí kinh doanh thuận lợi.

 Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực làm công

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)