Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới:

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 58 - 62)

2.4. Đánh giá tình hình phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất

2.4.3. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới:

- Đối với hạ tầng giao thông:

 Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cảng nước sâu tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long nhằm đáp ứng nhu cầu đón tàu cơng suất lớn, góp phần giảm chi phí logistics, phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

 Bên cạnh đó, cần đẩy nhanh việc phát triển cao tốc Bắc – Nam, phát triển và cải thiện giao thông kết nối Đồng bằng sông Cửu Long – Thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa – Vũng Tàu, nhất là kết nối với Trung tâm logistics Cái Mép Hạ và cảng nước sâu. Chú ý đầu tư phát triển đường sắt cao tốc Bắc – Nam và cải thiện các tuyến đường thủy nội địa , tập trung vào cảng và phương tiện xếp dỡ.

 Chúng cần phát triển đồng đều giữa các vùng lãnh thổ, giảm sự chênh lệch về mức sống và dân trí giữa các khu vực dân cư để có một kết cấu hạ tầng giao thơng đồng bộ và hiện đại hơn. Việt Nam có 7 vùng kinh tế lớn, đó là các Vùng: Đơng Bắc, Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Thực tế cho thấy, vùng nào có cơ sở hạ tầng

51

giao thơng được đầu tư phát triển thì có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao; cịn những vùng chưa có sự quan tâm về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thơng thì tốc độ phát triển chậm hơn, tạo ra sự mất cân đối với các vùng khác. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông sẽ giúp cho nền kinh tế tối ưu hóa được các nguồn lực, tận dụng được lợi thế so sánh giữa các vùng, miền trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ. Từ đó, nền sản xuất hàng hóa sẽ có cơ hội phát triển thơng qua hệ thống trao đổi và phân phối.

 Trong chiến lược phát triển kinh tế của từng vùng ta cần phát triển kết cấu hạ tầng giao thơng đồng bộ, điều đó thực sự rất cấp bách trong bối cảnh phát triển phương tiện vận tải mạnh mẽ như công nghiệp oto, xe máy.

 Cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư của nước ngoài và sử dụng nguồn vốn đó để xây dựng hạ tầng giao thơng.

- Đối với hạ tầng các trung tâm logistics:

 Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành liên quan và các địa phương ra soát, triển khai phát triển mạnh mẽ các hạ tầng trung tâm logistics theo các quy hoạch, kế hoạch đã đề ra. Theo đó cần phải tập trung nguồn lực hợp lý để đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, ưu tiên phát triển các loại hình hạ tầng thương mại có tính lan tỏa, có tác động lớn tới sản xuất lưu thơng.

 Tiếp tới Bộ cần tiếp tục rà sốt, hồn thiện cơ chế chính sách liên quan đến phát triển hạ tầng các trung tâm logistics một cách triệt để, tạo ra sự đột phá cho sự thúc đẩy xuất khẩu, đặc biệt là các loại hình cần tập trung phát triển trong giai đoạn tới.

 Trước mắt cần chỉnh sửa và hoàn thiện các văn bản liên quan đến phát triển các loại hình hạ tầng thương mại và sửa đổi Nghị định số 02/2003/NĐ-CP, Nghị định số 114/2009/NĐ-CP về phát triển quản lý chợ.

 Phối hợp với các Bộ liên quan nghiên cứu, rà sốt, sửa đổi, bổ sung một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại có liên quan. Phối hợp, hồn thiện chính sách đầu tư công để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân sách quốc gia, nhất là ngân sách địa phương đầu tư, cải tạo, nâng cấp các chợ hiện có đã xuống cấp.

 Tập trung thu hút, khuyến khích phát triển một số hệ thống thơng minh có tính phổ cập và tác động lớn hơn đến sản xuất, lưu thông như phát triển các trung tâm logistics (bán buôn, bán lẻ, đồng bộ, ứng dụng công nghệ hiện đại), chợ đầu mối, vân vân. Sắp tới, Trung ương và địa phương cần thống nhất ý kiến phát triển,

52

rà sốt, sửa đổi, bổ sung các chính sách, ưu tiên khuyến khích xúc tiến đầu tư, phát triển phù hợp với thực tiễn và đột phá.

- Đối với cơ sở hạ tầng thông tin truyền thơng:

 Rà sốt, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng phát triển nền kinh tế số là những thứ cần thiết để bảo đảm hiệu quả tổng thể và tính hệ thống, nhất là hạ tầng mạng lưới điện, hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, hạ tầng dữ liệu, thông tin, v.v. Xây dựng danh mục các dự án ưu tiên đầu tư, cơ chế, chính sách chung, chính sách đặc thù đối với các dự án cụ thể như dự án điện, viễn thông, hạ tầng công nghiệp, công nghệ thông tin, dữ liệu ... Trước mắt, nguồn vốn ngân sách nhà nước cần được ưu tiên cho phát triển, tích hợp, nâng cấp, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng bưu chính, viễn thơng và cơng nghệ thơng tin. Chuyển hạ tầng viễn thông thành hạ tầng cơng nghệ thơng tin, xây dựng và hồn thiện cơ sở hạ tầng băng thông rộng quốc gia, hạ tầng điện toán đám mây, quản lý dữ liệu quốc gia và kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng cho các dịch vụ xác thực danh tính điện tử tin cậy.  Tiếp tục rà soát và loại bỏ các thể chế, luật, chính sách để đẩy mạnh đầu tư kết cấu hạ tầng cho phát triển kinh tế số. Cải thiện cơ chế giám sát, quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng. Thành lập cơ quan tạo lập, kết nối, chia sẻ và thương mại hóa cơ sở dữ liệu quốc gia. Thiết lập cơ chế thu phí khai thác dữ liệu để củng cố và mở rộng dữ liệu của các cơ quan nhà nước; hoàn thiện cơ chế phối hợp, hợp tác xây dựng dữ liệu nhà nước và doanh nghiệp. Xây dựng và hoàn thiện các luật và quy định liên quan về bảo mật dữ liệu người dùng, bảo mật và an tồn thơng tin, đồng thời tạo ra một môi trường giao dịch kỹ thuật số an toàn và đáng tin cậy. Tiếp tục hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, tháo gỡ nút thắt của các dự án PPP trong xây dựng kết cấu hạ tầng như hồn thiện các tiêu chí lựa chọn dự án PPP, nhà đầu tư PPP, tỷ lệ đầu tư công tư phù hợp với tình hình thực tế ... của các doanh nghiệp đầu tư, phát triển hạ tầng phục vụ phát triển nền kinh tế số và các cơ chế, chính sách đầu tư.

 Tiếp tục huy động các nguồn vốn đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế trong và ngoài nước, nâng cấp, xây dựng mới cơ sở hạ tầng, trang bị phương tiện công nghệ hiện đại để phát triển nền kinh tế số. Về huy động nguồn lực, cần có cơ chế, chính sách cụ thể để huy động, bảo đảm hài hịa lợi ích của nhà nước, nhà đầu tư và người dân. Ngoài ngân sách quốc gia, sử dụng các nguồn khác như ODA, trái phiếu chính phủ, trái phiếu quốc tế, trái phiếu xây dựng, nguồn lực xã hội hóa, v.v. Trong đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng phục vụ phát triển nền kinh tế số, đặc biệt chú trọng đến việc huy động vốn đầu tư tư nhân, vì lợi thế của cơng nghệ thơng tin - vốn sẵn có cho hạ tầng truyền thơng và năng lượng, tạo ra thu nhập tức thì thơng qua Việc bán điện và băng thông bán buôn. Điều này sẽ giúp Thu hút đầu tư của khu vực tư nhân

53

vào lĩnh vực này. Ngồi ra, có cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngồi trong lĩnh vực công nghệ thông tin, điện tử viễn thơng ...; có chính sách ưu đãi các dự án đầu tư nước ngồi sử dụng cơng nghệ “cao, mới, sạch, tiết kiệm”; đẩy mạnh thu hút đầu tư nước ngoài vào hạ tầng năng lượng, đặc biệt là hạ tầng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời…

 Đẩy mạnh việc đổi mới sáng tạo, tích cực phát triển khoa học công nghệ trong ngành công nghệ thông tin – truyền thông và năng lượng để làm tăng nội địa hóa, làm chủ cơng nghệ, giúp cắt giảm các chi phí nhập khẩu và thiết bị mua từ bên ngoài.

54

Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG

LOGISTICS NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đối ngoại phát triển kết cấu hạ tầng logistics nhằm thúc đẩy xuất khẩu của việt nam đến năm 2030 (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)