KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang (Trang 79 - 83)

- Trong năm huyện đã hỗ trợ số tiền 713.092.000 đồng để nạo vét kênh

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

6.1. KẾT LUẬN

Sản xuất lúa là một hoạt động chính của nơng dân ĐBSCL nói chung, người dân huyện Châu Thành – Tỉnh An Giang nói riêng. Vì vậy mà thu nhập và đời sống của nơng hộ vẫn phụ thuộc hồn tồn vào hoạt động canh tác của họ. Đây cũng là nguồn cung cấp lương thực chủ yếu cho con người và góp phần vào tăng trưởng kinh tế tại địa phương và cũng là một trong những địa phương chủ chốt trong việc góp phần an ninh lương thực quốc gia.

Qua q trình phân tích, đánh giá các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất trên 01 ha đất trồng lúa cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của nơng hộ có thể đưa ra một số kết luận sau:

Đa số các nơng hộ đều có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm, nhưng trình độ học vấn của các chủ hộ còn tương đối thấp chủ yếu từ cấp II trở xuống, đó cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến việc áp dụng KHKT và tiếp cận thông tin thị trường của họ.

Chi phí đầu tư cho một vụ Đơng Xn cũng khá cao là 14.793.622,2đồng/ha. Tuy nhiên năng suất vụ Đơng Xn cũng tỷ lệ thuận so với chi phí đạt 8,8tấn/ha, đó là do sản xuất ở vụ Đơng Xn thời tiết thuận lợi, dịch bệnh hại lúa xuất hiện ít nên đạt năng suất tương đối cao. Về doanh thu thì vụ Đơng Xn cũng đạt mức khá cao vào khoảng 50.202.183,2 ngàn đồng/ha. Về thu nhập thì 11.852.378,3 ngàn đồng/ha cho thấy cũng khá cao so với tình hình sản xuất tại địa phương. Khi so sánh các chỉ tiêu hiệu quả thì hiệu quả đầu tư của vụ Đơng Xn đạt rất cao.

Qua phân tích cho thấy các hộ sản xuất có thể tối ưu hóa việc phân bổ nguồn lực sản xuất trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí sản xuất bằng cách sử dụng các yếu tố đầu vào hợp lý hơn nhưng vẫn không làm giảm sút về mặt sản lượng đầu ra của sản xuất, và lượng yếu tố đầu vào bình quân tối ưu trên cơ sở tối thiểu hóa chi phí sản

xuất và lượng đầu vào bình quân thực tế thì khá biến động (trừ yếu tố sản xuất đất là không biến động do đất là một yếu tố sản xuất cố định).

Năng suất sản xuất lúa của nông hộ phụ thuộc vào các yếu tố: diện tích, kinh nghiệm và chi phí mua giống đầu vào, chi phí phân bón và chi phí nơng dược, cịn về mặt kinh nghiệm sản xuất tuy có ảnh hưởng đến năng suất nhưng về mặt thống kê không đủ cơ sở kết luận rằng nhân tố này ảnh hưởng đến năng suất lúa.

Qua phân tích đã cho thấy được về việc sản xuất lúa ở Huyện Châu Thành – Tỉnh An Giang chưa thật sự hiệu quả về mặt kỹ thuật đa số người dân đều dựa vào kinh nghiệm sẵn có, đa số người dân ở địa bàn đều được hướng dẫn sản xuất theo KHKT nhưng rất ít trong số đó đã áp dụng thành công, tất cả các lượng đầu vào đều sử dụng hiệu quả về mặt chi phí nhưng về mặt kỹ thuật thì cho thấy vẫn cịn ở mức cao cần phải điều chỉnh để đạt được năng suất tốt hơn trong tương lai.

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với nông hộ

Đối với các nông hộ sản xuất lúa cần liên kết các hộ nơng dân lại, tránh tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, không hiệu quả và bị thương lái ép giá. Nơng dân nên tham gia chương trình “cánh đồng mẫu lớn” để được hưởng các lợi ích mà chương trình mang lại từ việc cung cấp giống đầu vào, hướng dẫn chăm sóc lúa theo tiêu chuẩn GAP, bao tiêu sản phẩm đầu ra hoặc dự trữ lúa để bán khi giá hợp lý. Tích cực tìm hiểu thơng tin nhu cầu thị trường trên các phương tiện thơng tin đại chúng để có phương hướng sản xuất phù hợp với nhu cầu thị trường, sản phẩm làm ra dễ bán và bán giá cao.

Nông dân cần luôn luôn học hỏi nâng cao kiến thức và ứng dụng KHKT vào trong sản xuất lúa, bằng cách tham gia nhiều lớp tập huấn. Ngoài ra cần tăng cường đoàn kết giữa các hộ trong sản xuất nhằm khắc phục vấn đề thiếu lao động làm giảm hiệu quả sản xuất. Phải thường xuyên tham gia các buổi tập huấn do cán bộ địa phương tổ chức, và tích cực tham gia vào các tổ chức xã hội để tạo điều kiện liên kết, giúp đỡ nhau và tìm kiếm thơng tin thị trường. Nơng dân nên mạnh dạn áp dụng

những gì đã được tập huấn vào thực tiễn nhằm nâng cao lợi nhuận. Trong sản xuất phải đảm bảo áp dụng theo quy tắc “4 đúng”, “ 1 phải, 5 giảm”, “ 3 giảm, 3 tăng” khi sử dụng các yếu tố phân bón, thuốc nơng dược, giống, nhằm tiết kiệm chi phí và nâng cao hiệu quả. Tập trung đầu tư cho vụ Đông Xuân để khai thác được lợi thế cạnh tranh củ vụ lúa này. Đối với vụ lúa Hè Thu, cần duy trì ổn định năng suất và nâng cao chất lượng lúa.

6.2.2. Đối với chính quyền địa phương

Cần duy trì cơng tác khuyến nơng, tập huấn chuyển giao KHKT cho nông dân, biểu dương nhân rộng mơ hình sản xuất đạt hiệu quả cao thơng qua báo đài địa phương nhằm khuyến khích các hộ làm theo. Đối với các cấp quản lý ngành có liên quan cần có những chính sách bồi dưỡng và khơng ngừng nâng cao trình độ kỹ thuật cho các cán bộ khuyến nông để phục vụ tốt công tác hướng dẫn sản xuất cho bà con nông dân. Cung cấp và hướng dẫn nông dân sử dụng hợp lý và cân đối phân bón, thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao để góp phần gia tăng sản lượng, đảm bảo chất lượng.

Phải tăng cường công tác giới thiệu thêm nhiều giống mới có chất lượng cao hơn vì với số giống cao sản hiện nơng dân đang trồng vẫn cịn q ít. Xây dựng các mối liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo trong nơng dân thơng qua các hình thức hợp tác sản xuất và thương mại hàng hóa của nơng dân. Chú trọng công tác khuyến nông cả về chuyển giao tiến bộ kỹ thuật lẫn chuyển giao quản lý, thông tin giá cả kịp thời cho nông dân.

6.2.3. Đối với nhà nước

Cần tăng cường nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ thuật, chương trình cánh đồng mẫu lớn, các chương trình hỗ trợ giá hay trợ giống, phương tiện sản xuất cho nông hộ đặc biệt là tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, thủy nông nội đồng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người sản xuất. Thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc lựa chọn giống, chăm sóc và thu hoạch cũng như hướng dẫn nơng

dân hạch tốn các khoản chi phí và doanh thu trong sản xuất để qua đó biết được hiệu quả và có bước đầu tư cho phù hợp.

Cần đổi mới phương thức cho vay cho phù hợp với đặc điểm riêng cho từng hộ nông dân. Khi xác định dự án cho vay vốn thì phải xác định nhu cầu tổng hợp và kỳ hạn vay trong một thời gian đủ dài để có thể gối vụ. Đối với các viện trường và các nhà khoa học cần tăng cường nghiên cứu tạo giống mới có năng suất cao, phẩm chất tốt nhằm bán được giá cao đem lại lợi nhuận cao cho người nơng dân.

Triển khai và nhân rộng chương trình cánh đồng mẫu lớn, giúp nơng dân có được những điều kiện thuận lợi từ chương trình nay như : được cung cấp giống đầu vào, được hướng dẫn chăm sóc lúa theo quy trình “sạch”, được bao tiêu sản phẩm đầu ra,.... giúp người nông dân đạt lợi nhuận 200%.

Trong giai đoạn hiện nay vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành cơng ngồi vấn đề kỹ thuật để có năng suất cao, an tồn cho con người và mơi trường thì cần phải chú ý đến việc quy hoạch vùng để tận dụng lợi thế của vùng tạo ra sản lượng hàng hóa lớn và quan trọng nhất là làm sao đảm bảo giá bán đầu ra cho nông dân yên tâm sản xuất và mở rộng sản xuất.

6.2.4. Đối với các nhà kinh doanh

Cần mở rơng mơ hình hợp tác với nơng dân như chương trình “cánh đồng mẫu lớn” để ứng vốn, cung cấp giống cho nông dân sản xuất. Tổ chức bao tiêu sản phẩm cho nơng dân. Cung cấp chính xác thơng tin thị trường cho nông dân, không lợi dụng sự thiếu thông tin của nông dân mà ép giá.

6.2.5. Đối với các nhà khoa học

Nghiên cứu ra nhiều giống mới có phẩm chất cao, chống chịu được với thời tiết thích nghi với tình hình. Tìm ra những quy trình canh tác mới hiệu quả. Tìm ra những loại nơng dược có lợi cho mơi trường và cho thiên địch nhằm giúp nơng dân hạn chế được chi phí và nâng cao năng suất.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang (Trang 79 - 83)