- Trong năm huyện đã hỗ trợ số tiền 713.092.000 đồng để nạo vét kênh
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH AN GIANG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ TRONG MẪU
3.1.1. Mô tả mẫu điều tra
Việc thu thập số liệu phục vụ cho nghiên cứu dựa trên bảng câu hỏi nông hộ được soạn sẵn (xem Phụ lục) Cuộc điều tra chính thức được tiến hành vào tháng 2 đến 3-2012. Các hộ trong mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Nhóm nghiên cứu xác định các địa phương sản xuất lúa trong huyện và liên hệ với các Sở, Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn ở các địa phương để xác định những địa bàn nghiên cứu cụ thể huyện Châu Thành tỉnh An Giang.
Nhìn chung, nhóm nghiên cứu đã cố gắng thu thập số hộ tương đồng giữa các địa phương nên số quan sát được phân phối đều giữa các xã . Tuy nhiên, trong q trình thu thập nhóm vẫn vấp phải một số khó khăn như:
i) các hộ nơng dân phân bố rải rác trên khu vực rộng lớn tại các địa phương; ii) hệ thống giao thông ở một số nơi không thuận tiện;
iii) nguồn lực về nhân lực và thời gian của nhóm nghiên cứu rất hạn chế; iv) sự hợp tác của đáp viên.
Tuy nhiên, điều đó khơng làm giảm đi ý nghĩa của đề tài vì mẫu thu thập được vẫn mang tính đại diện cao do các hộ được chọn ngẫu nhiên và bao phủ các xã tiêu biểu của huyện. Mặt khác, kỹ thuật và điều kiện canh tác của các nông dân trong vùng rất tương đồng nhau nên có thể khắc phục được tình trạng sai lệch trong chọn mẫu. Do vậy, việc phân tích các số liệu điều tra vẫn cung cấp được những thông tin
tổng quát, làm nền tảng cho việc đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trồng lúa.
Trong số những hộ trong mẫu, số lượng hộ tham gia canh tác các vụ lúa trong năm hầu như giống nhau. Các vụ lúa được đề cập trong cuộc điều tra là vụ Đông Xuân, vụ Hè Thu năm 2012. Do Đơng Xn là vụ có mức sinh lợi cao nhất nên tất cả nông hộ đều tham gia vụ này.