- Trong năm huyện đã hỗ trợ số tiền 713.092.000 đồng để nạo vét kênh
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH AN GIANG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ TRONG MẪU
3.2.1.1 Chi phí phân bón
Phân bón là yếu tố đầu vào quan trọng nhất ảnh hưởng đến năng suất hoạt động sản xuất lúa. Chi phí bón phân cũng cao hơn rất nhiều so với các chi phí đầu vào khác. Nên bón loại phân nào, liều lượng bao nhiêu, vào thời điểm nào là thích hợp nhất thường là do nông dân làm theo kinh nghiệm bản thân.
Hình 3.1. Loại phân bón sử dụng qua 2 vụ lúa
Nguồn: Số liệu thực tế tại huyện Châu Thành, 2012
- Các loại phân nông dân thường sử dụng là: Urê (33,48%), NPK (22,17%), DAP (17,82%).
- Phân đạm (N): là chất tạo hình cho cây, là thành phần chủ yếu của protein. Bón phân đạm thúc đẩy q trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, nhiều lá, làm lúa có kích thước to, màu xanh hơn, lá quang hợp mạnh, do đó làm tăng năng suất lúa.
- Phân lân (P): Lân đóng vai trị quan trọng trong đời sống của cây. Phân lân kích thích sự phát triển của rễ cây, làm cho rễ ăn sâu vào đất và lan rộng ra chung quanh, tạo thêm điều kiện cho cây chống chịu được hạn và ít đổ ngã. Lân kích thích
q trình đẻ nhánh, nảy chồi, thúc đẩy cây ra hoa kết quả sớm và nhiều. Lân làm tăng đặc tính chống chịu của cây đối với các yếu tố không thuận lợi: chống rét, chống hạn, chịu độ chua của đất, chống một số loại sâu bệnh hại.
Ngoài ra, phân lân cịn có tác dụng tổng hợp chất đạm cho cây.
- Phân kali (K): giúp quá trình vận chuyển và tổng hợp các chất làm cây cứng cáp, chống ngã, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Ngoài ra, phân kali cịn có tác dụng tăng chất lượng nơng sản. Ở ruộng bón phân kali thì hạt lúa sáng chắc hơn, ít lép hơn, thời gian tồn trữ lâu hơn. Chi phí phân bón là tổng số tiền mà nơng hộ bỏ ra mua các loại phân bón để bón cho diện tích lúa được sản xuất trên tổng diện tích đất mà nơng hộ sản xuất. Số liệu điều tra cho thấy, các nơng hộ sử dụng lượng phân bón cho lúa thường cao hơn nhiều so với mức khuyến cáo. Điều này đã làm tăng chi phí sản xuất. Việc bón q nhiều phân so với khuyến cáo, đặc biệt là phân đạm sẽ làm cho năng suất lúa không cao, phẩm chất gạo không tốt nên giá lúa bán trên thị trường sẽ thấp. Liều lượng phân bón được sử dụng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của nông dân hoặc học hỏi từ bà con hàng xóm. Ngồi ra lượng phân bón được sử dụng cịn phụ thuộc vào độ màu mỡ của đất. Dựa vào kinh nghiệm của mình, nơng dân hình thành một cơng thức về liều lượng phân bón cho mảnh đất của mình và áp dụng cơng thức bón phân này qua các vụ và qua các năm. Do vậy, liều lượng của từng nơng hộ ít biến động qua các vụ.