- Trong năm huyện đã hỗ trợ số tiền 713.092.000 đồng để nạo vét kênh
Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH AN GIANG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ TRONG MẪU
3.1.2.4 Tham gia tập huấn
Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp là điều cần thiết đối với các hộ nông dân. Đặc biệt là việc áp dụng khoa học vào việc sản xuất lúa cần phải được chú trọng hơn. Tuy nhiên, việc áp dụng ra sao và áp dụng như thế nào thì các hộ nơng dân cần phải được đào tạo, tập huấn.
Tập huấn là sự hướng dẫn về kỹ thuật trồng lúa của các cán bộ kỹ thuật cho nông dân. Ở Đồng bằng sông Cửu Long, công tác khuyến nông chưa được quan tâm đúng mức. Số liệu điều tra cho thấy hơn một nửa những hộ trồng lúa chưa được tập huấn về kỹ thuật trồng lúa.
Bảng 3.3. Tỷ lệ tham gia tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa của nông hộ Khoản mục Số quan sát Tỷ trọng (%)
Không tham gia tập huấn 7 9,43
Có tham gia tập huấn 53 90,57
Tổng 60 100,00
Nguồn: Số liệu điều tra thực tế huyện Châu Thành, tháng 9/2012
Số người được tập huấn chiếm gần tuyệt đối với tỷ lệ 90,57%. Những nội dung tập huấn chủ yếu là: IPM, kỹ thuật 3 giảm 3 tăng, 1 phải 5 giảm. Ngồi ra nơng hộ còn tham gia các lớp như: kỹ thuật trồng lúa, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật theo quy tắc “4 đúng”, … . Tuy nhiên, số lần được tập huấn rất ít và người nơng dân thường học hỏi kỹ thuật trồng lúa qua các chương trình khuyến nơng và dựa vào kinh nghiệm bản thân hoặc học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước chứ ít hộ nào áp dụng những gì đã được huấn luyện. Bên cạnh đó do kinh phí cịn hạn chế, cũng như sự phân công không rõ ràng nên công tác hướng dẫn, tuyên truyền cho nơng dân cịn nhiều điều bất cập như không phổ biến rộng rãi, không đồng đều. Do đó cơng tác tập huấn cho nơng dân cần đầu tư nhiều hơn, cần đa dạng và tăng cường các chương trình tập huấn, hội thảo cho người dân trồng lúa ở đồng bằng một cách sâu rộng hơn nữa để nông hộ sản xuất lúa đạt hiệu quả cao hơn.