Doanh thu từ hoạt động trồng lúa của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang (Trang 59 - 61)

- Trong năm huyện đã hỗ trợ số tiền 713.092.000 đồng để nạo vét kênh

3.2.2Doanh thu từ hoạt động trồng lúa của hộ nông dân

Ở HUYỆN CHÂU THÀNH – TỈNH AN GIANG 3.1 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC HỘ TRONG MẪU

3.2.2Doanh thu từ hoạt động trồng lúa của hộ nông dân

Hai yếu tố cơ bản có ảnh hưởng lớn đến doanh thu của nông hộ sản xuất lúa là năng suất và giá bán.

3.2.2.1 Năng suất

Năng suất là phần mong đợi, là kết quả lao động và sản xuất của một vụ mùa. Năng suất được hiểu là sản lượng thu được trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Năng suất không những phụ thuộc các yếu tố đầu vào mà còn chịu ảnh hưởng từ các yếu tố khác như: thời tiết, đất đai, hình thức canh tác, thời vụ. Năng suất cao cho thấy được việc sử dụng các yếu tố đầu vào của nơng dân có hiệu quả và ngược lại năng suất thấp cho ta thấy nơng dân đang gặp khó khăn trong việc kết hợp các yếu tố đầu vào. Đông Xuân được xem là thời vụ tốt nhất trong năm do được phù sa bồi đắp trong mùa nước lũ. Theo như số liệu thu thập được thì vụ Đơng Xn 2012 ở huyện Châu Thành năng suất trung bình đạt được gần 9 tấn/ha. Trong khi đó, năng suất trung bình của các vụ Hè Thu là 6,65 tấn/ha. Tuy nhiên, do việc sử dụng các yếu tố đầu vào khác nhau cũng như kinh nghiệm canh tác của các nông hộ cũng khác nhau nên năng suất giữa các hộ cũng có sự chênh lệch khá cao.

Mức năng suất cao nhất trong vụ Đông Xuân đạt tới 9 tấn/ha còn mức thấp nhất chỉ đạt 2,38 tấn/ha. Nguyên nhân dẫn tới năng suất thấp là do ruộng lúa của nông dân mắc phải dịch bệnh đạo ôn và rầy nâu nghiêm trọng. Mặt khác, sự chênh lệch cao này còn do việc sử dụng các yếu tố đầu vào với liều lượng, kỹ thuật và kinh nghiệm canh tác của các nơng hộ có sự khác nhau. Trong vụ Hè Thu, năng suất cũng biến động từ 6 đến 9 tấn/ha và phần lớn nông hộ đạt năng suất trong khoảng từ 6 đến 8 tấn/ha.

3.2.2.2 Giá bán

Giá bán là số tiền mà nơng dân có được khi bán một đơn vị sản phẩm. Người nông dân trực tiếp làm ra lúa gạo nhưng không bao giờ là người quyết định giá bán lúa. Theo số liệu khảo sát thực tế tại huyện Châu Thành thì giá lúa trung bình khoảng 5.679,0 đồng/kg với mức giá khá cao. Do sản xuất nhỏ lẻ, bán trực tiếp cho lái buôn tư nhân hoặc qua nhiều trung gian nên giá bán thật sự của một số nơng dân chỉ cịn lại khoảng từ 4.500 – 4.800 đồng/kg. Mặt khác, do nông dân thiếu thông tin thị trường, thiếu cơ sở vật chất – kho bãi để bảo quản, dự trữ nên sau thu hoạch phải bán gấp cho các thương lái. Không những thế nơng dân cịn phải chi trả các chi phí phân, thuốc cho các đại lý vật tư nông nghiệp. Từ nhiều lý do khác nhau dẫn đến việc nông dân đồng loạt bán lúa vào mùa thu hoạch dẫn đến việc giá lúa nhanh rớt giá vào đầu mùa thu hoạch.

Trong hai vụ thì giá bán lúa vụ Hè Thu cao hơn vụ Đơng Xn. Giá lúa trung bình trong vụ Đơng Xn là 5.679,0 đồng/kg, trong khi đó, giá lúa trung bình của các vụ Hè Thu là 6.149,0 đồng/kg. Sự chênh lệch về giá giữa các vụ như trên là do: điều kiện thời tiết trong vụ Hè Thu thường bất lợi, thường xuyên gặp mưa bão, từ đó, làm cho sản lượng lúa sau thu hoạch không cao nên thiếu lượng cung lúa ra thị trường dẫn đến giá tăng cao hơn so với vụ Đơng Xn. Ngồi ra, sự chênh lệch giá giữa các hộ trong cùng vụ cũng rất cao. Mức giá cao nhất trong vụ Đông Xuân là 8.000 đồng/kg, trong khi đó, giá thấp nhất chỉ có 4.500 đồng/kg. Sự dao động của giá trong các vụ còn lại cũng tương tự. Một nguyên nhân khác gây ra sự chênh lệch

giá là một số nơng hộ có khả năng tài chính thấp nên thường có nhu cầu bán lúa sớm để trang trải chi phí phân bón và thuốc trừ sâu đã mua chịu trong vụ sản xuất và chi phí thu hoạch. Một số nơng hộ khơng có kho để dự trữ lúa nên vào mùa thu hoạch cung về lúa tăng cao nên thường xuyên bị thương lái ép giá đã làm cho giá bán thực tế thấp hơn nhiều so với giá lúa trên thị trường.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kỹ thuật sản xuất lúa ở Huyện Châu Thành - Tỉnh An Giang (Trang 59 - 61)