1.3.1. Nhóm các nhân tố kinh tế
❖ Nhân tố thị trường
Quy mô và tiềm năng phát triển của thị trường là một trong những nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư tại tất cả các quốc gia và vùng kinh tế. Nhiều nghiên cứu cho thấy FDI phụ thuộc vào quy mô thị trường của nước mời gọi đầu tư. Nhằm duy trì và mở rộng thị phần, các đối tác đầu tư trực tiếp nước ngoài thường thiết lập các nhà máy sản xuất ở các nước dựa trên chiến lược thay thế nhập khẩu của các nước này. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư thường đầu tư vào những nơi có nhiều kỳ vọng tăng trưởng nhanh trong tương lai và có các cơ hội mở rộng ra các thị trường lân cận. Khi lựa chọn địa điểm để đầu tư trong một nước, các nhà đầu tư nước ngoài cũng nhắm đến những vùng đất tập trung đông dân cư và thị trường tiềm năng của họ.
❖ Nhân tố lợi nhuận
Lợi nhuận thưởng được xem là động cơ và mục tiêu cuối cùng của nhà đầu tư. Trong thời đại tồn cầu hóa, việc thiết lập các nhà máy ở nước ngoài được xem là phương tiện rất hữu hiệu của các nhà đầu tư FDI trong việc tối đa hóa lợi nhuận. Điều này được thực hiện thơng qua việc thiết lập các mối liên kết chặt chẽ với khách hàng và thị trường, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, chia rủi ro trong kinh doanh và tránh các rào cản thương mại. Tuy vậy, trong ngắn hạn không phải lúc nào lợi nhuận cũng được đặt lên hàng đầu để cân nhắc.
❖ Nhân tố chi phí
Nhiều nghiên cứu cho thấy, phần đơng doanh nghiệp đầu tư vào các nước là để khai thác các tiềm năng, lợi thế về chi phí. Trong đó, chi phí về lao động thường được xem là nhân tố quan trọng nhất khi đưa ra quyết định đầu tư. Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, đối với các nước đang phát triển, lợi thế chi phí lao động thấp là cơ hội để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Khi giá nhân cơng cũng tăng lên, đầu tư nước ngồi có xu hướng giảm rõ rệt. Để tiếp tục thu hút các nhà đầu tư nước ngồi thì nước tiếp nhận đầu tư cũng phải có chi phí về ngun vật liệu giá rẻ và các chi phí khác phải thấp thì mới có sức hút với các nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi cho phép các cơng ty tránh được hoặc giảm thiểu các chi phí vận chuyển. Do vậy có thể nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát được các nguồn cung cấp nguyên nhiên liệu với giá rẻ, nhận được ưu đãi về đầu tư và thuế cũng như các chi phí sử dụng đất. Ngồi chi phí vận chuyển và các khía cạnh chi phí khác, cần nhấn mạnh đến động cơ đầu tư của các công ty xuyên quốc gia nhằm tránh ảnh hưởng của các hàng rào thuế quan và phi thuế quan để giúp giảm thiểu đáng kể chi phí xuất nhập khẩu.
1.3.2. Nhóm các nhân tố thuộc mơi trường kinh doanh
❖ Nguồn nhân lực
Môi trường kinh doanh được coi là một nhân tố khác có vai trị chủ chốt trong quyết định đầu tư. Trong số các nhân tố thuộc về môi trường kinh doanh, nhân tố nguồn lực được xem là nhân tố quan trọng nhất. Nguồn nhân lực trẻ và dồi dào tại các nền kinh tế đang phát triển làm nên sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư FDI khi quyết định đầu tư. Đối với những doanh nghiệp sản xuất, cần sử dụng nhân công nhiều và không yêu cầu tay nghề cao thì thị trường lao động giá rẻ và đơng nhân lực sẽ thu hút các doanh nghiệp đầu tư để đặt cơ sở sản xuất tại đây nhưng mặt khác, điều này cũng chỉ giải quyết được vấn đề việc làm đối với lao động phổ thông và chưa nâng cao đời sống với người dân của nước nhận đầu tư.
❖ Vị trí địa lý - Tài nguyên thiên nhiên
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên bao gồm các yếu tố về khoảng cách, địa điểm, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số .... Đây là những yếu tố tác động quan trọng đến tính sinh lãi hay rủi ro của các hoạt động đầu tư. Một quốc gia có điều kiện tự nhiên tốt, thuận lợi cho việc nuôi trồng, nhân giống và phát triển nhiều loại sinh, thực vật sẽ là một yếu tố thu hút nhiều nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp quốc gia. Sự dồi dào về nguyên vật liệu với giá rẻ cũng là nhân tố tích cực thúc đẩy thu hút đầu tư nước ngoài. Trong trường hợp của Malaysia, nguồn tài nguyên thiên nhiên của nước này có sức hút FDI mạnh mẽ nhất. Các nhà đầu tư nước ngồi đổ xơ để nhằm đến các nguồn tài nguyên dồi dào như dầu mỏ, khí đốt, cao su, gỗ... Đặc biệt là tại các quốc gia ASEAN, khai thác tài nguyên thiên nhiên là mục tiêu quan trọng nhất của nhiều quốc gia đang phát triển trong các thập kỷ qua.
Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ giảm được các chi phí vận chuyển, đa dạng hoá các lĩnh vực đầu tư, cung cấp được nguồn nguyên liệu phong phú với giá rẻ và tiềm năng tiêu thụ lớn. Các yếu tố này không những làm giảm được giá thành sản phẩm mà còn thu hút được các nhà đầu tư tìm kiếm nguyên liệu tự nhiên và thị trường tiêu thụ. Đây là lợi thế nổi bật của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ hấp dẫn cịn phụ thuộc vào chất lượng của thị trường lao động và sức mua của người dân.
❖ Cơ chế chính sách
Dòng vốn đầu tư nước ngồi vào các nước đang phát triển khơng chỉ được quyết định bởi các yếu tố về kinh tế, mà còn chịu sự chi phối của các yếu tố chính trị. Sự ổn định của nền kinh tế vĩ mơ, kết hợp với các ổn định về chính trị được xem là rất quan trọng. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy mối quan hệ rất chặt chẽ giữa ổn định về chính trị với việc thu hút đầu tư nước ngồi. Chính sách cởi mở và nhất quán của chính phủ cũng đóng một vai trị rất quan trọng.
Các chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất và tỷ giá cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thu hút đầu tư FDI. Khi các chính sách ổn định đồng nghĩa với các chủ đầu tư sẽ chủ động nắm bắt và tính tốn được lợi nhuận và chi phí đầu tư. Số lượng vốn FDI được rót vào tỷ lệ thuận với sự gia tăng niềm tin của chủ đầu tư FDI đặt vào các nước tiếp nhận đầu tư nhưng lại tỷ lệ nghịch với sự chênh lệch lãi suất giữa trong và ngoài nước. Khi lãi suất trong nước nhận đầu tư cao hơn so với lãi suất nước đi đầu tư thì các nhà đầu tư nước ngồi sẽ hướng đến sự đầu tư cho vay ngắn hạn và hưởng lãi suất trên sự chênh lệch đó. Điều này làm giảm đi sự đầu tư dài hạn mà các nước nhận đầu tư đang hướng tới.
1.3.3. Nhóm các nhân tố thuộc cơ sở hạ tầng
❖ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật và trình độ cơng nghiệp hóa có ảnh hưởng rất quan trọng đến dịng vốn đầu tư nước ngồi vào một nước hoặc một địa phương. Một hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật hoàn chỉnh (bao gồm cả hệ thống đường bộ, đường sắt, đường hàng không, mạng lưới cung cấp điện, nước, bưu chính viễn thơng và các dịch vụ tiện ích khác) là điều mà các nhà đầu tư luôn mong muốn. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật là cơ sở để thu hút FDI và cũng là nhân tố thúc đẩy hoạt động FDI diễn ra nhanh chóng, ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nói đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật khơng chỉ nói đến đường sá, cầu cống, kho cảng, bến bãi... mà còn phải kể đến các dịch vụ hỗ trợ khác như hệ thống ngân hàng, các cơng ty kiểm tốn, tư vấn... Nếu thiếu sự hỗ trợ cần thiết của các hoạt động này, môi trường đầu tư cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đối với những thị trường chưa phát triển cơ sở hạ tầng, khi các doanh nghiệp FDI đầu tư phát triển tại đây sẽ mất nhiều chi phí hơn cho cơng đoạn xây dựng cơ sở vật chất, giao thương vận chuyển giữa các đối tác khác, chi phí vận chuyển cũng sẽ tăng lên khiến cho chi phí đầu vào gia tăng và giá thành các sản phẩm cũng tăng lên. Ngoài ra, hiệu quả hoạt động của các cơ sở công nghiệp địa phương, sự có mặt của các ngành cơng nghiệp hỗ trợ, sự tồn tại các đối tác tin cậy để các cơng ty nước ngồi có thể liên doanh liên kết cũng là những yêu cầu rất quan trọng cần phải được xem xét.
❖ Cơ sở hạ tầng xã hội
Ngoài cơ sở hạ tầng kỹ thuật, mơi trường thu hút đầu tư cịn chịu ảnh hưởng khá lớn của cơ sở hạ tầng xã hội. Cơ sở hạ tầng xã hội bao gồm hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân, hệ thống giáo dục và đào tạo, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác. Ngoài ra, các giá trị đạo đức xã hội, phong tục tập qn, tơn giáo, văn hóa... cùng cấu thành trong bức tranh chung về cơ sở hạ tầng xã hội của một nước hoặc một địa phương. Nghiên cứu của UNDP/World Bank cho thấy xu hướng đầu tư vào khu vực Đơng Nam Á có nhiều chuyển biến tích cực là nhờ vào tính kỷ luật của lực lượng lao động cũng như sự ổn định về chính trị và kinh tế tại nhiều quốc gia trong khu vực này.
❖ Hệ thống chính trị, pháp luật
Sự ổn định chính trị - xã hội có ý nghĩa quyết định đến việc huy động và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư, đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài. Đối với một thị trường ổn định về chính trị, xã hội sẽ giảm thiểu rủi ro về kinh tế cũng như đảm bảo được mối quan hệ tốt đối với các đối tác toàn cầu. Điều này khiến cho các nhà đầu tư
bị chững lại và vốn bị đóng băng khơng thể chuyển ra thị trường khác cũng như đầu tư mở rộng thị trường. Mặc khác, khi tình hình chính trị - xã hội không ổn định, Nhà nước khơng đủ khả năng kiểm sốt hoạt động của các nhà đầu tư nước ngoài, các nhà đầu tư sẽ hoạt động theo mục đích riêng, khơng theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế -xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Do đó hiệu quả sử dụng vốn FDI rất thấp.
Luật đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư cần phải minh bạch, rõ ràng và đảm bảo được sự phát triển, sở hữu nguồn vốn của các nhà đầu tư FDI. Các quy định phải đảm bảo được tính trung thực, khách quan khi các doanh nghiệp FDI hoạt động trên nước sở tại. Nội dung của Luật cần phải cởi mở, đầy đủ và tiên tiến phù hợp với các Luật đầu tư quốc tế thì sẽ thu hút được lượng vốn FDI cao hơn.