Theo địa bàn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 51)

2.4. Kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh gia

2.4.4. Theo địa bàn đầu tư

a) Theo địa bàn huyện, thành phố

Tỉnh Quảng Ninh có 14 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc, bao gồm 4 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện. Hầu hết các dự án tập trung vào địa bàn có điều kiện thuận lợi về giao thông, cơ sở hạ tầng… như thành phố Hạ Long với 58 dự án với tổng số vốn đầu tư hơn 1.722,4 triệu USD chiếm 21,2% tổng số vốn đầu tư; tiếp theo là Móng Cái với 22 dự án với tổng số vốn đầu tư khoảng 1.071,2 triệu USD chiếm hơn 13% tổng số vốn đầu tư, Cẩm Phả là địa bàn thu hút được vốn đầu tư nước ngoài cao nhất tỉnh, với vốn đầu tư trên 2.241,3 triệu USD, còn lại các dự án rải rác tại các thành phố, huyện khác như: ng Bí, Đơng Triều, Hải Hà,…

32.8% 12.9% 14.2% 15.0% 1.8%1.5% 4.0% 17.8%

Mỹ Trung Quốc Hồng Kông Đài Loan

Biểu đồ 2.6. Vốn đầu tư FDI vào tỉnh Quảng Ninh theo địa bàn trong giai đoạn 2017 – 2021

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

Biểu đồ 2.6 cho thấy sự phân bố các dự án FDI trên địa bàn tỉnh không đồng đều, phản ánh đúng đặc điểm vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng của từng nơi. Đây đều là những huyện/thành phố có vị trí về cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, mật độ dân số cao, thị trường lớn cho các lĩnh vực tiêu dùng và có nhiều tiềm năng cho xây dựng, đầu tư bất động sản, các khu nghỉ dưỡng…Các khu vực có số vốn đầu tư thấp cịn nhiều hạn chế về các mặt như đường xá, tập trung nhiều người dân tộc, trình độ dân trí thấp. Điều này sẽ gây nên sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương tạo ra chênh lệch lớn, nới rộng khoảng cách về trình độ phát triển.

Cẩm Phả là một trong ba trung tâm cơng nghiệp chính của tỉnh Quảng Ninh. Cẩm Phả xác định phát triển KT-XH phải gắn liền với đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển KT-XH và ứng dụng khoa học công nghệ. Đây cũng là thành phố hội tụ đủ điều kiện để phát triển trở thành thành phố công nghiệp – cảng biển – dịch vụ. Chính những lí do trên đã khiến Cẩm Phả trở thành khu vực thu hút được nhiều vốn FDI, đặc biệt là khu hành chính kinh tế Vân Đồn.

b) Theo địa bàn các khu công nghiệp, khu kinh tế

Tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành các quy hoạch chiến lược, đặc biệt là quy hoạch xây dựng vùng tỉnh và quy hoạch bảo vệ môi trường làm cơ sở sắp xếp lại các KCN, KKT để triển khai nội dung, nhiệm vụ định hướng phát triển công nghiệp gắn với dịch vụ. 10 188.2 236.7 328.6 684.9 795.6 854.3 1071.2 1722.4 2241.3 0 500 1000 1500 2000 2500 Huyện khác ng Bí Đơng Triều Hồnh Bồ Vân Đồn Quảng n Hải Hà Móng Cái Hạ Long Cẩm Phả

Biểu đồ 2.7. Cơ cấu vốn đầu tư FDI vào các KCN, KKT giai đoạn 2017 – 2021

Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Ninh

Riêng trong giai đoạn 2017 - 2021, tỉnh đã thu hút được 42 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 2,6 tỷ USD, chiếm 45,6% tổng số vốn FDI đầu tư đăng kí trong giai đoạn này. Tính đến hết năm 2021, các KCN, KKT trên địa bàn có 82 dự án FDI cịn hiệu lực, tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,4 tỷ USD, chiếm 56,6% tổng số dự án FDI toàn tỉnh và chiếm 45,3% tổng số vốn đăng ký trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực. Các KCN, KKT của tỉnh bước đầu đã thu hút được một số nhà đầu tư FDI lớn, có năng lực, kinh nghiệm đến từ 15 quốc gia, vùng lãnh thổ như: Amata (Thái Lan), Rent A Port (Bỉ); TCL (Trung Quốc), Foxconn (Đài Loan), Bumjin (Hàn Quốc), Toray, Yazaky (Nhật Bản), Lioncore (Singapore)…

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)