Những hạn chế của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tạ

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 58)

2.5. Đánh giá về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng

2.5.2. Những hạn chế của hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài tạ

Quảng Ninh

Tác động tiêu cực rõ nhất của các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất ở Quảng Ninh là gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Nhiều doanh nghiệp FDI vi phạm về

bảo vệ mơi trường đã bị chính quyền tỉnh buộc phải đóng cửa, ngừng hoạt động vì khơng có những biện pháp xử lý ơ nhiễm môi trường do chất thải sinh ra trong quá trình sản xuất. Vấn đề mâu thuẫn giữa tăng trưởng sản xuất cơng nghiệp, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao với sự ở nhiễm môi trường do sản xuất gây ra vẫn là bài tốn nan giải đặt ra cho chính quyền tỉnh Quảng Ninh. Điều này lại đặc biệt rõ nét trong hoạt động thu hút các dự án FDI trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Hoạt động FDI chủ yếu được tiến hành trong lĩnh vực sản xuất cơng nghiệp, chất thải có nhiều thành phần độc hại, nếu khơng được xử lý và kiểm sốt chặt chẽ sẽ gây ra ơ nhiễm mơi trường, chi phí xã hội hiện tại và tương lai sẽ vô cùng lớn.

Mặc dù chưa có số liệu nghiên cứu tổng kết đánh giá thống kê cụ thể chứng minh mức độ ô nhiễm môi trường của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn, song thực tế cũng có thể nhận thấy rằng hoạt động của khu vực FDI cũng là một trong những nhân tố gây tác động tiêu cực tới mơi trường nói chung.

Ngồi những tác động gây ô nhiễm môi trường trực tiếp qua hoạt động sản xuất, việc chuyển giao công nghệ lạc hậu cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường, tuy mức độ ảnh hưởng không lớn nhưng cũng là vấn đề cần

29948 31256 33270 34147 36200 1243 1308 2014 877 2053 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2017 2018 2019 2020 2021

Tổng số lao động khu vực FDI

được quan tâm, trong đó đặc biệt chủ ý các ngành bia rượu, giấy bao bì, dệt may trình độ cơng nghệ thấp hơn trình độ chung của ngành.

Cơ sở hạ tầng không đồng đều ở các ngành và các thành phố - huyện, thị xã trên toàn tỉnh. Trong khi ở thành phố Hạ Long và Cẩm Phả gần như chiếm toàn bộ

số dự án FDI đầu tư vào thì những huyện cịn lại chưa thu hút được hoặc số dự án chỉ có 1 dự án. Với cùng hệ thống xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như diện tích mặt bằng cho xây dựng cơ sở hạ tầng có tương đồng, lượng dân số cho thị trường tiêu thụ dịch vụ đang ngày càng tăng lên. Đồng thời, thiếu những dự án có quy mơ chiều sâu, cơng nghệ cịn hạn chế.

Tỷ lệ các dự án vốn đầu tư thấp, quy mô nhỏ. Nhiều dự án mới dừng ở bước sản

xuất thô, gia công, sơ chế, công nghệ lạc hậu, dựa nhiều vào nguồn tài nguyên, nguồn lao động giá rẻ, hoặc tận dụng các lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí đắc địa, chính sách ưu đãi chung, mà chưa có các dự án chế biến sâu, cơng nghệ hiện đại để tạo giá trị gia tăng của sản phẩm; chưa thực sự khai thác được hết các lợi thế, tiềm năng đặc biệt là các dự án du lịch, trung tâm thương mại và khu công nghiệp.

Tỷ lệ chủ đầu tư từ các quốc gia lớn, có tiềm lực (Nhật, Mỹ, EU...) chưa nhiều.

Tỷ lệ vốn thực hiện trên tổng vốn đăng ký còn thấp so với một số địa phương khác. Nguyên nhân một phần do các dự án lớn mới cấp phép, đang trong quá trình chuẩn bị giải ngân làm thay đổi tỷ lệ. Trong số các dự án gặp vướng mắc khó khăn, nhiều dự án do những nguyên nhân khác nhau kéo dài không được giải quyết dứt điểm, triệt để gây lãng phí nguồn lực cho xã hội và ảnh hưởng tới môi trường đầu tư chung.

Vấn đề chuyển giao công nghệ, hiện tại tỉnh đang có một số dự án có chất lượng

cơng nghệ cao đầu tư vào các lĩnh vực chế biến chế tạo, dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Nhưng một số doanh nghiệp FDI chưa đủ khả năng hợp tác, đáp ứng nguyên liệu đầu vào cũng như cung cấp sản phẩm công nghiệp phụ trợ cho nhu cầu sản xuất của các nhà đầu tư. Nhiều sản phẩm đầu vào vẫn cịn phải nhập khẩu từ nước ngồi. Điều này làm cho hiệu ứng lan tỏa về cơng nghệ cịn nhiều hạn chế, chưa kích thích được nội tại nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH.

Nguồn nhân lực Quảng Ninh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Thiếu nhân lực chất lượng cao: chuyên gia, nghệ nhân, công nhân lành

nghề, cơng nhân kỹ thuật. Cịn có khoảng cách lớn về trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật giữa miền núi, nông thôn, hải đảo với thành thị. Năng suất lao động thấp so với một số tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức; công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và nguồn nhân lực khoa học cơng nghệ cịn thụ động. Cơ cấu ngành, nghề đào tạo lao động chưa đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế; chưa có sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động... bộ máy, biên

chế một số đơn vị, cơ quan cấp tỉnh và nguồn nhân lực cấp huyện, xã còn chưa tinh gọn, hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)