Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 60)

2.5. Đánh giá về tình hình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng

2.5.3.Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại

Thứ nhất, chính sách và thủ tục đầu tư chưa đồng bộ, thiếu nhất quán và chồng

chéo giữa hệ thống pháp luật đầu tư và các luật chuyên ngành. Chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn đối với các địa bàn vùng sâu, vùng xa của tỉnh. Một số chính sách ưu đãi đầu tư cho một số lĩnh vực nhưng không xác định rõ nguồn vốn thực hiện gây lúng túng trong quá trình triển khai thực hiện. Việc hoàn thiện pháp luật liên quan đến lĩnh vực FDI còn chậm so với q trình phát triển và hội nhập; cịn thiếu sự đồng bộ, thậm chí có mâu thuẫn giữa các Luật liên quan trong lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư với pháp luật chuyên ngành… do các văn bản này được ban hành tại nhiều thời điểm khác nhau và do các Bộ, ngành khác nhau soạn thảo. Việc phân cấp triệt để công tác cấp giấy phép. quản lý đầu tư cho các địa phương trong bối cảnh công tác quy hoạch lãnh thổ, ngành, lĩnh vực cịn thiếu và đang trong q trình xây dựng hồn thiện dẫn đến tình trạng mất cân đối trong thu hút FDI.

Thứ hai, xét trong khu vực lân cận, thành phố Hải Phòng đang nổi lên như là

một điểm sáng, điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngồi do có cơ sở hạ tầng đồng bộ: đường bộ (Quốc lộ 5B), đường biển (Cảng Lạch Huyện), đường hàng khơng (Sân bay Cát Bi), đường sắt (Hải Phịng – Hà Nội). Bên cạnh đó, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà Nam đều có khoảng cách địa lý khơng xa tới Hà Nội, cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện tạo thành chuỗi liên kết đầu tư. Đây được xem như là một thách thức rất lớn của tỉnh Quảng Ninh trong việc cạnh tranh với các tỉnh để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến với Quảng Ninh.

Thứ ba, các doanh nghiệp FDI thường tập trung đầu tư vào trong các KCN, nơi

có quy hoạch rõ ràng, cơ sở hạ tầng đầy đủ và tính ổn định cao. Trong khi đó, thực trạng phát triển KCN, KKT trên địa bàn tỉnh bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế. Các KCN, KKT chưa tương xứng với tiềm năng, thiếu tính quy mơ, hiện đại, bền vững, chưa đáp ứng được mong muốn của nhà đầu tư. Các KCN còn nhỏ lẻ, chưa được đầu tư hoàn chỉnh về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội.

Nhiều khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa đủ sức hấp dẫn về cơ chế chính sách so với các KCN tại các địa phương lân cận dẫn tới rất khó cạnh tranh trong thu hút đầu tư nước ngồi. Về cơng nghệ sản xuất, hiện nay nhiều doanh nghiệp FDI trên cả nước nói chung và trong KCN, KKT nói riêng sử dụng cơng nghệ trung bình của thế giới, số lượng dự án FDI sử dụng cơng nghệ cao cịn hạn chế. Đa số các dự án FDI chỉ có cơng nghệ trung bình, cho thấy các doanh nghiệp FDI chủ yếu tận dụng lợi thế lao động giá rẻ, đầu tư cơ sở sản xuất dưới dạng dây chuyền lắp ráp hoặc hoàn

Thứ tư, cơ chế phối hợp tham mưu giữa các sở, ngành của tỉnh và giữa các cơ

quan của tỉnh với cơ quan chức năng ở địa phương chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả tuy đã có nhiều chuyển biến tích cực nhưng nhận thức về công tác xúc tiến đầu tư của các ngành, các cấp còn nhiều bất cập, dè đặt khi thực hiện các thủ tục liên quan đến các dự án thu hút đầu tư sử dụng FDI, NGO, thậm chí đối với cả các dự án sử dụng vốn của nhà đầu tư trong nước. Công tác xúc tiến đầu tư tại chỗ (hỗ trợ các nhà đầu tư đang hoạt động) chưa phát huy được hiệu quả.

Cuối cùng, một khía cạnh khác phải nhắc tới là nguồn nhân lực của tỉnh, chất

lượng nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh chưa đáp ứng được yêu cầu của các nhà đầu tư. Tay nghề của đội ngũ lao động phổ thông không cao, chưa đạt sự khéo léo cần thiết. Số lượng các doanh nghiệp tư nhân trong và ngồi nước cịn hạn chế, chưa thu hút được đội ngũ lao động tri thức. Các tỉnh lân cận như Hải Phịng, Hải Dương, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc có lợi thế hơn, nguồn lao động chất lượng và dồi dào hơn. Quảng Ninh lại là tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh, tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, có mức thu nhập bình qn đầu người cao so với các tỉnh thành khác trong cả nước nên không đủ sức hấp dẫn đối người với nhiều nhà đầu tư nước ngồi về nguồn lao động giá rẻ. Cơng tác quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực còn hạn chế. Hệ thống các trường đào tạo thiếu các cơ sở đào tạo chất lượng cao. Cơ chế, chính sách thu hút nguồn lực từ bên ngồi, thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Ninh và môi trường làm việc ở các địa phương, đơn vị chưa đủ sức cạnh tranh, chưa thực sự hấp dẫn để thu hút lao động chất lượng cao.

Chương 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO TỈNH QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN 2022 – 2030

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (fdi) vào tỉnh quảng ninh (Trang 58 - 60)