và hành động, kiên trì thực hiện thành cơng phương châm “3 trước, 4 tại chỗ” cùng với dự phịng, tích cực, chủ động, từ xa, từ sớm, từ cơ sở trong cơng tác phịng chống dịch bệnh.
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh Quảng Ninh Quảng Ninh
2.2.1. Nhóm các nhân tố kinh tế
❖ Nhân tố thị trường
Quảng Ninh được ví như một Việt Nam thu nhỏ, là một trọng điểm kinh tế, một đầu tàu của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Quảng Ninh hội tụ những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội với các chức năng phát triển lớn cả về nông nghiệp, thủy sản; công nghiệp và dịch vụ - du lịch - thương mại… Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ, trên biển và trên không với Trung Quốc; là cửa ngõ giao thương quan trọng và sôi động nhất của Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN.
❖ Nhân tố lợi nhuận
Mục tiêu của các chủ đầu tư, đặc biệt là các chủ đầu tư tư nhân khi tiến hành đầu tư là nhằm thu lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Quảng Ninh là một trong những tỉnh thành trên cả nước thu hút nhiều các dự án FDI với lợi nhuận cao chỉ trong một thời gián ngắn. Điển hình vào tháng 3/2021, Cơng ty Jinko Solar - một trong những nhà sản xuất tấm quang điện hàng đầu thế giới đã đầu tư gần 500 triệu USD vào Khu công nghiệp Sông Khoai (TX Quảng Yên) để triển khai dự án tế bào quang điện Jinko Solar PV Việt Nam. Chưa đầy 6 tháng, doanh nghiệp này tiếp tục được trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án thứ hai là Dự án công nghệ tấm Silic Jinko Solar Việt Nam, với số vốn hơn 365 triệu USD. Sau khi đi vào hoạt động, dự án có doanh thu bình qn năm hơn 25 nghìn tỷ đồng.
❖ Nhân tố chi phí
Chi phí về lao động thường được xem là một trong số những nhân tố quan trọng nhất khi nhà đầu tư đưa ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh chưa đáp ứng được các yêu cầu của nhà đầu tư. Đội ngũ cán bộ và lao động
chưa có năng lực chun mơn, kỹ thuật cao. Bên cạnh đó, mức thu nhập bình qn đầu người của tỉnh khá cao so với các tỉnh khác. Vì vậy, đối với các nhà đầu tư mong muốn một nguồn lao động giá rẻ, chất lượng cao thì tỉnh Quảng Ninh chưa thực sự đủ sức hấp dẫn.
2.2.2. Nhóm các nhân tố thuộc mơi trường kinh doanh
❖ Nguồn nhân lực
Lực lượng tham gia hoạt động kinh tế hơn 700.000 người, lao động trong tuổi lao động chiếm khoảng 91% so với lực lượng lao động. Lực lượng lao động trẻ và tập trung nhiều hơn ở khu vực đô thị, đồng bằng (75%). Đây là nguồn lực quan trọng góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Nguồn lao động Quảng Ninh chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới. Thiếu nhân lực chất lượng cao: chuyên gia, nghệ nhân, công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật. Bên cạnh đó, cịn có khoảng cách lớn về trình độ học vấn, chun mơn kỹ thuật giữa miền núi, nông thôn, hải đảo với thành thị. Năng suất lao động thấp so với một số tỉnh Bắc Trung Bộ. Chưa có sự gắn kết giữa đào tạo và sử dụng lao động, cơng tác đào tạo nguồn nhân lực cịn nhiều hạn chế, thụ động.
❖ Vị trí địa lý – Tài nguyên thiên nhiên
Quảng Ninh là một tỉnh ở địa đầu phía đơng bắc Việt Nam. Quảng Ninh có biên giới quốc gia và hải phận giáp giới Trung Quốc. Phía đơng giáp vịnh Bắc Bộ; phía tây giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, Hải Dương; phía nam giáp Hải Phịng. Đường bờ biển dài 250km. Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ, trên biển và trên không với Trung Quốc; là cửa ngõ giao thương quan trọng và sôi động nhất của Việt Nam với Trung Quốc và ASEAN
Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ảnh hưởng bởi hồn lưu gió mùa Đơng Nam Á nên khí hậu bị phân hố thành hai mùa: mùa hạ nóng ẩm với mùa mưa, mùa đơng lạnh với mùa khơ.
Về nhiệt độ: được xác định có mùa đơng lạnh, nhiệt độ khơng khí trung bình ổn định dưới 20oC. Mùa nóng có nhiệt độ trung bình ổn định trên 25oC.
Về lượng mưa: theo quy ước chung, thời kỳ có lượng mưa ổn định trên 100mm là mùa mưa; cịn mùa khơ là mùa có lượng mưa tháng ổn định dưới 100mm.
❖ Cơ chế chính sách
Tuy có nhiều yếu tố thuận lợi về điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng… nhưng các chính sách và thủ tục đầu tư tại tỉnh Quảng Ninh chưa có sự đồng nhất và rườm rà. Các chính sách ưu đãi đầu tư chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Một số các vùng sâu, vùng xa của tỉnh tuy có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng lại ít các dự án FDI.
2.2.3. Nhóm các nhân tố thuộc cơ sở hạ tầng
❖ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Bằng những nỗ lực không ngừng, đến nay Quảng Ninh đã có hệ thống kết cấu hạ tầng đơ thị được hồn thiện theo hướng đồng bộ, hiện đại, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Hiện tỉnh có 13 đơ thị, với tỷ lệ đơ thị hóa năm 2021 là 64,44%, là một trong 5 địa phương có tỷ lệ đơ thị hóa cao nhất cả nước.
Trong phát triển hạ tầng giao thông, Quảng Ninh mạnh dạn đi đầu thực hiện thành công phương thức huy động nguồn lực đầu tư theo hình thức đối tác cơng - tư (PPP) để đầu tư cho hạ tầng giao thơng. Nhiều cơng trình trọng điểm đẩy mạnh liên kết vùng và hợp tác quốc tế, như cầu Bạch Đằng, đường cao tốc Hải Phòng - Hạ Long – Vân Đồn dài 120 km, Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, đường nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng với KCN Nam Tiền Phong…
Về hạ tầng du lịch, tồn tỉnh hiện có gần 1000 cơ sở lưu trú du lịch; trong đó có hơn 100 cơ sở được xếp hạng từ 1 - 5 sao, trên 500 tàu du lịch các loại. Một số dự án lớn được đầu tư nhanh chóng đưa vào khai thác, phát huy hiệu quả như: Khu nghỉ dưỡng Vinpearl Hạ Long, Công viên Đại Dương…
Tỉnh cũng dành nguồn lực đầu tư hạ tầng kỹ thuật, như đưa điện đến các xã, thôn, bản, đảo. Đến nay, Quảng Ninh đã phủ kín điện lưới quốc gia đến 100% các thôn, khe, bản của tỉnh, với nguồn lực đầu tư khoảng 2.600 tỷ đồng. Một số đô thị lớn như Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, ng Bí được chỉnh trang đồng bộ, văn minh, hiện đại, sáng - xanh - sạch - đẹp - an tồn, hướng tới mơ hình đơ thị thơng minh.
❖ Cơ sở hạ tầng xã hội
Tại Quảng Ninh, hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe cho người dân được các ban lãnh đạo tỉnh luôn đặt lên hàng đầu. Các trung tâm y tế, bệnh viện đều có chất lượng tốt về cả vật chất và trình độ chun mơn. Trước tình hình diễn biến COVID- 19, Quảng Ninh là tỉnh triển khai tiêm vắc xin cho tất cả người dân trong tỉnh trong thời gian sớm nhất. Số lượng người dân đã hoàn thành tiêm mũi 3 đạt 80% cho đến tháng 2/2022. Đồng thời, Quảng Ninh cũng là địa phương đầu tiên triển khai tiêm vắc xin Covid cho trẻ 5 đến dưới 12 tuổi.
Hệ thống giáo dục và đào tạo tại Quảng Ninh được phát triển tồn diện. Cùng với đó, chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục ngày càng được nâng cao với 100% cán bộ, giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Các hoạt động giáo dục dạy nghề, giáo dục thường xun, giáo dục dân tộc, học sinh có hồn cảnh khó khăn ngày càng được quan tâm thực hiện. Quảng Ninh cũng được biết đến là địa điểm du lịch nổi tiếng, thu hút số lượng khách du lịch trên khắp cả trong và ngoài nước.
Các khu du lịch và khu vui chơi giải trí được nâng cao chất lượng và mở rộng, nhiều sản phẩm và loại hình du lịch mới đã được đưa vào khai thác và có kết quả tích cực.
❖ Hệ thống chính trị, pháp luật
Trong 10 năm trở lại đây, Quảng Ninh đã có nhiều chủ trương, nghị quyết, chính sách, cơ chế về xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị và chỉ đạo thực hiện. Nhờ đó, tổ chức Đảng, Nhà nước, MTTQ và các đồn thể chính trị - xã hội sắp xếp chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ công tác của các tổ chức trong hệ thống chính trị được phân định, điều chỉnh hợp lý hơn; đảm bảo vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Tỉnh cũng tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý và nâng cao chất lượng. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng các chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX); chỉ số cải cách hành chính (PCI) và chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính cơng (PAPI).